Tiêu hóa kém do thói quen từ thời bao cấp
Nhiều người vẫn giữ thói quen “tiếc của” từ thời bao cấp, hay hâm đi hâm lại những thức ăn cũ đã được nấu nhiều ngày trước đó khiến cho thức ăn bị nhiễm khuẩn, khi ăn vào dễ dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
Bà Lương Thị San, ở thôn Phù Lôi, Thuận Thành, Phổ Yên, Thái Nguyên năm nay đã ở vào cái tuổi thất thập xưa nay hiếm nhưng nhìn bà vẫn đẹp phúc hậu, da hồng hào khỏe mạnh. Hỏi bí quyết giữ gìn sức khỏe, bà chân thành chia sẻ: Tôi chẳng có bí quyết gì cao siêu chỉ thường xuyên tập luyện thái cực quyền, ngồi thiền và luôn giữ tinh thần vui vẻ.
Thời bao cấp, ông bà đều là công nhân viên chức nhà nước, cuộc sống khá eo hẹp nhưng nhờ biết “thắt lưng buộc bụng” nên đã nuôi được 3 người con trưởng thành. Anh con trai duy nhất là giám đốc công ty in ấn có Bắc, 2 cô con gái đều có “của ăn của để”, cháu chắt nội ngoại học hành giỏi giang nên giờ ông bà chỉ yên tâm hưởng tuổi già.
Câu chuyện của bà cụ 75 tuổi
Với bản tính chắt chiu từ thời bao cấp nên khi kinh tế đã đầy đủ bà San vẫn rất tiết kiệm. Hoa quả bị hỏng một tí, bà cắt phần hỏng rồi ăn chứ không vứt bỏ, thức ăn không hết thì bữa sau hâm nóng ăn lại… Người già bộ máy tiêu hóa kém đi nhưng do vẫn giữ thói quen ăn uống ấy nên gần đây bà San rất hay bị đi ngoài. Bà kể: “Lỡ ăn món gì cũ hoặc tiếc mà ăn cố là bị đi ngoài ngay, đi bằng hết thì thôi”.
Video đang HOT
Thức ăn hâm đi hâm lại dễ bị nhiễm khuẩn
Mỗi lần bị như vậy, bà lại uống thuốc, nếu chưa khỏi thì mua thuốc kháng sinh đường ruột về uống. Bà nói vui: “Uống thuốc khoảng 3 đến 5 ngày thì giảm đi ngoài nhưng bộ máy tiêu hóa kém đi rõ rệt, ăn không tiêu, lại hay đầy chướng bụng nữa”. Cuối tuần cô cháu ngoại về chơi nghe bà kể vừa bị đi ngoài thì đưa ngay cho bà 1 vỉ Tiêu hóa Tâm Bình và bảo: “Bà uống đi, cháu hay phải đi công tác xa nên luôn phải phòng thân bằng cái này”. Bà lấy 3 viên uống thì thấy hết đi ngoài luôn. Uống trong 2 ngày phân đi thành khuôn bình thường. Quá vui vì hết bệnh, bà San đi khoe khắp làng: “Viên Tiêu hóa Tâm Bình uống không bị đắng mồm mà hiệu quả thật, uống một đợt là thấy ăn ngon tiêu hóa tốt hơn hẳn”.
Cách điều trị đơn giản nhưng hiệu quả
Bác sỹ Trần Thị Minh Phương, nguyên Phó Trưởng khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Mỗi ngày có hàng chục bệnh nhân tìm đến khám và chữa bệnh về rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên mỗi bệnh nhân, chúng tôi có những phác đồ điều trị khác nhau. Những bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa thông thường, chúng tôi đều kê đơn chủ yếu là thuốc đông y về nhà uống.
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đông y điều trị rối loạn tiêu hóa nhưng theo phản hồi từ người bệnh thì sản phẩm Viên Tiêu hóa Tâm Bình làm giảm nhanh đau bụng, đi ngoài, đặc biệt hiệu quả trong những trường hợp ngộ độc thức ăn, đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy cấp. Trong thành phần của Tiêu hóa Tâm Bình có nhiều vị thuốc quý mà dân gian hay dùng trong bệnh lý đường tiêu hóa như: Hoàng liên, Hoài sơn, Trần bì, Sa nhân, Mộc hương, Nhục đậu khấu, Sơn tra, Mạch nha… vừa có công dụng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa vừa kiện tỳ bổ vị, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon tiêu hóa tốt.
Để điều trị chứng rối loạn tiêu hóa hiệu quả nhất, người bệnh ngoài dùng sản phẩm Tiêu hóa Tâm Bình nên kết hợp với chế độ ăn uống đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh ăn thức ăn ôi thiu, đặc biệt nên từ bỏ những thói quen có hại cho đường tiêu hóa như ăn cố vì tiếc của.
Theo Đức Tâm (An ninh thủ đô)
Phân biệt cảm cúm nặng, nhẹ để biết cách phòng tránh
Khi trời bắt đầu trở lạnh cũng chính là lúc các virút cảm cúm có cơ hội phát triển. Không có ít người vẫn chỉ nghĩ cảm cúm là một bệnh xoàng chỉ cần dùng vài viên thuốc trị cảm là giải quyết xong vấn đề. Song, sự thật về cảm cúm không đơn giản như thế...
Một trong những nội dung tập huấn quan trọng của chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng "Bác sĩ tại gia" lần lượt diễn ra tại 13 tỉnh thành phố trong cả nước là phân biệt cảm cúng nặng và nhẹ vì nó có những triệu chứng tương tự nhau nên rất dễ gây nhầm lẫn.
Chương trình "Bác sỹ tại gia" giúp người dân phân biệt được các triệu chứng cảm cúm và cách điều trị
Theo các chuyên gia tư vấn của chương trình, nếu cảm nhẹ (hay còn gọi là cảm lạnh), cơ thể sẽ có 3 triệu chứng thường gặp nhất là: hắt hơi, sổ mũi (hoặc nghẹt mũi); đau đầu và có thể kèm sốt nhẹ hoặc nhức mình mẩy... Nguyên nhân gây ra cảm nhẹ là do cơ thể có sức đề kháng kém nên sẽ dễ bị nhiễm các siêu vi trùng có trong không khí trong mùa cảm cúm. Cần hạn chế tránh với người bệnh và rửa tay đúng cách để tránh bị lây nhiễm.
Trong khi đó, người mắc cảm nặng (cảm cúm) sẽ có 6 triệu chứng thường gặp nhất là: sốt cao kèm đau nhức mệt mỏi toàn thân; ho; đau họng; hắt hơi; nghẹt mũi; sổ mũi. Nguyên nhân gây bệnh do virus cúm truyền từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp, hơi thở, nước mũi. Khi xác định bị cảm cúm nặng nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.
Lý do cần phải lưu ý 2 loại cảm nhẹ và nặng là vì thuốc cảm là thuốc không kê toa nên đang có tình trạng: người muốn mua cứ mua, người bán cứ bán. Cả 2 đối tượng đều bỏ qua giai đoạn tìm hiểu và gọi tên bệnh cho đúng để dùng đúng thuốc điều trị cho hiệu quả. Nếu người cảm nhẹ mà dùng các loại thuốc trị cảm liều mạnh rất dễ dẫn đến tình trạng ngà ngật, buồn ngủ thiếu tỉnh táo ảnh hưởng đến công việc sinh hoạt hằng ngày. Ngược lại, nếu người bị cảm nặng nhưng lại dùng thuốc điều trị cảm nhẹ sẽ không dứt được bệnh làm cho bệnh kéo dài lâu ngày dễ dẫn đến bội nhiễm thậm chí viêm phổi rất nguy hiểm.
"Bác sỹ tại gia" là chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khởi xướng và được tài trợ bởi Công Ty GlaxoSmithKline - nhãn hàng Thuốc Panadol cảm cúm Extra.
Nội dung lớp tập huấn nêu ra thông điệp rất đơn giản giữa cảm nhẹ và cảm nặng khi dùng các con số 3 & 6 để phân biệt triệu chứng cảm cúm nhẹ & cảm cúm nặng. Thông điệp khẳng định dùng thuốc 3 thành phần trị cảm nhẹ và 6 thành phần trị cảm nặng. Việc này cũng giúp ích cho các chị em xử lý bệnh cảm ngay tại nhà trước khi phải đến các cơ sở y tế tuyến trên.
Bằng Linh
Theo Dân trí
Các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ và cách điều trị GS TS Trần Lê Linh Phương, trưởng Phân khoa Niệu, BV ĐH Y dược, Phó chủ nhiệm khoa Tiết niệu, ĐH Y dược TPHCM, vừa có những tư vấn về các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ và cách điều trị. Theo PGS TS Linh Phương, các rối loạn đi tiểu ở phụ nữ gồm có: tiểu gấp, tiểu nhiều lần, tiểu...