Tiểu hành tinh mang tên ‘thần hỗn loạn’, to bằng du thuyền sắp ghé thăm Trái đất
Châu Âu dự kiến sẽ “cử” tàu vũ trụ theo sát tiểu hành tinh này khi nó ghé thăm Trái đất.
Theo CNN, tiểu hành tinh Apophis có kích thước bằng một chiếc du thuyền sẽ ghé thăm Trái đất ở khoảng cách 32.000 km vào ngày 13/4/2029. Trước việc này, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) đã thông báo rằng tàu vũ trụ Ramses mới của họ có thể sẽ được cử đi giám sát tiểu hành tinh này khi nó sượt qua hành tinh chúng ta.
Apophis là tên của vị thần đại diện cho bóng tối và hỗn loạn trong thần thoại Ai Cập, có hình hài một con mãng xà lớn. Vị thần này là kẻ thù lớn nhất của Ra – thần Mặt trời và ánh sáng. Trong khi đó, Ramses cũng là một cái tên mang nguồn gốc Ai Cập, có nghĩa “con của Ra” và nổi tiếng nhất bởi việc được mang bởi 11 vị Pharaoh thời kỳ Tân vương quốc.
Tiểu hành tinh có kích thước 375 mét sẽ đến gần hành tinh của chúng ta hơn các vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo của nó và gần gấp 10 lần so với mặt trăng. Apophis dự kiến bay gần Trái đất đến mức khoảng 2 tỷ người sống trên hầu hết Châu Âu, Châu Phi và một phần Châu Á có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Ảnh mô phỏng tàu vũ trụ Ramses “hộ tống” tiểu hành tinh Apophis khi nó bay sượt qua Trái đất. (Ảnh: ESA)
Theo cơ quan trên, để đến gần Apophis vào tháng 2/2029, Ramses phải phóng vào tháng 4/2028. Công việc chuẩn bị đã bắt đầu cho sứ mệnh, sử dụng các nguồn lực hiện có. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng về việc cam kết thực hiện sứ mệnh sẽ diễn ra tại cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng của ESA vào tháng 11/2025.
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2004, Apophis được cho là có hình dạng giống hạt đậu phộng. Ban đầu, các nhà thiên văn học lo ngại rằng tiểu hành tinh có thể tác động đến Trái đất vào năm 2029 và 2068, nhưng những quan sát sau đó đã loại trừ mọi nguy cơ Apophis gây ra mối đe dọa cho Trái đất trong thế kỷ tới, theo Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất của NASA.
Các nhà khoa học tại trung tâm sử dụng radar và kính viễn vọng để nghiên cứu các vật thể gần Trái đất và tìm hiểu những mối nguy hiểm mà chúng có thể gây ra cho hành tinh. Họ duy trì một danh sách rủi ro, theo dõi các tiểu hành tinh có quỹ đạo đến gần đủ gây mức đe dọa tác động lên thế giới.
Mặc dù Apophis hiện không gây nguy hiểm gì nhưng việc bay ngang qua lại Trái đất mang đến một cơ hội hiếm có cho công việc nghiên cứu. Các nhà thiên văn học cho rằng cứ 5.000 đến 10.000 năm lại có một tiểu hành tinh lớn tương đương đến gần Trái đất như vậy.
Radar hệ mặt trời Goldstone, một phần của Mạng lưới không gian sâu của NASA, đã thực hiện những quan sát này về tiểu hành tinh 2024 MK rộng 150 mét được phát hiện gần đây. Tiểu hành tinh này đã tiến gần Trái đất 295.000 km vào hôm 29/6.
ESA và NASA có kế hoạch tận dụng sự kiện vũ trụ độc đáo này để nâng cao hiểu biết của chúng ta về những gì xảy ra khi đá không gian tương tác với lực hấp dẫn của Trái đất bằng cách nghiên cứu Apophis từ vị trí thuận lợi gần nhất có thể. Mỗi cơ quan sẽ cử một tàu vũ trụ bay ngang qua và theo dõi tiểu hành tinh.
Patrick Michel, nhà vật lý thiên văn và giám đốc của Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia ở Pháp cho biết: ” Vẫn còn rất nhiều điều chúng ta chưa hiểu về các tiểu hành tinh, và cho đến nay, chúng tôi đã phải đi sâu vào Hệ Mặt trời để nghiên cứu chúng và tự mình thực hiện các thí nghiệm để tương tác với bề mặt của chúng. Lần đầu tiên, thiên nhiên mang một tiểu hành tinh đến và tự mình tiến hành thí nghiệm cho chúng ta “.
Rạng sáng nay, 'quả núi' ngoài hành tinh áp sát Trái Đất
Vật thể ngoài hành tinh to bằng quả núi, thuộc nhóm 'có khả năng gây nguy hiểm' vừa có cuộc đối đầu cự ly gần với Trái Đất rạng sáng 28-6.
Theo Science Alert, hai vật thể ngoài hành tinh "có khả năng gây nguy hiểm" sẽ liên tiếp áp sát Trái Đất trong những ngày cuối tháng 6. Trong đó, vật thể đầu tiên là (415029) 2011 UL21 vừa sượt qua địa cầu.
Hai mối đe dọa ngoài hành tinh sẽ liên tiếp đến gần địa cầu - Ảnh AI: Anh Thư
(415029) 2011 UL21 là là một trong những tiểu hành tinh lớn nhất đe dọa Trái Đất. Rất may, lần này nó chỉ lướt qua ở cự ly gần chứ không gây ra một vụ va chạm.
Vào lúc 20 giờ 16 phút ngày 27-6 theo giờ UTC, tức 3 giờ 16 phút rạng sáng 28-6 theo giờ Việt Nam, tiểu hành tinh khổng lồ này vừa sượt qua ở khoảng cách gần nhất là 6,6 triệu km.
Đó là một khoảng cách gần trong thiên văn học và sẽ không phải lần cuối cùng "kẻ đe dọa" này viếng thăm hành tinh của chúng ta.
Quỹ đạo của "quả núi" ngoài hành tinh (hình bầu dục lớn màu vàng) cắt ngang quỹ đạo nhiều hành tinh trong Thái Dương hệ - Ảnh: DỰ ÁN KÍNH VIỄN VỌNG ẢO
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), (415029) 2011 UL21 to bằng một quả núi, với đường kính ít nhất là gần 2 km. Cứ 10 năm sẽ có một vật thể to cỡ này tiến gần Trái Đất.
Các ước tính cho thấy nếu vật thể này lao vào Trái Đất, nó sẽ gây ra thiệt hại trên quy mô lục địa và có khả năng tạo ra đủ đá bụi để gây ra những thay đổi khí hậu đáng kể trong nhiều năm.
Trong khi đó, tiểu hành tinh thứ 2 mang tên 2024 MK, dự kiến tiếp cận ngày 29-6.
Tiểu hành tinh này nhỏ hơn nhiều với đường kính khoảng 119-270 m, nhưng sẽ sáng hơn nhiều do tiếp cận ở khoảng cách chỉ 290.000 km, bằng 77% khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất.
Thời điểm 2024 MK đến gần địa cầu nhất dự kiến là 13 giờ 46 phút ngày 29-6 theo giờ UTC, tương ứng với 20 giờ 46 phút tối cùng ngày theo giờ Việt Nam.
Cả hai tiểu hành tinh đều sẽ được các cơ quan vũ trụ hàng đầu thế giới - bao gồm NASA và ESA - theo dõi chặt chẽ trong nhiều năm tiếp theo.
Đáp xuống hành tinh này, tàu vũ trụ dễ bị tấn công Hành tinh mà nhân loại đang hy vọng đặt chân đến nhất có thể là một miền đất vô cùng "xui xẻo". Theo Live Science, các nhà khoa học đã khám phá hơn 33.000 vật thể có thể áp sát địa cầu và có xác suất gây nguy hiểm vào thời điểm nào đó trong tương lai - điều thúc đẩy các cơ...