Tiểu hành tinh ‘hung hăng’ nhất hệ Mặt Trời
Pallas có vô số miệng hố khổng lồ trên bề mặt do va chạm với các hành tinh khác, khiến nó vênh lên như hình quả bóng golf độ phân giải thấp.
Pallas có đường kính 512 km là tiểu hành tinh lớn thứ ba trong vành đai các tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc, chiếm khoảng 7% tổng khối lượng của khu vực. Khi Pallas được phát hiện vào năm 1802 bởi nhà thiên văn học người Đức là Heinrich Wilhelm Matthus Olbers, nó chỉ là tiểu hành tinh thứ hai từng được tìm thấy. Ban đầu, Pallas được phân loại là một hành tinh riêng biệt.
Các nhà khoa học nhận định Pallas có một đường đi kỳ lạ trong không gian. Nó lao vào rồi lại bay ra khỏi vành đai quỹ đạo chính khi đi theo một đường bay xung quanh Mặt Trời, quỹ đạo này cũng lệch rất nhiều so với các quỹ đạo của những tiểu hành tinh khác. Pallas có thể bay lên phía Bắc và phía Nam, phía trên và bên dưới mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất hoặc bay xung quanh Mặt Trời. Đáng chú ý, Pallas có rất nhiều vật thể nhỏ bay bám theo.
Hai góc chụp của Pallas cho thấy bề mặt có vô số miệng hố do va chạm. Ảnh: Viện công nghệ Massachusetts
Nhà thiên văn học Michal Marsset làm việc tại phòng nghiên cứu khoa học khí quyển Trái Đất thuộc Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ), tác giả chính của một bài báo mô tả các hình ảnh: “Từ những hình ảnh này, chúng ta có thể nói rằng Pallas là vật thể nguy hiểm nhất nằm trong vành đai tiểu hành tinh”. Các nhà nghiên cứu cho biết, các tiểu hành tinh trong vành đai này di chuyển rất nhanh, chúng cũng có xu hướng quỹ đạo rất giống nhau. Khi những tảng đá không gian này va vào nhau, các vụ va chạm có thể là thảm họa, tạo ra các miệng hố khổng lồ.
Nó giống như lái một chiếc xe tải ở tốc độ gần 130 km/h trên đường cao tốc rồi va vào một một chiếc xe khác cũng đang lao đi với vận tốc 132 km/h. Vụ va chạm này sẽ tạo ra một số thiệt hại nhưng nếu hai tài xế vẫn giữ vững tay lái để kiểm soát chiếc xe của mình thì hậu quả sẽ được giảm thiểu. Giống như thế, các vật thể trong vành đai tiểu hành tinh thường có rất nhiều miệng hố do va chạm. Pallas thì có vô số miệng hố khổng lồ.
Video đang HOT
Khi Pallas đi qua một khu vực, nó giống như việc một đoàn tàu chở hàng lao trên đường cao tốc với tốc độ cao, va chạm rồi làm nổ tung những chiếc xe hơi khác thành những mảnh thép và nhựa. Sau đó nó tiếp tục di chuyển trên quỹ đạo điên rồ của mình và không bị cản trở nhờ động lực khổng lồ của chính nó. Quá trình này đã diễn ra hàng tỷ năm, xuất hiện hai lần mỗi khi Pallas quay quanh Mặt Trời. Hậu quả là tạo ra một tiểu hành tinh bị vênh lên đến nỗi trông giống như hình ảnh một quả bóng golf có độ phân giải thấp.
Pallas đã trải qua va chạm nhiều gấp hai đến ba lần so với Ceres và Vesta, hai vật thể lớn nhất trong vành đai tiểu hành tinh. “Quỹ đạo nghiêng của nó là một lời giải thích đơn giản cho bề mặt rất kỳ lạ mà chúng ta không nhìn thấy trên một trong hai tiểu hành tinh kia”, Marsset nói.
Các hình ảnh chụp bằng thiết bị SPHERE tại đài thiên văn Very Large Telescope ở Chile cho thấy Pallas có ít nhất 36 hố có đường kính hơn 30 km và rộng 400 km. Miệng hố va chạm trên đường xích đạo của tiểu hành tinh có thể do va chạm với một vật thể rộng 40 km. Pallas cũng có một điểm sáng trên bán cầu nam của nó mà các nhà nghiên cứu nghi ngờ có thể là một mỏ muối lớn.
An Phạm
Sao Diêm Vương có phải là một hành tinh không?
Sao Diêm Vương là một trong hàng trăm nghìn tiểu hành tinh băng giá (được gọi là các vật thể trong vành đai Kuiper) quay xung quanh Mặt Trời và ở xa Mặt Trời hơn cả sao Hải Vương.
Nhưng trong một thời gian 76 năm, sao Diêm Vương từng được coi là hành tinh thứ chín của hệ mặt trời.
Sao Diêm Vương được nhà thiên văn học người Mỹ, ông Clyde Tombaugh, phát hiện ra vào năm 1930. Và mãi đến năm 1992, các nhà thiên văn học mới phát hiện ra thêm vật thể thứ hai của vành đai Kuiper. Vì thế suốt một thời gian dài, sao Diêm Vương được coi là vật thể duy nhất ở cách xa Mặt Trời của chúng ta hơn cả sao Hải Vương và đương nhiên là một hành tinh.
Kính viễn vọng lớn hơn
Càng ngày chúng ta càng có những chiếc kính viễn vọng to hơn và tốt hơn, vì thế chúng ta có thể chụp được những bức ảnh rõ nét hơn của các vật thể xa xôi như sao Diêm Vương. Nhờ đó các nhà thiên văn học bắt đầu nghi ngờ rằng sao Diêm Vương bé nhỏ hơn rất nhiều so với các hành tinh khác. Vào khoảng thời gian tìm thấy vật thể thứ hai trong vành đai Kuiper, các nhà thiên văn học đã biết rằng sao Diêm Vương thậm chí còn nhỏ hơn cả Mặt Trăng, nhưng vì sao Diêm Vương đã được gọi là hành tinh trong thời gian rất dài rồi nên nó vẫn được coi là nằm trong nhóm hành tinh.
Các nhà thiên văn học cũng đã biết quỹ đạo của sao Diêm Vương cắt quỹ đạo của sao Hải Vương, trong khi không một hành tinh nào khác lại cắt quỹ đạo của nhau. Vậy vì sao quỹ đạo của sao Diêm Vương lại khác biệt như vậy?
Trong vài năm tiếp theo đó, hàng chục rồi hàng trăm vật thể trong vành đai Kuiper được phát hiện ra và cuối cùng đến năm 2005, nhà thiên văn học tên là Mike Brown đã tìm ra tiểu hành tinh Eris. Eris cũng vẫn còn lớn hơn sao Diêm Vương.
Quyết định về các hành tinh
Hiện nay các nhà thiên văn học đang đứng trước một quyết định: Cả Eris và sao Diêm Vương đều là hành tinh chăng? Thế còn tất cả những vật thể trong vành đai Kuiper mà nhỏ hơn sao Diêm Vương một chút thì sao, chúng cũng là các hành tinh ư? Phải cần có bao nhiêu cái tên để đặt cho các hành tinh để cho mọi người nhớ được?
Vào năm 2006, các nhà thiên văn học của Liên hiệp hội Thiên văn học quốc tế đã họp lại và bỏ phiếu quyết định có tiếp tục gọi sao Diêm Vương là hành tinh thứ chín nữa không. Nhiều nhà thiên văn học rất yêu thích sao Diêm Vương thì cho rằng sao Diêm Vương là một "cậu em nhỏ" trong hệ mặt trời của chúng ta và miễn cưỡng phải loại sao Diêm Vương ra khỏi "câu lạc bộ hành tinh". Nhưng nhiều nhà thiên văn học khác thì cho rằng chúng ta đã mắc lỗi khi gọi sao Diêm Vương là hành tinh, mà lẽ ra ngay từ đầu phải gọi nó là một vật thể trong vành đai Kuiper.
Và họ đã đi đến một ý kiến thống nhất.
Sao Diêm Vương không còn là một hành tinh nữa, thay vào đó nó được xếp vào một loại vật thể mới được đặt tên, đó là "các hành tinh lùn".
Hành tinh lùn
Các hành tinh lùn có kích thước đủ lớn để trọng lượng của chúng kéo chúng thành hình cầu giống như một hành tinh, như vậy chúng không còn ở hình dáng kì quặc như củ khoai tây chẳng hạn, như nhiều tiểu hành tinh nhỏ. Cũng có khi có những vật thể kích thước tương đương như vậy bay qua quỹ đạo của các hành tinh lùn, trong khi không có tình trạng như vậy đối với các hành tinh vì hành tinh có trọng lượng đủ lớn để gạt bỏ các vật thể ở gần quỹ đạo của nó.
Có một hành tinh lùn trong vành đai các tiểu hành tinh, đó là hành tinh lùn Ceres và một số tiểu hành tinh được biết đến trong vành đai Kuiper, như là sao Diêm Vương chẳng hạn. Và rất có thể trong tương lai các nhà thiên văn học sẽ còn phát hiện ra thêm các hành tinh lùn khác nữa.
Như vậy, chúng ta có thể thấy lý do mà nhiều quyển sách gọi sao Diêm Vương là hành tinh chính là vì trong 76 năm (từ khi phát hiện ra vào năm 1930 đến khi các nhà thiên văn học biểu quyết xếp loại nó vào năm 2006) thì nó là hành tinh. Những người nào đến nay đã trên 30 tuổi thì có đến nửa cuộc đời cho rằng sao Diêm Vương là một hành tinh.
Vào năm 2015, tàu thám hiểm vũ trụ Chân Trời Mới (New Horizons) của Mỹ đã bay qua sao Diêm Vương và chụp được những bức ảnh có độ phân giải cao nhất từ trước đến nay của hành tinh lùn này. Những hình ảnh tuyệt vời này cho chúng ta thấy sao Diêm Vương là một thế giới đầy núi, băng, hố va chạm và lớp khí quyển mỏng. Nó không còn được gọi là hành tinh nữa, nhưng nó là một hành tinh lùn rất được yêu thích trong vành đai Kuiper.
Phạm Hường
Giả thuyết mới về vật thể liên sao Oumuamua - 'vị khách vũ trụ' đầu tiên đến từ ngoài Hệ Mặt trời có thể có lịch sử nguồn gốc rất dữ dội. Giả thuyết mới nhất về sự hình thành vật thể liên sao này không nhắc đến sự tham gia của nền văn minh tiềm tàng ngoài Trái đất. Mô phỏng máy tính cho thấy Oumuamua có thể hình thành...