Tiêu gần hết tài sản, phu nhân nhà giàu lên truyền hình khóc lóc mong cộng đồng mạng góp tiền cho con đi du học Mỹ
Chuyện phu nhân nhà giàu tiêu gần hết tài sản được chồng giàu chia khi ly hôn rồi lên truyền hình khóc lóc cầu cứu, xin tiền cho con đi du học đang gây xôn xao dư luận.Được biết người phụ nữ tên Trịnh Mạn Văn ở Lâu Để, Hồ Nam, Trung Quốc.
Người phụ nữ này cho biết, cô và người chồng đầu tiên sinh có một con gái tên là Tiểu Khiết. Sau khi có con, gánh nặng cuộc sống dần đè nặng lên hôn nhân, cuối cùng không chịu nổi nữa, cô Trịnh ly hôn.
Sau khi quay lại cuộc sống độc thân không lâu, cô Trịnh gặp người chồng thứ hai tên Tiền Trinh. Anh Tiền Trinh là người chu đáo và giàu có, quanh năm kinh doanh, có nhiều tài sản giá trị. Trải qua tìm hiểu, hai người kết hôn, và cô Trịnh có cuộc sống vô tư, thoải mái của một phu nhân nhà giàu.
Không những không được thông cảm, người phụ nữ còn bị chỉ trích thậm tệ. Ảnh: Sina.
Tuy nhiên, để có thể lấy anh Tiền Trinh, cô Trịnh phải bỏ lại con gái Tiểu Khiết, nhờ bố mẹ nuôi hộ, hàng tháng gửi trợ cấp. Khi Tiểu Khiết đến tuổi học cấp 3, cảm thấy mắc nợ con gái, cô Trịnh quyết định đón con về sống cùng. Đúng lúc này, Tiểu Khiết muốn đi du học. Cô Trịnh cảm thấy có lỗi với con gái nên hết lòng ủng hộ. Lúc đầu, anh Tiền Trinh không phản đối, nhưng khi Tiểu Khiết tìm được trường học ở Mỹ, anh lại đổi ý, nói: “Học nước ngoài quá tốn kém, lãng phí. Con của em không cần phải học trường đắt đỏ như vậy, tôi sẽ không trả tiền cho con bé đi du học đâu”.
Cũng do chuyện này, hai vợ chồng bất hòa, cuối cùng ly hôn. Sau khi ly hôn, cô Trịnh được anh Tiền Trinh cho 500 nghìn nhân dân tệ (khoảng 1,7 tỷ đồng) tiền mặt cùng hai căn nhà trong thành phố và một chiếc ô tô sang trọng.
Mấy năm gần đây, cô đã tiêu gần hết tài sản của mình để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt cho con gái du học, tổng số tiền đã vượt qua con số 1,1 triệu nhân dân tệ (khoảng 3,7 tỷ đồng).
Hiện Tiểu Khiết là sinh viên khoa Hóa học của Đại học California, một trong 20 trường hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, là mẹ đơn thân, cô Trịnh không đủ khả năng chi trả học phí 4 năm đại học cho con. Cùng đường, cô nhờ chồng cũ giúp đỡ, nhưng người chồng đầu tiên chỉ cho được 160 nghìn nhân dân tệ (khoảng 545 triệu đồng), quá ít so với con số cần thiết.
Sau nhiều đêm trăn trở, cô Trịnh liên lạc với đài truyền hình, lên sóng cầu xin mọi người quyên góp tiền cho con gái mình được theo học tại trường danh tiếng của Mỹ. Cô Trịnh cũng để lại số tài khoản ngân hàng, hy vọng được giúp đỡ. Thế nhưng cái cô nhận được là vô số lời chế giễu.
Nhiều người sau khi nhìn thấy chương trình mà cô Trịnh tham gia đã phẫn nộ chỉ trích cô Trịnh “da mặt quá dày, đầu óc cũng quá ngây thơ”.
Từ trường hợp của cựu phu nhân giàu có một số bà mẹ tương tự như cô Trịnh cũng bắt đầu phải suy ngẫm.
Để quyết định cho con đi du học, cha mẹ cần tìm hiểu những điều này
Lên kế hoạch tài chính cho tương lai
Điều tối quan trọng là cha mẹ phải chuẩn bị một nguồn tài chính vững vàng khi cân nhắc cho con đi du học vì đây là một khoản chi phí khá lớn.
Video đang HOT
Luôn theo dõi biến động tỷ giá
Khi đã quyết định chọn trường, cha mẹ nên chú ý đến tỷ giá hối đoái hiện hành. Để giảm thiểu các rủi ro ngoại hối, hãy mua ngoại tệ tại các thời điểm khác nhau dựa trên tình hình tài chính của bản thân. Ngoài ra, bạn cũng nên tính đến tình hình lạm phát kinh tế và mức độ trượt giá của đồng tiền.
Khuyến khích trẻ cùng tham gia
Chi phí du học hàng năm dao động từ 4.5 đến 7 tỷ đồng, và đây là một gánh nặng tài chính rất lớn đối với hầu hết gia đình. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tham gia vào quá trình lập kế hoạch, từ lúc chọn trường phù hợp, cho đến chọn nhà ở/nơi cư trú phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Mục đích không chỉ là thúc đẩy trẻ học hành chăm chỉ hơn, mà còn là để giáo dục trẻ về vai trò của mỗi thành viên trong gia đình và cách đạt được mục tiêu chung của cả nhà thông qua nỗ lực tập thể.
Giáo dục trẻ có trách nhiệm với tiền bạc
Ngay cả khi gia đình thực sự giàu có, không phải lúc nào cha mẹ cũng có thể nói ‘có’ với mọi yêu cầu của trẻ. Khi đi du học, cha mẹ nên dạy trẻ cách chi tiêu trong khả năng của mình, khuyến khích trẻ quản lý chi tiêu hàng ngày và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.
Chàng khờ A Đoan hát hay, hay hát
Trên mạng Facebook, TikTok đang "cháy" clip chàng "ca sĩ" A Đoan trong trại tâm thần Hàm Rồng (Gia Lai) say mê hát bài Tình mẹ khiến cộng đồng mạng tuôn cơn mưa lời khen với hàng chục ngàn like.
Chàng "ca sĩ khờ" có thể vui vẻ hát... từ sáng đến tối với phong cách như ca sĩ chuyên nghiệp - Ảnh: TRẦN HƯỚNG
Thế nhưng mấy ai biết đằng sau giọng ca trời phú đó là một chuyện đời rất buồn...
Chiều tà cuối tháng 11, tôi đến trại tâm thần Hàm Rồng để tìm chàng "ca sĩ khờ" A Đoan - năm nay 33 tuổi, ở xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà, Kon Tum), nhưng Đoan đã được về nhà.
Gặp bi kịch vì... hát hay
Từ trung tâm tỉnh lỵ Kon Tum, ngược mạn đông bắc theo tỉnh lộ 671 khoảng 30km là thôn Đăk Têng, xã Ngọc Réo (Đăk Hà). Sau một hồi băng qua các con dốc gấp khúc tay áo thì bất ngờ tiếng hát vang vọng rõ dần. Chúng tôi lần theo âm vang đến cuối thôn, căn nhà cấp bốn cũ kỹ nằm cheo leo bên sườn núi của A Đoan dần hiện ra.
Vừa gặp, A Đoan vui vẻ mời chúng tôi "vào nhà uống nước lã" - lời mời hồn nhiên của một chàng khờ hiếu khách. Rồi chàng lại say sưa hát vang nhà. Trong chái bếp dựng bằng những tấm vách đan tre đen ngòm khói bếp, bà Y Hrin, mẹ Đoan, năm nay đã 66 tuổi, đang nấu nồi măng rừng với ít con nhái bắt được ở khe suối.
Ra ngồi trước hiên nhà, bà Hrin chào hỏi: "Chú đến tìm Đoan nhà tôi đúng không?". Rồi bà đưa mắt về chập chùng đồi núi, đồng ý cho chúng tôi viết chuyện đời con mình - chàng "ca sĩ khờ".
Đoan là con thứ tư trong gia đình, từ nhỏ đã đam mê ca hát. Anh hay hát nhép theo các ca sĩ trong tivi. Lớn hơn chút nữa, anh tìm tòi học đàn guitar qua các cậu thanh niên trong làng.
"Nó có trí nhớ tốt, thích bài hát của ca sĩ nào là nhớ hết, đánh đàn guitar sành sỏi. Từ lớp 6 đến lớp 9 được bầu làm lớp trưởng, có nhiều giấy khen học sinh giỏi. Hết cấp II gia đình cho ra huyện Đăk Hà học tiếp, mong nó có tương lai tốt hơn", bà thở dài nói nào ngờ ra ngoài đó học thì bị bạn đánh thành ra như bây giờ.
Khoảng năm 2008, Đoan đang học lớp 10 ở Trường trung học phổ thông Dân tộc nội trú huyện Đăk Hà và đoạt giải nhất cuộc thi giọng hát hay. Kết quả đó khiến các bạn cùng trang lứa ganh tị tìm đến phòng đánh.
Nghe mẹ kể tới đây, A Đoan bỗng co rúm người, tay chân run lẩy bẩy, thở mạnh, mắt nhấp nháy liên tục. Anh nói: "Thi xong, có ba bạn học tìm đến phòng mình đánh. Cầm đàn guitar đập vào đầu, cây đàn gãy vụn, dùng chân đạp đầu đập vào tường sưng vù. Sợ lắm. Sợ bị đánh tiếp nên không dám báo nhà trường hay kể cho ai biết".
Bà Hrin buồn bã cúi mặt nhìn bì thuốc đang cầm trên tay nói hồi đó Đoan học gần một năm mới về thăm nhà, tính tình thay đổi, khi nào cũng lo sợ. Đoan thường xuyên nói có người muốn đánh con rồi ngồi nép sau lưng, bà nhìn xung quanh thì không thấy ai.
Gia đình thấy lạ nên bảo anh trai Đoan sang làng bên hỏi bạn cùng lớp. Cậu bạn chứng kiến Đoan bị đánh kể lại mọi chuyện. Và bệnh tình Đoan ngày càng nặng, đến gần hết lớp 11 phải nghỉ học hẳn.
"Thấy con học giỏi nên cho ra huyện, nào ngờ lại xảy ra chuyện. Bỏ học đã đành, giờ con thành khờ như vậy buồn lắm, khóc miết rồi không biết làm gì nữa ngoài chăm lo thuốc men điều trị cho con", bà mẹ khắc khổ nói nghẹn.
Mẹ A Đoan cầu mong con trai hết bệnh để gia đình đỡ khổ - Ảnh: TRẦN HƯỚNG
Thiếu tiền chữa bệnh
Trong căn nhà trống rỗng, ngoài tủ áo quần đã xiêu vẹo dựa vào tường còn vài ba cái xoong nồi là quý giá nhất. Bà Hrin cho hay bao nhiêu đồ đạc trong nhà đều bị Đoan đập phá mỗi lần lên cơn bệnh.
Thương con, bà nhiều lần đưa xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum điều trị nhưng rồi bệnh lại tái phát... Gia đình lo lắng ảnh hưởng tới người khác đành đưa Đoan đến trại tâm thần Hàm Rồng. Sau hai lần điều trị, Đoan được cho về nhà, nhưng khi không có thuốc Đoan thỉnh thoảng lên cơn bệnh và đi... lang thang ca hát.
Cách nhà A Đoan chừng 100m là điểm trường thôn Đăk Têng, nơi hằng ngày chàng "ca sĩ khờ" lui tới "biểu diễn".
Cô giáo Hoàng Thị Từ Hiếu cho biết khoảng tháng 4 đến 5-2021, Đoan suốt ngày đứng trước cửa lớp hát hò. Thấy thương, cô liên hệ với bạn bè kêu gọi quyên góp đưa Đoan xuống Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng điều trị.
"Sau liệu trình một tháng, bệnh tình Đoan thuyên giảm, được xuất viện và hẹn đến điều trị liệu trình tiếp theo. Tuy nhiên, do hoàn cảnh quá khó khăn mà chi phí chữa bệnh ở Đà Nẵng lại lớn nên gia đình mua thuốc theo phác đồ của bác sĩ cho Đoan uống. Giờ uống thuốc để hạn chế bệnh tái phát, ít lên cơn thôi", cô Hiếu kể.
Ước lành bệnh để đi hát
Chiều tà, nắng xuyên qua hiên nhà, tiếng hát của "chàng khờ" bay bổng khắp ngôi làng giữa chập chùng núi. Đó là tiếng hát A Đoan, chàng thanh niên thông minh và tài hoa nhưng bạc phận. Ngồi bên cây đàn guitar, Đoan cho biết cậu hát được nhiều bài hát và thể loại khác nhau.
"Mình thích nhiều bài, chỉ sợ hát không thành công thôi. Xin lỗi em - Hoàng Vũ, Mùa thu tình yêu - Hoàng Hải, Cho bạn cho tôi - Lam Trường, Giấc mơ Chapi - Y Moan...
Còn bài Người anh đã yêu của ca sĩ Ưng Hoàng Phúc, đi hát mà phụ nữ khóc luôn", rồi Đoan cất giọng "có những nỗi đau, từ từ thấm sâu, cuốn quanh anh mỗi ngày...".
Chàng "ca sĩ khờ" cho hay clip Tình mẹ đang nổi trên mạng do một người làm thiện nguyện quay lúc còn trong trại tâm thần Hàm Rồng.
"Đoạn rap trong clip đó là nhạc sĩ viết, mình hát theo ca sĩ Hoàng Vũ, người ta nói mình sáng tác là không đúng", Đoan thật thà nói rồi đàn hát tặng chúng tôi ca khúc Đường tới ngày vinh quang. Thân hình vạm vỡ, ngón tay thoăn thoắt gảy từng dây đàn guitar, miệng ngân nga câu hát say mê. Cứ thế, tiếng hát đầy nội lực của chàng "ca sĩ khờ" vang vọng khắp xóm làng.
Sau một hồi đàn hát say mê, Đoan khoe hôm qua được mời hát đám cưới, tiệc sinh nhật ở trong làng được trả 140.000 đồng. Chàng để dành một ít uống cà phê, hút thuốc, còn lại đưa cho mẹ.
"Tôi thương mẹ lắm. Tôi có ước mơ lớn nhất là không bị đau nữa, không còn lên cơn nữa. Mong có sức khỏe để giúp bố mẹ và tiếp tục được ca hát", chàng khờ bộc bạch rồi chào tạm biệt tôi bằng câu "see you again" ngọt lịm.
Chúng tôi xin được chụp ảnh A Đoan, người mẹ Hrin vui vẻ đồng ý. Ngoài mỗi tháng được hỗ trợ 500.000 đồng, vợ chồng bà làm nương rẫy, bắt sâu tre, bẻ măng, hái rau... để mua thuốc cho Đoan. "Trước nó ngày uống hai lần, rồi không có tiền nên cho uống một lần vào chiều tối thôi. Uống hết thuốc lại mua tiếp, mỗi tháng mất 700.000 đồng thuốc thang.
Tiền hỗ trợ không đủ, vợ chồng tôi gắng làm thêm. Đợt này Đoan ăn uống bình thường nên không còn đập phá nữa, chỉ có điều hát miết, sáng 6 giờ dậy hát đến trưa, tối không ngủ được cũng hát. Mong sao Đoan nó sớm hết bệnh, được thỏa mãn đam mê hát hò, gia đình cũng bớt khổ", bà Hrin trải lòng.
Món quà từ "fan"
Clip A Đoan hát bài Tình mẹ ở trong trại tâm thần Hàm Rồng thu hút hơn 70.000 lượt like, hàng nghìn lượt share và bình luận. Nhiều người gửi lời chúc đến Đoan và mong chàng sớm lành bệnh về với gia đình, hòa nhập cộng đồng.
Đặc biệt, một người ở Hà Nội sau khi xem clip đã mến mộ giọng hát A Đoan và gửi tặng chàng cây đàn guitar kèm thư chúc: "Anh Đoan thân mến! Em là N.T.P., hiện đang sinh sống tại Hà Nội. Nửa tháng trước em nghe được thông tin và tiếng hát của anh làm xuyến xao lòng người.
Giọng hát của anh ngập tràn cảm xúc, làm lay động lòng người. Sau khi nghe anh hát xong, em đã phát tâm tặng anh cây đàn guitar để anh sử dụng tạo niềm vui cho bản thân và mọi người. Em kính chúc anh Đoan mạnh khỏe bình an...".
Cười té ghế với clip 'báo thủ mùa World Cup' của 1977 vlog Sản phẩm mới của 1977 Vlog thật sâu cay, khiến dân mạng không thể ngừng cười. Song cũng là lời cảnh tỉnh đến tất cả mọi người, nhất là những bạn trẻ ham vui, thiếu suy nghĩ. 1977 Vlog là tên kênh Youtube của một nhóm sáng tạo video thành lập vào ngày 3/8/2019. 3 chàng trai làm nên 1977 Vlog đã không...