Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp áp dụng từ 1/7/2021
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 28/2021/TT-BTC ngày 07/4/2021 về tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 – Tiêu chuẩn thẩm định giá doanh nghiệp.
Ảnh minh họa.
Theo đó, hướng dẫn xác định giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần như sau:
Khi áp dụng phương pháp định giá tài sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định 150/2020/NĐ-CP ngày 25/12/2020:
Giá trị thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định theo phương pháp xác định giá trị tài sản vô hình không xác định được nêu tại tiết a điểm 5.5 mục 5 Phần II của Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12.
Video đang HOT
Đây là phương pháp ước tính tổng giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp cần thẩm định giá thông qua việc ước tính giá trị của từng tài sản vô hình có thể xác định và giá trị của tài sản vô hình không xác định được (các tài sản vô hình còn lại).
Chỉ tiêu về thu nhập của đơn vị sự nghiệp công lập được xác định theo pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Mách nước cách nâng tầm thương hiệu doanh nghiệp Việt
Doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây.
Báo cáo của Brand Finance năm 2020 cho biết, Việt Nam là một trong các quốc gia có mức tăng trưởng giá trị thương hiệu quốc gia nhanh nhất thế giới (tăng 29% so với năm 2019, lên 319 tỷ USD). Nhờ đó, giá trị thương hiệu quốc gia đã tăng 9 bậc, lên vị trí 33 trong top 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới.
Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN được nâng hạng trong bảng xếp hạng quyền lực mềm toàn cầu từ 50/60 lên 47/105 quốc gia được xếp hạng theo báo cáo chỉ số quyền lực mềm toàn cầu 2021.
Đây là cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển sức mạnh nội tại của mình.
Tuy nhiên để tận dụng được vị thế của một thương hiệu quốc gia thì các doanh nghiệp Việt cần phải làm gì? Đây cũng chính là những chủ đề đã được các chuyên gia hàng đầu về xây dựng thương hiệu đến từ MVV Group chia sẻ tại Diễn đàn Thương hiệu quốc gia 2021 mới đây với chủ đề " Tận dụng đòn bẩy Thương hiệu Quốc gia Việt Nam - Nâng tầm thương hiệu sản phẩm Việt".
Ông Lê Quang Vũ, Chuyên gia văn hóa doanh nghiệp, đưa ra quan điểm, trước hết cần phải xây dựng lòng tự hào về thương hiệu quốc gia cho mỗi cán bộ công nhân viên như là một nét văn hóa. Bởi theo ông, việc xây dựng lòng tự hào sẽ là chất xúc tác gắn kết chặt chẽ giữa các cá nhân với tổ chức, nâng cao hiệu quả công việc, từ đó thương hiệu công ty cũng phát triển theo.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch MVV Group cho rằng các doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào việc đạt được danh hiệu "Thương hiệu quốc gia" mà hãy nhìn vào những giá trị doanh nghiệp có thể tận dụng được từ đây.
Ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch MVV Group chia sẻ tại chương trình Thương hiệu quốc gia.
"Thương hiệu quốc gia sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bộ công cụ bao gồm các phương thức thực hiện, chỉ số đo lường để doanh nghiệp Việt Nam biết cách vận hành và thay đổi. Từ đó giúp doanh nghiệp soi chiếu xem mình đang ở đâu, cần phải làm gì, đánh giá hiệu quả các hoạt động đang triển khai và sức mạnh nội tại của doanh nghiệp"- ông Sơn nói.
Ông Sơn cũng đã chỉ ra cách thức quảng bá vị thế thương hiệu quốc gia thông qua 6 cột trụ của truyền thông cho thương hiệu doanh nghiệp, gồm có: Vị thế dẫn dắt, tầm nhìn doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), truyền thông nội bộ, quan hệ báo chí.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho biết hiện nay họ vẫn còn gặp khó khăn trong việc tìm ra một phương pháp đo lường và đánh giá hiệu quả đầu tư trong việc xây dựng thương hiệu. Hơn nữa, chiến lược thương hiệu xây dựng dựa trên khuôn mẫu chung chưa thể giúp doanh nghiệp có thể tạo ra được sự khác biệt.
Trả lời vấn đề này, ông Lại Tiến Mạnh - Giám đốc công ty Mibrand, cho rằng: "Hãy đặt câu hỏi thương hiệu của bạn đang ở đâu và chỉ khi bạn biết mình đang ở đâu trên thị trường, so với các đối thủ thì mới có thể xây dựng được chiến lược phát triển tốt nhất cho thương hiệu của mình".
Theo ông, các công ty trong chương trình thương hiệu quốc gia có một sức ép về khuôn mẫu khi phải tuân thủ ba giá trị cốt lõi là chất lượng, đổi mới và năng lực tiên phong.
Vậy làm thế nào để thể hiện các giá trị đó trong môi trường riêng của mình sẽ là vấn đề sống còn. Các giá trị này không phải là các khẩu hiệu mà nó cần được biến thành các hành động cụ thể để đảm bảo tính tương thích giữa hành động, lời nói với các giá trị trong chương trình Thương hiệu quốc gia.
Ngoài ra, để tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt phát triển sức mạnh nội tại, Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, cũng thông tin, trong thời gian tới Bộ công thương sẽ tiếp tục phối hợp có hiệu quả với các bộ, ngành, cơ quan liên qua, để tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tham gia tích cực hơn nữa trong xây dựng, quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam. Điều này góp phần giúp sản phẩm Việt Nam nói chung và sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam nói riêng có vị thế tốt hơn trên sân chơi toàn cầu.
Hỗ trợ hơn 80.000 đối tượng gặp khó do Covid-19 tại Quảng Ninh Sở Lao động- Thương Binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh vừa gửi báo cáo về kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ; Nghị quyết 154/NQ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số...