Tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước được quy định thế nào?
Trong số các tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước có yêu cầu “đã tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên”.
Tại cuộc họp báo hôm 28/9, ông Lê Quang Vĩnh – Phó văn phòng Trung ương Đảng cho biết, thời gian tới các cấp có thẩm quyền sẽ “chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng” nhân sự chức danh Chủ tịch nước để trình Ban chấp hành Trung ương, Quốc hội theo đúng quy định.
Sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh được phân công quyền Chủ tịch nước và theo ông Vĩnh, “với sự phân công này, các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước tiếp tục thực hiện bình thường, đầy đủ”.
Ông Vĩnh nói, giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là việc hết sức hệ trọng nên “chắc chắn Trung ương sẽ xem xét nhưng ở kỳ họp nào thì chúng tôi thông báo cụ thể sau”.
Phủ chủ tịch, nơi làm việc của Chủ tịch nước. (Ảnh: Ngọc Thành)
Tháng 8/2017, Bộ Chính trị đã ban hành quy định về tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó có nội dung về tiêu chuẩn chung cũng như tiêu chuẩn cụ thể Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước.
Về tiêu chuẩn chung, chức danh cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý phải đáp ứng 5 nhóm nội dung: Chính trị tư tưởng; đạo đức lối sống; trình độ; năng lực và uy tín; sức khoẻ, độ tuổi và kinh nghiệm.
Video đang HOT
Đầu tiên là tuyệt đối trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia – dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội…
Cán bộ thuộc diện trên cũng phải không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ…; tốt nghiệp đại học trở lên; lý luận chính trị cử nhân hoặc cao cấp; quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cao cấp; trình độ ngoại ngữ, tin học phù hợp.
Về tiêu chuẩn chức danh Chủ tịch nước, nhân sự phải bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đồng thời cần có các phẩm chất, năng lực, như: Có uy tín cao, là hạt nhân đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị và trong toàn Đảng.
Chức danh Chủ tịch nước cũng yêu cầu tiêu chuẩn “có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp; là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước; quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công”.
Theo quy định, nhân sự đảm nhiệm chức danh Chủ tịch nước phải đảm bảo đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương, tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh là Uỷ viên Trung ương Đảng. Bộ Chính trị khoá XII hiện có 17 người, trong đó 11 Uỷ viên mới tham gia từ đầu nhiệm kỳ này.
Nguồn: VnExpress
'Nhân sự Chủ tịch nước sẽ được chuẩn bị kỹ lưỡng theo quy định'
Lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng nói cấp có thẩm quyền sẽ xem xét về nhân sự Chủ tịch nước, nhưng hiện chưa có thời gian cụ thể.
Sáng 28/9, Ban Tuyên giáo Trung ương họp báo thông tin về Hội nghị Trung ương 8, khoá XII.
Trả lời câu hỏi liên quan đến phương án nhân sự Chủ tịch nước sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, ông Lê Quang Vĩnh - Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng nói: "Chúng ta vừa qua hai ngày Quốc tang, theo quy định của Hiến pháp và quy định trong Đảng, cấp có thẩm quyền đã phân công bà Đặng Thị Ngọc Thịnh là quyền Chủ tịch nước. Với sự phân công này, các quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch nước được thực hiện bình thường, đầy đủ".
Ông Lê Quang Vĩnh, Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng trả lời báo chí sáng 28/9. Ảnh: V.V.T
Theo ông Vĩnh, Ban chấp hành Trung ương có xem xét việc quyết định giới thiệu nhân sự Chủ tịch nước trong kỳ họp tới hay không, tuỳ thuộc vào quá trình chuẩn bị của các cấp có thẩm quyền theo đúng quy định liên quan.
"Giới thiệu nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước là việc hết sức hệ trọng của Đảng và Nhà nước nên cần được chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng theo đúng quy định. Chắc chắn Trung ương sẽ xém xét nhưng ở kỳ họp nào thì chúng tôi thông báo cụ thể sau", ông Lê Quang Vĩnh nói.
Sau hơn một năm điều trị bệnh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần hồi 10h05 ngày 21/9 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.
Theo quy định hiện hành, nhân sự đảm nhiệm chức danh Chủ tịch nước phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn, trong đó có việc đã kinh qua và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở chức danh bí thư tỉnh ủy, thành ủy hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên (trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định).
Quyền Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh hiện là Uỷ viên Trung ương Đảng.
Ông Bùi Trương Giang, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Ảnh: V.V.T
Ông Bùi Trường Giang - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết, Hội nghị Trung ương 8, khóa XII sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 2 đến 6/10 để xem xét báo cáo tình hình kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018, kế hoạch phát triển năm 2019; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ Đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng; thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng...
Ngoài ra, Hội nghị Trung ương tới đây cũng sẽ xem xét công tác nhân sự và một số nội dung quan trọng khác.
Tổng số đại biểu tham dự Hội nghị là 223 người, trong đó có 176 Ủy viên Trung ương Đảng, 20 Ủy viên dự khuyết và một số thành phần khác.
Tiếp tục cập nhật.
Ban Thời sự
Theo VNE
1.500 đoàn trong nước, quốc tế viếng Chủ tịch nước Trần Đại Quang Khoảng 50.000 người đã đến viếng cố Chủ tịch nước, trong đó có nhiều đoàn đại biểu cấp cao nước ngoài. Ban tổ chức Lễ quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết, tính đến 17h hôm nay 26/9, đã có khoảng 1.500 đoàn trong nước, quốc tế với số lượng ước tính 50.000 người đến viếng cố Chủ tịch nước....