Tiêu chí lựa chọn đôi giày chạy lý tưởng nhất cho các chàng trai
“Đôi giày chạy lý tưởng” với bạn là gì? Một đôi giày chỉ cần đẹp, chỉ cần bền hay đôi giày có giá cả vừa phải? Nếu chỉ thế thôi thì bạn nên đọc ngay bài viết này để cùng tìm ra một đôi giày chạy lý tưởng phù hợp với mình nhé.
1. Đôi giày chạy chuyên dụng thật sự cần thiết
Cho dù nơi những bước chân bạn chạy qua là trên một đường chạy đua marathon, một công viên gần nhà, trong phòng tập gym hay chỉ là khu phố bạn đang ở. Thì bạn vẫn cần phải có một đôi giày chuyên dụng. Một đôi giày chạy lý tưởng sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng và thoải mái hơn. Đặc biệt, bạn sẽ tránh được những chấn thương không đáng có, khi bạn sở hữu một đôi giày chạy phù hợp.
Paul Hobrough – nhà vật lý trị liệu, chuyên điều hành cơ chế sinh học với các phòng khám ở Harley Street, London nói: “ Cũng giống như nền móng của một ngôi nhà, giúp ngăn chặn thiệt hại, thì giày chạy sẽ hỗ trợ cân bằng và làm đệm”. Một đôi giày chạy sẽ giúp bạn có những bước chân an toàn và cũng chính là vũ khí lợi hại để bảo vệ cho sức khỏe của chính bạn. Vì vậy việc chuẩn bị cho mình một đôi giày chạy phù hợp là bước không thể thiếu đối với bất kì ai.
2. Tiêu chí cho một đôi giày chạy lý tưởng
Với một số người việc tìm kiếm một đôi giày chạy dựa trên giá cả, mẫu mã, hay độ bền. Nhưng với rất nhiều người khác, sự đa dạng về tính năng và hiệu suất mới là những điều kiện để tìm kiếm sự phù hợp hoàn hảo cho nhu cầu và sở thích cụ thể của bạn. Vậy một đôi giày lý tưởng cần có những gì?
Phù hợp với loại hình cơ thể
Nếu bạn mang giày nặng thêm 100 gram (tương đương 3,5 ounces), bạn đốt cháy được thêm hơn 1% năng lượng. Theo lý thuyết, tốc độ di chuyển tỉ lệ nghịch với mức năng lượng tiêu hao, vì thế vận tốc của bạn cũng sẽ giảm đi 1% tương đương.
Có nhiều yếu tố khiến bạn cần cân nhắc khi tìm ra một đôi giày chạy hoàn hảo. Hãy bắt đầu cuộc tìm kiếm với kích thước và trọng lượng cơ thể của bạn. Một đôi giày nhẹ sẽ làm bước chân của bạn dễ dàng hơn.
Phù hợp với cơ chế về dáng chạy
Nếu bạn đang có một đôi giày phù hợp, kiểm tra hình dạng đế giày có thể giúp bạn xác định được cách chạy của mình.
Độ lật của bàn chân (Pronation) khi chạy và tiếp đất sẽ tạo ra một vệt mòn trên đế giày. Tập trung ở phần ức bàn chân và một phần nhỏ vùng gót. Đây là độ nghiêng tự nhiên của bàn chân sau khi gót chân tiếp đất trong lúc chạy.
Những người có bàn chân lật trong về lâu dài, điều này có thể dẫn đến việc chấn thương. Bao gồm căng cơ trên mắt cá chân, đầu gối và hông. Sẽ cần môt đôi giày giày tăng độ ổn định và giày kiểm soát chuyển động.
Đối với những người có bàn chân lật ngoài, độ rung khi chuyển động sẽ ít được phân tán vào gót chân. Nó có thể làm độ chịu lực lên chân. Vì vậy những gì họ cần là những đôi giày mềm mại, linh hoạt và nhiều lớp đệm.
Nếu bạn có một dấu chân bình thường, thì những đôi giày trung lập hoặc giày ổn định có lẽ là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nên tránh giày kiểm soát chuyển động vì chúng được thiết kế riêng cho loại chân khác. Có thể gia tăng nguy cơ chấn thương của bạn.
Thoải mái, bảo vệ
Ngoài ra đôi giày chạy cần thiết cho bạn sẽ phải là đôi giày phù hợp với nhu cầu cũng như địa điểm sử dụng. Mang lại cho bạn sự thoải mái, bảo vệ đôi chân tốt nhất trong lúc bạn hoạt động.
3. Những loại giày chạy cơ bản
Giày có đệm hỗ trợ
Những đôi giày này phù hợp nhất cho người chạy với và tiếp đất với toàn bộ bàn chân hoặc mũi chân. Nếu bạn là người có vòm chân trung bình đến cao thì nên chọn sử dụng những đôi giày đệm
Video đang HOT
Giày kiểm soát chuyển động
Nếu bạn là người chạy có xu hướng nghiêng vào trong ở mức độ vừa phải đến nghiêm trọng thì bạn nên nghĩ đến việc sắm ngay cho mình đôi giày kiểm soát chuyển động.
Loại giày này sẽ cung cấp cho bạn việc kiểm soát tối đa phần rìa chân và hỗ trợ vòm chân. Giày kiểm soát chuyển động cũng phù hợp nhất cho các vận động viên nặng cân hoặc những người cần nhiều hỗ trợ và sức bền. Vì họ có vòm chân thấp (chân phẳng).
Giày chạy đua
Bạn nên mang giày chạy đua nếu bạn có những bước chạy hợp lý. Đôi giày sẽ giúp bạn tránh khỏi những chấn thương trong quá trình chạy. Bạn có sử dụng giày này để luyện tập hiệu suất hoặc tập thường xuyên cho các cuộc đua.
Nếu bạn là người thường xuyên chạy đường mòn. Bạn đang tìm kiếm những đôi giày có thể chịu được điều kiện thời tiết và chịu nước. Được thiết kế thấp và bám đất để tăng sự ổn định trên các mặt đường gồ ghề. Vì vậy một đôi giày chạy đường mòn là sản phẩm hoàn hảo dành cho bạn.
Giày tập luyện
Còn nếu bạn cần một đôi giày nhẹ, cân bằng với việc tập luyện nhanh hoặc tập luyện hàng ngày. Thì bạn nên hướng đến một đôi giày tập luyện. Nó phù hợp nhất với người chạy nhanh và hiệu quả và muốn tập luyện đều đặn. Nếu bạn có xu hướng nghiêng vào trong ở mức trung bình cũng có thể chọn loại giày này.
Giày chạy ổn định
Bạn nên mang giày chạy ổn định nếu bạn là một người chạy cần hỗ trợ cho phần vòm chân và đệm ở gót. Bạn là người chạy chân nghiêng ở mức độ nhẹ hoặc vừa phải và cần hỗ trợ thêm về độ bền. Vậy thì không có lý do gì bạn lại không nghĩ về đôi giày này.
Với những thói quen hằng ngày cũng như sở thích của bản thân, không biết các chàng trai đã lựa chọn cho mình được mẫu giày chạy lý tưởng nào chưa nhỉ. “Một đôi giày tốt sẽ đưa bạn đến những nơi tuyệt vời”. Vì vậy đừng ngần ngại lựa chọn những thương hiệu uy tín, phù hợp để có một đôi giày chạy tốt nhất cho mình nhé.
Theo Nguồn tổng hợp
Cách buộc dây giày thể thao: Chắn chắn và dễ vô cùng!
Qua những cách buộc dây giày lạ mắt, độc đáo đã từng giới thiệu, đôi giày của bạn bất cứ lúc nào cũng có thể trở nên ấn tượng và nổi bật.
Tuy nhiên, buộc dây giày sao cho đẹp có lẽ không còn khó bằng việc buộc dây giày sao cho đôi chân được thoải mái nhất khi tập thể thao.
Hiểu được nhu cầu này, hôm nay sẽ dành tặng bạn đọc thêm vô vàn 4 cách thắt dây giày hiệu quả và hữu ích dành riêng cho những người thường xuyên phải mang giày thể thao để tập luyện đấy!
Bạn sẵn sàng rồi phải không?
Hãy kéo chuột ngay xuống phia dưới để khám phá những điều "hay ho" mà chúng tôi dành riêng cho bạn nhé...
Nếu bạn là một người yêu thích phong cách thể thao, thích tập luyện thể thao thì ĐỪNG BỎ LỠ Bộ sưu tập
Cách buộc dây giày thể thao: 4 kiểu thắt bạn cần nắm rõ như...lòng bàn tay
Bạn đã bao giờ tự hỏi: " Làm thế nào để đôi giày trở nên thoải mái hơn?" mỗi khi luyện tập thể thao chưa?
Chắc chắn sẽ có một vài lần bạn cảm thấy đôi chân mình như bị "nghẹt thở" và đau nhức bởi áp lực từ đôi giày cũng như từ việc tập các bài tập thể thao hàng giờ đồng hồ.
Một bí mật nho nhỏ mà muốn tiết lộ với bạn đó là những chiếc dây giày chính là "chìa khóa" tạo cho những đôi giày thể thao sự thoải mái cần thiết.
Ngay sau đây, hãy cùng khám phá những cách xỏ dây giày thể thao vô cùng hữu ích ấy nhé!
Kiểu buộc dây giày Lock
Kiểu buộc dây giày Lock, hay có tên gọi khác là Loop Lacing là cách buộc dành giày đặc biệt dành cho những mang giày thể thao cho luyện tập chạy hay leo núi.
Ưu điểm của cách buộc dây giày này chính là dây giày được buộc khá chắc chắn và đảm bảo cho gót chân được cố định thay vì bị trượt ra do tác động của áp lực từ việc leo núi hay chạy. Từ đó, mắt cá chân của bạn sẽ được tạo lực, giúp cho việc tập luyện thể thao trở nên dễ dàng hơn.
Cách buộc:
Bước 1: Xỏ dây giày vào lỗ ngang thứ 1 sao cho phần dây thừa sau khi xỏ nằm phía ngoài giày (xỏ từ dưới lên trên)
Bước 2: Đan chéo dây theo cách xỏ Criss-Cross từ đầu đến hết lỗ xỏ gần cuối thì dừng lại.
Bước 3: Xỏ phần dây bên trái vào lỗ xỏ cuối ngay kế (xỏ từ dưới trên xuống dưới). Làm tương tự với phần dây bên phải.
Bước 4: Đưa phần dây bên trái qua vòng dây được tạo bởi 2 lỗ xỏ cuối ở phía đối diện. Làm tương tự với phần dây bên phải.
Bước 5: Buộc 2 phần dây còn thừa lại và thắt nút.
Kiểu buộc dây giày tạo góc chéo
Với ưu điểm là một phần dây được tạo góc chéo so với giày, mắt cá chân và ngón chân cũng sẽ giảm thiểu được nguy cơ bị tổn thương. Đặc biệt, cách buộc này cũng khá dễ nữa chứ!
Kiểu thắt dây tạo góc chéo này khá được ưa chuộng cho các đôi giày tập thể thao.
Cách buộc:
Bước 1: Xỏ dây giày vào lỗ xỏ hàng ngang sao cho phần dây thừa sau khi xỏ nằm phía bên trong giày (xỏ từ trên xuống dưới)
Bước 2: Xỏ phần dây bên trái (màu xanh) vào lỗ xỏ cuối cùng ở phía đối diện (xỏ từ dưới lên trên)
Bước 3: Đưa phần dây bên phải (màu vàng) luồn dưới phần dây chéo và xỏ vào lỗ thứ 2 phía đối diện. Đưa phần dây xỏ sang lỗ đối diện (xỏ từ trên xuống dưới)
Bước 4: Dùng phần dây vừa xỏ thực hiện bước 3 liên tiếp cho đến lỗ xỏ hàng cuối thì dừng.
Bước 5: Buộc hai phần dây còn thừa với nhau và thắt nút.
Kiểu buộc tạo lỗ hở
Với kiểu buộc này, bằng việc tạo lỗ hở ở giữa thay vì buộc chéo vào nhau, mu bàn chân của bạn sẽ được nới ra thoải mái và mắt cá chân cũng không bị dây giày thít lại. Như vậy, việc luyện tập trong thời gian dài sẽ không ảnh hưởng lên đôi chân.
Cách buộc:
Bước 1: Xỏ dây giày qua lỗ xỏ hàng ngang đầu tiên (xỏ từ dưới lên trên).
Bước 2: Luồn chéo nhau đan xen như cách buộc Criss-Cross, cho đến phần mu bàn chân thì dừng.
Bước 3: Xỏ thẳng dây qua lỗ xỏ ngay kế bên để tạo ra lỗ hở.
Bước 4: Tiếp tục luồn chéo nhau đan xen như cách buộc Criss-Cross.
Kiểu buộc các hàng song song
Kiểu xỏ dây này được những người yêu thích luyện tập thể thao đặc biệt yêu thích vì nó làm giảm nhiều áp lực lên phần trên của bàn chân, giúp tạo cảm giác thoải mái nhất khi hoạt động.
Cách buộc:
Bước 1: Xỏ dây giày qua lỗ xỏ hàng ngang đầu tiên sao cho phần dây giày còn thừa nằm phía trong giày (xỏ từ trên xuống dưới).
Bước 2: Xỏ phần dây giày bên trái (màu xanh) qua lỗ xỏ cuối cùng ở cùng bên (xỏ từ dưới lên trên)
Bước 3: Xỏ phần dây giày bên phải (màu vàng) qua lỗ xỏ kế bên ở hàng thứ 2 (xỏ từ dưới lên trên), đưa phần dây đó qua lỗ xỏ đối diện (xỏ từ trên xuống dưới)
Bước 4: Lặp lại bước 3 cho đến lỗ xỏ cuối cùng.
Bước 5: Buộc phần dây còn thừa và thắt nút.
Lời kết,
Bạn có muốn thử ngay cho đôi giày thể thao của mình những cách buộc dây hữu ích ở trên chứ?
Theo Nguồn tổng hợp
8 xu hướng giày đẹp ngất ngây cho mùa Lễ hội cuối năm Dõi theo các thiết kế giày được lăng xê nhiệt tình trên sàn diễn thời trang, các nàng sẽ sở hữu những gợi ý ấn tượng để dẫn đầu xu hướng và tỏa sáng trong không khí tưng bừng mùa lễ hội cuối năm. 1. Giày cao gót mũi nhọn Với tần suất xuất hiện dày đặc trong các bộ sưu tập của...