Tiêu chảy do virus có thể bị lại?
Tiêu chảy do virus hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do Rotavirus, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ảnh minh họa
Con tôi bị tiêu chảy, được chẩn đoán là do virus. Tôi muốn hỏi liệu bé có khả năng bị lại nữa không?
Lê Thu Hiền (Hà Nội)
Tiêu chảy do virus hay còn gọi là nhiễm trùng ruột do Rotavirus, là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy nặng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, chủ yếu qua con đường phân – miệng và tay – miệng. Rotavirus có thể sống trên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn ghế, tay vịn, trong nước hoặc trên da. Trẻ dễ bị nhiễm Rotavirus khi tiếp xúc với nguồn phân của những người đang bị nhiễm.
Trẻ em cũng thường bị nhiễm Rotavirus qua bàn tay bị nhiễm bẩn của mình. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh. Trẻ nhiễm Rotavirus đào thải một lượng virus rất lớn.
Video đang HOT
Mỗi 1ml phân của một trẻ bị tiêu chảy cấp do Rotavirus có thể chứa hơn 10.000 tỷ Rotavirus, trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ để lây bệnh cho con người.
Do đó để phòng ngừa, cần xử lý đúng cách phân và chất thải. Rửa tay trước khi chế biến đồ ăn cho trẻ, khi cho trẻ ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Vệ sinh sạch sẽ bình sữa, cốc uống nước, đồ chơi của trẻ…
Thực hiện ăn chín uống sôi. Trẻ đã bị tiêu chảy do Rotavirus hoàn toàn có khả năng bị lại, một đứa trẻ có thể mắc bệnh nhiều lần trong đời, tuổi càng nhỏ thì nguy cơ càng cao và khả năng nhiễm bệnh càng nặng, thông thường thì lần nhiễm bệnh đầu tiên vẫn là nghiêm trọng nhất. Vì vậy bạn không nên chủ quan nhé!
Tác dụng ít ai biết của kim chi
Kim chi - món ăn bắt nguồn từ xứ Hàn, đã trở thành một món ăn kèm yêu thích đối với nhiều người. Không chỉ ngon, kim chi còn có những tác dụng mà ít người biết tới.
Với tiết trời se lạnh, món kim chi cải thảo trở thành sự lựa chọn hoàn hảo trong mỗi bữa ăn. Người ta sử dụng kim chi như một món ăn kèm với cơm, lẩu, món nướng,... Bên cạnh đó còn dùng làm nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn canh kim chi, kimbap, cơm trộn,...
Thúc đẩy hệ tiêu hóa
Kim chi trong quá trình lên men tạo ra nhiều vi khuẩn có lợi probiotic (các lợi khuẩn đường ruột) có lợi cho sức khỏe đường tiêu hóa, giúp kiểm soát các vấn đề đường ruột như tiêu chảy do dùng kháng sinh, táo bón... Chúng cũng hỗ trợ các tình trạng rối loạn tiêu hóa mạn tính và cấp tính khác như hội chứng ruột kích thích, nhiễm trùng ruột...
Giúp ngăn ngừa ung thư
Kim chi có đặc tính chống ung thư nhờ chất chống oxy hóa và các dưỡng chất thực vật có lợi.
Kim chi được làm từ những nguyên liệu có các thành phần ngăn ngừa ung thư như cải thảo, củ cải, cải xanh, tỏi, ớt... Đặc biệt, hai gia vị ớt và tỏi khi được muối đúng độ sẽ ngăn tế bào ung thư dạ dày phát triển, góp phần ức chế tế bào ung thư 4-10%.
Hỗ trợ giảm cân
Vi khuẩn lactobacillus trong kim chi giúp đốt cháy mỡ vùng bụng và giảm tổng lượng mỡ. Bên cạnh đó, chất xơ từ cải thảo cũng có thể duy trì cảm giác no lâu hơn, do đó hạn chế tình trạng ăn quá nhiều.
Kim chi cải thảo vừa ngon, vừa có nhiều tác dụng tốt. (Đồ họa: VA)
Hạ cholesterol
Tỏi trong kim chi chứa allicin và selen rất hữu ích trong việc giảm cholesterol. Các chất này ngăn ngừa sụ hình thành các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, gián tiếp giúp ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ và các bệnh tim mạch khác.
Phòng ngừa viêm da dị ứng
Vi khuẩn lên men trong kim chi có thể làm giảm viêm da dị ứng, một tình trạng da gây phát ban và tổn thương.
Tăng cường sức khỏe miễn dịch
Kim chi có lợi cho đường tiêu hóa, từ đó giúp mang lại một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Các chất dinh dưỡng và hợp chất thực vật trong nguyên liệu như gừng, tỏi, ớt giúp tăng cường miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng (cảm lạnh, cúm...).
Giảm huyết áp
Kim chi có lợi trong việc chống lại bệnh đái tháo đường. Điều này là do các chất cơ trong kim chi giúp ức chế sự hấp thụ đường vào ruột. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng men vi sinh có thể điều chỉnh huyết áp.
Dịp Tết sắp đến, hãy lựa chọn kim chi cải thảo vào thực đơn của gia đình bạn, vừa giúp bữa cơm thêm ngon miệng, hỗ trợ giải "ngấy" cho món ăn ngày Tết, mà vừa tốt cho sức khỏe cả cả nhà.
10 tháng năm 2020, cả nước xảy ra 81 vụ ngộ độc thực phẩm Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 10-2020, cả nước xảy ra 16 vụ ngộ độc thực phẩm với 373 người bị ngộ độc. Tính chung 10 tháng năm 2020, cả nước xảy ra 81 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.040 người bị ngộ độc, trong đó có 21 người tử vong. Ảnh minh họa Trong 2 tháng cuối năm 2020, cơ...