Tiểu buốt, rắt ở nữ giới sau ân ái phải làm sao?
Chưng tiểu buốt, tiểu rắt sau quan hệ tình dục lam không it chi em khô sơ. Lam thê nao đê phong va tri chưng nay?
Uống nhiều nước
Đê tranh tiêu buôt, tiêu răt sau quan hê tinh duc, trước tiên, ban phải uống ít nhất mỗi ngày 1,5 lít nước hoặc các thức uống khác (không có chất cồn và không quá nhiều chất cafeine). Việc này giúp ‘chế tạo’ thật nhiều nước tiểu để cùng mang theo mầm bệnh ra ngoài, nhưng với điều kiện là phải bỏ thói quen ‘nín tiểu’.
Tránh thụt rửa bên trong bộ phận sinh dục
Việc này hoàn toàn không giúp bạn ngăn ngừa được chứng viêm bàng quang. Trái lại, việc vệ sinh quá nhiều sẽ phá hủy phần dịch tại chỗ vốn có vai trò đề kháng chống các chứng nhiễm trùng.
Video đang HOT
Tiểu buốt, tiểu rắt sau khi quan hệ là vấn đề nhiều chị em phụ nữ gặp phải (Ảnh minh họa: Internet)
Tiểu tiện sau khi quan hệ tình dục
Giáo sư Francois Haab, bác sĩ khoa niệu của bệnh viện Tenon tại Paris nói rõ: ‘Biện pháp này thật sự quan trọng vì có nhiều bằng chứng cho thấy là quan hệ tình dục thường tạo điều kiện dễ dàng cho việc mắc bệnh viêm bàng quang’.
Trong quá trình giao hợp, niệu đạo là ống nhỏ dẫn nước tiểu xuống từ bàng quang thường bị mở rất rộng. Hơn nữa, những ‘chấn thương nhỏ’ mà ống dẫn này chịu đựng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại khu vực âm đạo có cơ hội đi ngược trở lên. Phản xạ tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp sẽ giúp thải ngay lập tức mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang.
Chọn đồ lót phù hợp
Tránh mặc quần áo lót bằng vải tổng hợp và đồ chật, vì nó sẽ làm ra nhiều mồ hôi khiến gia tăng mầm bệnh tại chỗ.
Tốt nhất hãy đi khám phụ khoa nếu vấn đề không được giải quyết dù đã thử nhiều cách (Ảnh minh họa: Internet)
Chế độ dinh dưỡng
Hãy chống táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám… Đó là cách để hạn chế sự tăng sinh và ứ đọng của vi khuẩn trong ống tiêu hóa – những thứ vi khuẩn có thể xâm chiếm khu vực bộ phận sinh dục với số lượng lớn.
Điều trị bằng Đông y
Theo Đông y, có thể giải quyết dứt điểm tình trạng này bằng các bài thuốc đặc trị. Một số loại cây có tính mát, lợi tiểu cũng có tác dụng tốt chữa viêm đường tiết niệu như râu ngô, kim ngân hoa, bông mã đề, rau má, lá cối xay, rễ cỏ tranh…
Tuy nhiên, để tránh tình trạng hay bị tái lại, ngay khi có các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, người bệnh nên đi khám để được thầy thuốc xác định tình trạng bệnh và kê thuốc phù hợp. Nhiều người có thói quen uống thuốc theo lời mách, bệnh có thể lui triệu chứng nhưng dễ tái phát, thậm chí để lại hậu quả xấu.
Theo DatViet