Tiểu bang Mỹ đón bão tuyết sau nắng nóng kỷ lục
Bang Colorado trải qua biến động bất thường khi chuyển từ thời tiết nóng nực và cháy rừng cuối hè sang không khí lạnh âm độ kèm tuyết rơi chỉ trong hai ngày.
Khung cảnh quanh ngôi nhà thay đổi chỉ sau một ngày. Ảnh: Scott Denning.
Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS) báo cáo thủ phủ Denver của bang Colorado ghi nhận nhiệt độ 38,3C hôm 5/9 và 36,1C hôm 6/9, mức cao kỷ lục trong tháng 9. Tuy nhiên, ngay sau đó, nhiệt độ giảm xuống -0,5C vào ngày 8 và 9/9, bằng mức lạnh kỷ lục từ tháng 9/1962. Bão tuyết kéo tới hôm 8/9, đánh dấu trận tuyết rơi sớm thứ hai trong lịch sử ở Denver.
Trong khi Denver vẫn chống chọi với cái nắng như đổ lửa vào ngày 5 – 6/9, NWS cảnh báo thời tiết “sẽ chuyển biến mạnh vào tối ngày 7/9 và 8/9. Nhiệt độ cao kỷ lục sẽ bị thay thế bởi thời tiết lạnh giá và có tuyết rơi. Tuyết sẽ tích tụ nhiều trên dãy Front Range”.
Video đang HOT
Scott Denning, nhà khoa học khí tượng kiêm giáo sư nghiên cứu khí quyển ở Đại học Colorado chia sẻ ảnh chụp cùng một ngôi nhà tại Denver vào chiều ngày 7/9 (trái) và sáng ngày 8/9 (phải), cho thấy sự thay đổi rõ rệt về thời tiết. Người dân Colorado không quá xa lạ với thời tiết thay đổi đột ngột. Địa hình độc đáo của tiểu bang này bao gồm cả dãy núi Rocky cao vút ở phía tây và vùng đồng bằng bằng phẳng ở phía đông, dẫn tới ảnh hưởng khó dự đoán đối với sức gió, hệ thống áp suất và nhiều yếu tố thời tiết khác.
Sự chuyển biến từ hè sang đông là thay đổi đáng mừng với những người dân đang chịu ảnh hưởng từ cháy rừng. 40 cm tuyết rơi xuống đám cháy Cameron Peak ở phía tây thành phố Fort Collins hôm 8/9 giúp giảm đáng kể tốc độ lan rộng của ngọn lửa.
Băng biển Bering ở mức thấp kỷ lục trong 5.500 năm
Các nhà nghiên cứu hôm 2/9 cảnh báo về viễn cảnh biển Bering ở Bắc Thái Bình Dương có thể mất hoàn toàn băng vào mùa đông trong tương lai.
Một khu vực ven biển Bering ở Alaska đóng băng vào mùa đông. Ảnh: Reuters.
Trong một nghiên cứu mới được thực hiện bởi Đại học Alaska và Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, các nhà khoa học ghi nhận băng mùa đông trên biển Bering trong những năm gần đây đang ở mức thấp kỷ lục.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích thảm thực vật tích tụ trên đảo Saint Matthew để xem xét các biến thể của nguyên tử oxy, được gọi là đồng vị 16 và 18, bên trong lớp than bùn. Tỷ lệ của chúng có thể tiết lộ những thay đổi của khí quyển, đại dương và lượng mưa theo thời gian.
"Saint Matthew là một hòn đảo nhỏ không người ở nằm giữa biển Bering và về cơ bản, nó đang ghi lại những gì xảy ra trong đại dương và bầu khí quyển xung quanh", trưởng nhóm nghiên cứu Miriam Jones cho biết.
Jones cùng các cộng sự đã phân tích một lõi than bùn dài 1,45 m - đại diện cho 5.500 tích lũy của thảm thực vật - được thu thập trên đảo Saint Matthew. "Những gì chúng tôi thấy gần đây nhất là chưa từng có trong hơn 5 thiên niên kỷ qua", Giám đốc Phòng thí nghiệm Đồng vị Ổn định thuộc Đại học Alaska nhấn mạnh.
Các tảng băng trôi đang tan chảy trên biển Bering. Ảnh: AFP.
Băng trên biển Bering, cũng giống như Bắc Cực, tan chảy vào mùa hè và xuất hiện trở lại vào mỗi mùa đông hàng năm. Tuy nhiên, các quan sát vệ tinh chỉ có từ năm 1979.
Ở Bắc Cực, sự suy giảm thể tích băng trong những thập kỷ gần đây là rất rõ ràng và nhanh chóng, có liên quan chặt chẽ đến hiện tượng nóng lên toàn cầu và nồng độ CO2 ngày càng tăng trong khí quyển.
Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào dữ liệu vệ tinh từ năm 1979, biển Bering lại tương đối ổn định, ngoại trừ các năm 2018 và 2019 khi lượng băng được quan sát thấy giảm mạnh. Ưu điểm của phương pháp phân tích lõi than bùn là nó quay ngược thời gian lại rất xa, cho phép các nhà nghiên cứu xác định mức giảm băng hiện tại là bất thường hay theo xu hướng.
"Còn nhiều điều đang diễn ra bên cạnh sự nóng lên toàn cầu. Chúng tôi thấy những thay đổi trong mô hình hoàn lưu ở cả đại dương và khí quyển. Các điều kiện này có thể dẫn đến một vùng biển Bering hoàn toàn không có băng trong tương lai, tạo ra hiệu ứng domino lên hệ sinh thái", Jones cảnh báo.
Chi tiết nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Science Advances hôm 2/9.
Thung lũng Chết có nhiệt độ cao nhất trên Trái Đất Thung lũng Chết lập kỷ lục mới về nhiệt độ hôm 16/8 khi mức nhiệt trên sa mạc tại bang California lên tới 54,4 độ C. Biển cảnh báo nắng nóng ở Thung lũng Chết. Ảnh: Independent. Nhiệt kế ở vùng Furnace Creek, California, ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục vào chiều ngày 16/8, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ...