Tiêu bản ‘cụ rùa’ hồ Gươm được xử lý ra sao?
Tiến sĩ Vũ Ngọc Thành cho biết, việc làm tiêu bản “ cụ rùa” mất chừng khoảng một tháng. Có những bộ phận như mắt rùa phải nhập từ nước ngoài.
Nguồn tin cho biết xác rùa hồ Gươm mà nhiều người quen gọi là “cụ rùa” sẽ được mang về nghiên cứu và bảo quản lâu dài tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam. Tuy nhiên, về quá trình này, ông Nguyễn Trung Minh, Giám đốc bảo tàng từ chối phát ngôn.
Đây không phải lần đầu có rùa với kích cỡ lớn chết ở hồ Gươm. Trước đó, hồi Đại lễ nghìn năm Thăng Long 2010, một cá thể rùa mai mềm với chiều dài 1,2 m nặng 52 kg đã chết và nổi lên tại đây. Tiến sĩ Vũ Ngọc Thành, nguyên cán bộ khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội là người khi đó trực tiếp làm tiêu bản cá thể này. “Đấy là một con baba Nam Bộ, còn gọi là cua đinh. Trông đẹp lắm, hoàn toàn không ghẻ lở. Khi mổ thì không chảy máu. Khi làm tiêu bản nó bắt đầu thối rồi”, ông Thành nói.
Việc rùa kích cỡ lớn như vậy chết ở hồ Gươm vào thời điểm đó không được nhiều người biết đến do mạng xã hội chưa phát triển như bây giờ. Ông Thành chia sẻ về quá trình làm tiêu bản rùa nói chung và cách làm của ông hồi 2010.
“Trước tiên phải lấy hết nội quan ra. Sau đó tiêm những chất chống thối vào. Tiêm vào những chỗ không lấy được cơ ra. Thuốc chống thối sẽ được tiêm vào những chỗ có nhiều cơ. Sau đó thì sấy. Rồi lại cho những thuốc chống mốc vào”, ông Thành nói.
Theo ông Thành, riêng đôi mắt rùa thì không thể tiêm mà phải lấy mắt khác thay vào. “Ở nước ngoài có những nhà máy chế mắt đặc trưng cho những con vật này. Đơn giản, mua cái mắt thôi. Phải đặt mất độ 2 tháng mới nhập về, giá thì rẻ. Tất cả mắt những con vật làm tiêu bản đều được nhập về. Thường thường thì nhập ở Đức. Trước kia thì nhập ở Trung Quốc, Liên Xô cũ”, ông nói.
Cả quá trình này kéo dài khoảng một tháng.
Cá thể rùa mai mềm từng chết ở hồ Hoàn Kiếm hồi 2010 đã được làm tiêu bản – Ảnh: Ngọc Thắng
Video đang HOT
Với tiêu bản của “cụ rùa” hồ Gươm, ông Thành cho biết có thể các nhà khoa học sẽ làm tương tự. Tuy nhiên, ông cũng cho hay, tuổi tác, giống loài của hai cá thể này có khác nhau. Cá thể đã chết hồi 2010 ước mới hơn mười tuổi.
So với tiêu bản tại Đền Ngọc Sơn, cách làm tiêu bản mới có khác ở việc giữ nguyên dải diềm thịt của rùa. Với rùa mai mềm hiện trưng bày ở Ngọc Sơn, những người làm tiêu bản đã cắt cụt hết dải thịt dài ở phía sau, cảm giác gần như tròn xoe. Tiêu bản này do đó đã phải làm lại, đắp thêm vật liệu khác tạo hình chỗ diềm thịt đó cách đây vài năm.
Một người nghiên cứu rùa, tiến sĩ Quảng Trường (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện khoa học và Công nghệ VN) cho biết cho tới nay, sau nhiều năm nghiên cứu có thể khẳng định trong hồ Hoàn Kiếm chỉ có một cá thể giải Thượng Hải, cũng chính là “cụ rùa” theo dân gian gọi vừa qua đời. Số lượng ba ba Nam Bộ, vẫn thường gọi là cua đinh, hiện chưa rõ là bao nhiêu.
Tiêu bản rùa ở hồ Hoàn Kiếm tại Đại học KHTN Hà Nội – Ảnh: Ngọc Thắng
Trinh Nguyễn
Theo Thanhnien
Rùa hồ Gươm trong ký ức người Hà Nội
Mỗi lần rùa nổi lên mặt nước, nằm phơi nắng bên chân tháp giữa hồ đều trở thành sự kiện, thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dân.
Cùng với Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, rùa hồ Gươm trở thành một biểu tượng trong đời sống tinh thần người Hà Nội. Rùa hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết chống ngoại xâm của dân tộc nên luôn thu hút sự quan tâm của người dân. Đây cũng được cho là một trong bốn cá thể hiếm còn sót lại trên thế giới và được kêu gọi cần bảo tồn.
Hình ảnh rùa nổi lên ngay ngày đầu năm mới 2010, thu hút sự chú ý của hàng nghìn người dạo phố hoa.
Từ năm 2011, tần suất rùa nổi lên ngày càng nhiều, khiến cho người dân lo lắng về sức khỏe của rùa. Hình ảnh những vết thương trên mình, chân, cổ ngày càng lan rộng là dấu hiệu cho thấy rùa đang xuống sức.
Sau khi hình ảnh những vết thương lở loét trên mình rùa liên tục xuất hiện trên báo chí trong và ngoài nước, các nhà khoa học và dân chúng nhiều lần lên tiếng cần đưa rùa hồ Gươm lên cạn để chữa thương. Quyết định đưa rùa lên cạn được đưa ra từ giữa tháng 2/2011 với hai phương án: chờ rùa tự bò lên gò đất thuộc Tháp Rùa, hoặc đưa lên bằng lưới đánh bắt.
Cuối cùng, phương án hai được lựa chọn. Sau nhiều thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng, sáng 8/3/2011, chiến dịch bắt rùa khai màn trước sự chứng kiến của hàng nghìn người dân.
Sau gần trọn ngày bủa vây với 2 lần bắt hụt, lực lượng chức năng đã đưa được rùa về gò đất ở Tháp Rùa giữa hồ để chữa trị.
Giới chuyên môn nhận định, tình trạng thương tích của rùa không quá lo ngại, mầu trắng trên chân và cổ rùa là do giảm sắc tố da sau khi vết thương đã thành sẹo. Một thành viên nhóm điều trị cho biết sau khi được đưa vào khu chăm sóc, rùa đã ăn cá, thái độ hiền lành và không có vẻ gì sợ hãi.
Công cuộc trị thương cho rùa kéo dài gần 3 tháng. Khi lành vết thương, rùa hồ Gươm được thả trở lại môi trường sống tự nhiên, cùng hàng chục nghìn con cá, được thả vào hồ làm thức ăn cho rùa.
PGS Hà Đình Đức tiếp cận rùa khi lên bờ phơi nắng. Lần nổi lên gần đây nhất của rùa hồ Gươm là vào trưa ngày 21/12/2015. Sau 20 năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, PGS Đức đề nghị thành phố Hà Nội trình lên Thủ tướng ra quyết định công nhận rùa hồ Gươm, tiêu bản rùa ở đền Ngọc Sơn và bộ xương rùa hồ Gươm ở bảo tàng là bảo vật quốc gia.
Người Hà Nội sẽ chẳng bao giờ còn được chứng kiến hình ảnh rùa hồ Gươm nằm phơi nắng gần chân Tháp Rùa. Thông tin từ cơ quan chức năng TP Hà Nội xác nhận rùa hồ Gươm đã chết chiều 19/1. Khoảng 17h xác rùa được phát hiện nổi lên tại khu vực trước báo Hà Nội mới. Hàng trăm người dân hiếu kỳ đã tụ tập theo dõi. Xác rùa được di chuyển tới khu vực đền Ngọc Sơn chờ phương án xử lý của nhà chức trách. Theo một chuyên gia động vật, do rùa hồ Gươm là cá thể cái nên chỉ còn phương án là làm tiêu bản để bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Hoàng Phương - Phạm Hương
Ảnh tổng hợp
Theo VNE
Rùa hồ Gươm chết Người dân phát hiện xác rùa nổi lên khoảng 17h chiều nay và đưa vào đền Ngọc Sơn (Hà Nội). Một nguồn tin từ thành phố Hà Nội xác nhận với VnExpress rùa hồ Gươm đã chết chiều 19/1. Vị này cho hay các cơ quan liên quan của thành phố sẽ có cuộc họp để bàn về phương án xử lý. Lực...