Tiết lộ về những khóa đào tạo khắc nghiệt của binh sĩ Mỹ
Ở những khóa đào tạo này, các binh sĩ Mỹ được huấn luyện cách sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt, tránh bị bắt giữ và khả năng trốn thoát khỏi vòng vây của kẻ thù.
Các binh sĩ Mỹ huấn luyện tại một căn cứ ở Illinois (Ảnh: Không quân Mỹ).
Theo Business Insider, trong chiến tranh, tất cả binh sĩ luôn phải đối mặt với nguy cơ bị bắt và đối mặt với những điều kiện giam giữ khắc nghiệt. Đó là lý do quân đội Mỹ đã mở các khóa học đào tạo với mức độ phức tạp và cường độ khác nhau.
Thông thường, tất cả các binh sĩ Mỹ đều trải qua khóa huấn luyện tù binh, nhưng với số lượng và chất lượng khác nhau.
Các đơn vị hoạt động đặc biệt với tính chất rủi ro cao được đào tạo đặc biệt. Trong đó, lực lượng lính biệt kích phải trải qua quá trình huấn luyện nghiêm ngặt về cách tồn tại trong vùng hoang dã, tránh bị địch bắt, chống lại việc bị thẩm vấn và thậm chí chịu được các hình thức tra tấn.
Tất cả đều có trong các khóa học Sống sót, Trốn tránh, Kháng cự và Trốn thoát (SERE)
Video đang HOT
SERE có ba cấp độ A, B, C và được điều chỉnh cho phù hợp với từng lực lượng khác nhau. Mỗi lực lượng sẽ có khóa đào tạo SERE riêng và hiện chỉ có 5 cơ sở quân sự được phép tổ chức khóa học này.
Mỗi lực lượng được đào tạo cấp độ khác nhau
Chẳng hạn như, hầu hết các binh sĩ trong lực lượng Mũ nồi xanh chỉ học phần “Sống sót” và cũng chỉ một số ít thành viên lực lượng này được chọn tham gia toàn bộ chương trình học SERE. Trong khi đó, tất cả các thành viên lực lượng đặc nhiệm Mỹ đều trải qua cấp độ đào tạo C.
Hiện nay, tất cả quân nhân nhập ngũ và hạ sĩ quan đều phải trải qua đào tạo cấp độ A, chủ yếu dạy những điều cơ bản về quy tắc ứng xử. Đây là một khóa học tối thiểu để các binh sĩ học được cách sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt, tránh bị bắt giữ và giam giữ.
Cấp độ B dành cho các lực lượng như bộ binh và lính thiết giáp, lính công binh, lực lượng an ninh, và những người làm công việc có nguy cơ bị bắt ở mức độ tầm trung và đối mặt với việc bị thẩm vấn hoặc khai thác để lấy thông tin. Ngoài ra, bất kỳ binh sĩ nào được triển khai đến chiến trường đều trải qua lớp đào tạo B. Trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, nơi một số binh lính không trực tiếp chiến đấu vẫn được đào tạo sâu rộng để tránh bị giam giữ và thẩm vấn.
Một học viên tìm cách nhóm lửa khi tham gia đào tạo binh sĩ ở Rangely, Colorado (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Cao nhất là cấp độ C. Đây là khóa đào tạo dành cho những lực lượng chuyên thực hiện nhiệm vụ phức tạp và nguy hiểm, có nguy cơ bị bắt và thẩm vấn cao nhất. Đây cũng là khóa học khó nhất và thử thách nhất.
Các đơn vị đặc nhiệm cấp 1, chẳng hạn như Lực lượng Delta và Nhóm triển khai chiến tranh đặc biệt Hải quân Mỹ (trước đây gọi là SEAL 6), luôn có khóa đào tạo SERE bổ sung cho tất cả thành viên.
Khóa học cấp độ C chủ yếu dành cho người dẫn đầu và phi công đặc biệt. Nhưng thành viên trong một số lĩnh vực nghề nghiệp khác, chẳng hạn như tùy viên quân sự được cử đến các đại sứ quán trên khắp thế giới, cũng được đào tạo theo khóa học này vì họ cũng đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc hoặc bị giam giữ làm con tin.
Khóa học cấp độ C diễn ra trong 21 ngày và được chia thành 3 giai đoạn, đào tạo cho các lính biệt kích và phi công cách tự ứng xử nếu bị bắt, sống sót trong vùng hoang dã, tránh bị bắt, chống lại thẩm vấn, và thoát khỏi nơi giam giữ.
Chris Ryan, một cựu nhân viên điều hành SAS, người đã trốn thoát khỏi lực lượng Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, cho biết trong khóa học này, những người hướng dẫn đặt ra yêu cầu đầu tiên là “bạn phải cực kỳ cẩn trọng khi người thẩm vấn là nữ” vì khi đó thường là “bạn sẽ khó qua ải mỹ nhân”.
Dầm mưa đưa tiễn lính Mỹ chết ở Kabul
Lính cứu hỏa đứng trên xe chuyên dụng trong cơn mưa tầm tã để đón thi hài Ryan Knauss, binh sĩ Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom Kabul.
Cảnh sát hạt Fairfax, bang Virginia hôm 16/9 dẫn đầu đoàn xe chạy dọc tuyến đường liên bang khi đưa thi thể thượng sĩ Ryan Knauss, 23 tuổi, một trong 13 quân nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết ở sân bay Kabul tháng trước, đến an táng tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington. Knauss quê ở Knoxville, Tây Virginia.
Trước khi đoàn xe khởi hành, sở cảnh sát hạt Fairfax thông báo bất cứ ai muốn tưởng nhớ thượng sĩ Knauss hãy đến các cầu vượt dọc theo tuyến đường.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy lính cứu hỏa hạt Fairfax đứng trên nóc xe chuyên dụng trong cơn mưa tầm tã và gió lớn khi đoàn xe chở thi hài Knauss đi qua.
Hàng chục người cũng xếp hàng trên các cầu vượt từ Knoxville đến hạt Fairfax, trong khi nhiều người khác tham gia hộ tống đoàn xe. Một chiếc trực thăng cũng xuất hiện trên bầu trời.
"Khi nghe tin người hùng tử trận ở Afghanistan sẽ được đưa qua Fairfax, chúng tôi biết ngay rằng phải làm gì đó để tỏ lòng thành kính", cảnh sát trưởng Kevin Davis nói.
13 quân nhân Mỹ, gồm 11 lính thủy quân lục chiến, một lính lục quân và một nhân viên quân y, đã thiệt mạng trong vụ đánh bom liều chết của IS-K, nhánh hoạt động của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng tại Afghanistan, bên ngoài Cổng Abbey của sân bay quốc tế Hamid Karzai ngày 26/8. Nhóm lính Mỹ bị đánh bom khi đang đảm bảo an ninh cho cuộc sơ tán khỏi Kabul.
Cảnh sát và người dân tiễn đưa thượng sĩ Ryan Knauss trên các tuyến đường ở Fairfax, bang Virginia hôm 16/9. Ảnh: Cảnh sát hạt Fairfax .
Dịch sởi bùng phát trong đoàn người Afghanistan tới Mỹ Mỹ phát hiện 4 ca nhiễm sởi trong số hàng chục nghìn dân tị nạn Afghanistan và đình chỉ các chuyến bay đưa họ tới nước này trong một tuần. Karine Jean-Pierre, phó phát ngôn Nhà Trắng, ngày 13/9 cho biết các chuyến bay chở người tị nạn Afghanistan tới Mỹ sẽ bị đình chỉ trong ít nhất một tuần sau khi các...