Tiết lộ về báu vật ở ngôi làng ven biển Thanh Hóa
Suốt 15 năm qua, người dân thôn Hùng Thành, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc ( Thanh Hóa) giữ gìn bộ xương cá voi khổng lồ như một báu vật, khiến không ít du khách hiếu kỳ.
Ngôi đền khang trang nằm ngay ở trung tâm làng biển Hùng Thành, mới được sửa sang lại cách đây vài năm. Đây là nơi thờ bộ xương cá voi khổng lồ và còn khá nguyên vẹn. Hàng năm cứ vào dịp 19/1 và 12/2 âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ hội cầu ngư ở đền thờ Cá Ông với mong ước cho một năm mưa thuận gió hòa, cá tôm đầy thuyền sau mỗi chuyến ra khơi.
Bà Vũ Thị Nhưng (79 tuổi), người đang trông coi bộ xương cá voi tại ngôi đền thờ “ ngài Nam Hải” ở thôn Hùng Thành cho biết, người dân nơi đây coi đó là “báu vật” của làng. Theo bà Nhưng, năm 2003, trong lúc đi biển, dân làng phát hiện một vật thể lạ rất lớn trôi dạt trên biển, cách bờ khoảng 500m. Khi họ tiến lại gần kiểm tra thì phát hiện đó là xác một chú cá voi xanh nặng hàng chục tấn.
Với người dân đi biển, cá voi hay còn gọi là “ cá ông” luôn là loài cá cứu người dân mỗi khi gặp nạn trên biển và rất thân thiện với con người. Do đó, khi phát hiện xác cá voi trôi dạt vào bờ, lập tức dân làng đã kéo xác vào sát bãi Vẹt đắp đất, chôn cất. Sau gần 2 năm, khi xác cá voi xanh đã phân hủy, bà con gom từng mảnh xương đem vào đất liền và lập đền thờ lấy tên là “Đền thờ ngài Nam Hải”, nhiều người vẫn quen miệng gọi là “Đền thờ Cá Ông”.
Trước đây, do điều kiện khó khăn nên dân làng chỉ bảo quản bộ xương cá voi trong một khu lán lợp tạm bợ bằng fibro xi măng. Đến năm 2012, con em làng chài đã kêu gọi quyên góp xây dựng khu đền khang trang. Mặc dù 15 năm trôi qua, xong bộ xương vẫn còn kha nguyên vẹn. Mỗi đốt xương sống của cá voi to như những chiếc đôn, chiếc ghế ngả màu vàng óng ánh. Những chiếc xương sườn dài 1,5 đến 2m cong như cánh cung được xếp rất gọn gàng.
Video đang HOT
Với người dân làng biển, ngôi đền là biểu tượng linh thiêng, may mắn và bình an. Vì vậy, trước mỗi chuyến ra khơi hoặc ngày đầu tháng, đầu năm, dân làng lại ra đền ngài Nam Hải thắp hương cầu mong cho một năm bình an, trúng lộc biển, lộc trời… Được biết, nhiều người từ khắp nơi về hỏi mua với giá vài trăm triệu nhưng dân làng không bán. Đối với ngư dân nơi đây, cá Ông là thần hộ mệnh, là nơi gửi gắm niềm tin khi họ gặp sóng to, gió lớn mỗi chuyến ra khơi nên dù có trả giá hàng tỷ đồng họ cũng không bao giờ bán.
Ngôi làng ven biển thơ mộng hệt như truyện tranh ở đảo Phú Quý ít người biết
Trải dài khắp mảnh đất chữ S của Việt Nam có rất nhiều hòn đảo, nhưng nét đẹp ở ngôi làng ven biển Phú Quý là một khung cảnh độc đáo không lẫn vào đâu được.
Phú Quý thời gian gần đây đang dần trở thành cái tên được nhiều bạn trẻ nhắc đến khi lựa chọn địa điểm du lịch biển đảo. Hòn đảo còn có tên là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ, thuộc tỉnh Bình Thuận. Với diện tích chỉ vỏn vẹn 16km2, nhưng nơi đây đủ sức gây thương nhớ với bất kỳ ai từng đặt chân đến bởi vẻ đẹp mộc mạc, nguyên sơ của trời đất, biển mây và núi đá.
Phú Quý dù chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, bình dị. (Ảnh: Luong Duc Anh)
Chỉ cần lên mạng và gõ tìm kiếm về đảo Phú Quý, bạn sẽ thấy được một loạt những hình ảnh đẹp đến nao lòng về khung cảnh mỹ lệ mà tạo hóa đã ban cho vùng đất này.
Những địa điểm thường được mọi người rỉ tai nhau khi đến với Phú Quý có thể kể ra một loạt danh sách dài như: hồ Vô cực, Bãi Nhỏ, Gành Hang, dốc phượt, núi Cao Cát, vịnh Triều Dương...
(Ảnh: Luong Duc Anh)
Tuy nhiên, ít người biết rằng bên cạnh vẻ mỹ miều của những biển xanh, cát trắng, núi non ấy, Phú Quý còn là một viên ngọc ẩn chứa sự nên thơ và yên bình rất đặc trưng của một ngôi làng ven biển.
Cảnh thanh bình trên những cung đường bao quanh đảo. (Ảnh: Chế Anh Toàn)
Hòn đảo với hơn 25 nghìn dân sinh sống dọc bờ biển vẫn giữ được nét hoang sơ hiếm có. Nếu như cảnh quan gần như được giữ trọn vẹn nét đẹp tự nhiên, thì lối sống chân chất, mộc mạc của người dân vùng biển vẫn được một bộ phận cư dân duy trì và gìn giữ qua các thế hệ. Và một trong những điểm khác biệt đó chính là lối kiến trúc nhà cửa và xây dựng ở các ngôi làng nơi đây.
(Ảnh: Chế Anh Toàn)
Chỉ cần dắt xe máy đánh một vòng quanh đảo rời xa khu vực trung tâm, bạn sẽ bắt gặp một dãy những căn nhà lát đá, phủ mộc màu xi măng đơn sơ nhưng đồng bộ tạo nên một khung cảnh rất nên thơ. Bên cạnh đó phải đặc biệt kể đến các bức tường rào quanh sân được đắp bằng đá độc đáo khiến người lữ khách như lạc vào một ngôi làng trong truyện tranh.
Những bức tường gạch, mái tôn đã tạo nên vẻ đẹp độc đáo của ngôi làng. (Ảnh: Phạm Trang)
(Ảnh: Phạm Trang)
Từ mọi con ngõ, đâu đâu cũng có thể nhìn thấy biển nhấp nhô từ đằng xa. (Ảnh: Sơn Đoàn)
Đứng từ các con dốc, hẻm nhỏ, nhìn xa xa ra là biển xanh phía trước mắt, chẳng cần mất quá nhiều công sức, bạn cũng có thể cho ra bộ ảnh đầy chất thơ về một Phú Quý vừa quen lại vừa lạ với mọi người.
Chẳng cần tạo dáng gì nhiều, chỉ cần đứng vào là có ngay ảnh đẹp. (Ảnh: Lê Trọng)
(Ảnh: Lê Trọng)
Hoặc chỉ cần đi bộ dọc quanh các con phố, căn nhà nơi đây để tận hưởng sự yên bình, nhìn ngắm sinh hoạt hằng ngày của người dân nơi đây cũng đủ để bạn cảm thấy tâm hồn mình thư thái vô cùng.
(Ảnh: Lê Trọng)
Nếu như có dịp đến Phú Quý, đừng quên dạo quanh các khu nhà ven biển nơi đây nhé, đảm bảo sẽ vừa có ảnh đẹp vừa được khám phá một góc bình yên rất đỗi đặc biệt ở hòn đảo này!
Thành phố đón nhiều du khách nhất 6 tháng đầu năm, vượt cả Phú Quốc, Nha Trang Không tính các thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh Hóa là địa điểm đón nhiều khách du lịch nhất 6 tháng đầu năm 2022 với 6,8 triệu lượt khách. Ảnh: BaoThanhHoa Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, tổng lượng du khách 6 tháng đầu năm 2022 của tỉnh là trên 6,8 triệu lượt, đạt...