Tiết lộ tài liệu mật về Boris Yelsin và Bill Clinton những năm 90
Gần 600 trang bản ghi các cuộc gặp và điện đàm giữa cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton và cựu Tổng thống Nga Boris Yelsin vẽ nên một bức tranh về thời điểm phương Tây thích Nga.
Tổng thống Bill Clinton gặp Tổng thống Boris Yeltsin ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày 18.11.1999. Ảnh: Reuters
Nga-Mỹ: Đối tác bình đẳng
Thư viện Tổng thống Bill Clinton ở Little Rock, Arkansas công bố bản ghi 18 cuộc trò chuyện cá nhân và 56 cuộc điện đàm giữa ông Clinton và Yeltsin.
Các cuộc trò chuyện này diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 1.1993 – khi ông Clinton nhậm chức Tổng thống Mỹ, đến tháng 12.1999 – khi ông Yeltsin từ chức.
“Ông đã dẫn dắt đất nước đi qua một thời điểm lịch sử và ông đang để lại một di sản để Nga có thể phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo” – ông Clinton nói với cựu Tổng thống Boris Yeltsin trong cuộc điện đàm ngày 31.12.1999 – ngày ông Yeltsin bất ngờ tuyên bố từ chức.
“Tôi biết những thay đổi dân chủ mà ông dẫn dắt đã khiến Nga có thể hòa nhập vào cộng đồng quốc tế” – ông Clinton nói tiếp và nhấn mạnh rằng các nhà sử học sẽ gọi ông Yeltsin là “cha đẻ của nền dân chủ Nga”, người đã làm việc “để đưa thế giới trở thành một nơi an toàn hơn”.
Bản chép cuộc điện thoại ông Clinton gọi Yeltsin ngày 31.12.1999, ngày cựu Tổng thống Nga từ chức.
Các tài liệu cho thấy mối quan hệ mà ông Clinton thể hiện với ông Yeltsin là “quan hệ đối tác hợp tác bình đẳng” giữa Mỹ và Nga, nhưng phần lớn là nhà lãnh đạo Mỹ yêu cầu và nhà lãnh đạo Nga thực hiện.
Nhưng điều đó không có nghĩa là ông Yeltsin không đưa ra yêu cầu nào với người đồng cấp Mỹ. Ngược lại, ông Yeltsin đã yêu cầu rất nhiều, từ việc Mỹ ủng hộ cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 1996 đến cam kết NATO không mở rộng sang các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Nhưng ông Clinton từ chối mọi “thỏa thuận quý ông” về việc mở rộng NATO, và nói với ông Yeltsin rằng ông phải thúc đẩy mở rộng NATO vì các vấn đề chính trị trong nước. Ông nói, phe Cộng hòa đã sử dụng vấn đề này để giành được sự ủng hộ của người Mỹ gốc Đông Âu ở vùng Trung Tây.
Tháng 6.1996, ông Yeltsin hỏi ông Clinton để vay tiền. “Bill, để phục vụ chiến dịch bầu cử của tôi, tôi cần gấp khoản vay 2,5 tỉ USD cho Nga. Tôi cần tiền để trả lương và lương hưu” – ông Yeltsin nói.
“Tôi sẽ kiểm tra với IMF và một số bạn bè của chúng tôi để xem có thể làm được gì” – ông Clinton trả lời.
Video đang HOT
Nhờ tài trợ của Mỹ, ông Yelsin đã thắng trong cuộc bầu cử năm 1996.
Rạn nứt vì Nam Tư
Để ngăn chặn sự phản đối của Nga trước cuộc tấn công của NATO vào Nam Tư năm 1999, ông Clinton lập luận rằng Tổng thống Slobodan Milosevic là “kẻ bắt nạt”, và ông ta không được phép “phá hủy mối quan hệ chúng ta đã gây dựng trong 6 năm rưỡi”.
Mặc dù cuối cùng ông Yeltsin đã trao cho Clinton những gì nhà lãnh đạo Mỹ đòi hỏi về vấn đề Kosovo và Nam Tư, nhưng ông cũng cảnh báo Tổng thống Mỹ rằng việc đánh bom sẽ làm mất đi tình cảm và lý trí của người Nga.
“Người dân Nga chúng tôi chắc chắn từ nay sẽ có thái độ tiêu cực với Mỹ và NATO” – ông Yelsin nói với Clinton vào tháng 3.1999.
“Tôi nhớ tôi đã vất vả thế nào để bản thân tôi và những người dân của tôi, những chính trị gia Nga hướng về phương Tây, về Mỹ. Tôi đã từng thành công khi làm điều đó, nhưng bây giờ tôi lại đánh mất tất cả” – ông Yeltsin nói.
Ông Yeltsin giới thiệu ông Putin với ông Clinton.
Giới thiệu Putin
Cuối năm 1999, Tổng thống Yeltsin nói với Tổng thống Clinton rằng ông đã tìm được người kế nhiệm là Vladimir Putin.
Tháng 9.1999, ông Yeltsin giới thiệu ông Putin với Clinton như một “người đàn ông cứng rắn”, nói thêm: “Tôi chắc chắn rằng ông sẽ thấy Putin là một đối tác có trình độ cao”.
“Putin là một nhà dân chủ và ông ấy rất hiểu phương Tây” – ông Yeltsin nói với Clinton ở Istanbul vào tháng 11.1999 – lần cuối cùng hai người gặp nhau.
“Ông và Putin sẽ hợp tác với nhau. Putin sẽ tiếp tục con đường của Yeltsin về dân chủ, kinh tế và mở rộng quan hệ của Nga. Ông ấy có năng lượng và trí tuệ để thành công” – ông Yeltsin nói với Clinton.
Ông Yeltsin đề nghị ông Clinton để Châu Âu cho Nga.
Cũng trong lần gặp đó, ông Yeltsin thỉnh cầu Clinton “hãy để Châu Âu cho Nga. Mỹ không ở Châu Âu. Châu Âu nên là việc của Châu Âu. Nga là một nửa Châu Âu, nửa Châu Á… Bill, tôi nghiêm túc đấy. Hãy để Châu Âu cho Châu Âu”. Tuy nhiên, ông Clinton đã lịch sự phớt lờ đề nghị của Yeltsin.
SONG MINH
Theo Laodong
Thú vui câu cá của các nhà lãnh đạo thế giới
Ngoài những giờ làm việc tại nhiệm sở, các nhà lãnh đạo thế giới cũng dành cho mình những khoảnh khắc thư giãn bằng cách tham gia các hoạt động ngoài trời như câu cá.
Câu cá được xem là sở thích lớn của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ngoài giờ làm việc, ông Putin từng dành nhiều chuyến đi tới các sông hồ ở Nga để câu cá. Trong ảnh: Ông Putin câu cá tại một khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia ở Tyva, vùng Siberia năm 2013. (Ảnh: TASS)
Câu cá là một trong những hoạt động ngoài trời yêu thích của nhà lãnh đạo Nga. (Ảnh: TASS)
Tổng thống Putin mình trần cầm trên tay "chiến lợi phẩm" trong một buổi đi câu ở Siberia (Ảnh TASS)
Cựu Tổng thống Nga Boris Yeltsin câu cá trong kỳ nghỉ tại cộng hòa Karelia thuộc Nga vào năm 1997. (Ảnh: TASS)
Niềm vui khi câu cá của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tại sông Đông Gallatin gần thành phố Belgrade, Serbia năm 2009. (Ảnh: Nhà Trắng)
Cố Thủ tướng Đức Helmut Kohl và cố Tổng thống Indonesia Suharto cùng nhau câu cá ở ngoài khơi đảo Bira gần thủ đô Jarkata, Indonesia năm 1996. (Ảnh: AP)
Cựu Tổng thống Mỹ George Bush ngâm mình dưới nước khi câu cá ở Gulf Stream năm 1988. (Ảnh: AP)
Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cầm trên tay một con cá câu được tại con suối gần Oshino, phía tây Tokyo, Nhật Bản năm 1981. (Ảnh: TASS)
Lãnh tụ Cuba Fidel Castro cầm trên tay một con cá lớn trong chuyến đi câu tại Havana năm 1960. (Ảnh: AP)
Cố Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt trong một chuyến đi câu ở Alaska năm 1944. (Ảnh: US Navy)
Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev và con trai Sergei Khrushchev câu cá trong chuyến đi tới Yugoslavia năm 1969. (Ảnh: TASS)
Cố Tổng thống Mỹ Herbert Hoover ngồi trên thuyền đi câu tại New England, Mỹ năm 1939. (Ảnh: AFP)
Thành Đạt
Theo Dantri
John McCain: Người đầy duyên nợ với Việt Nam Sau khi từ Việt Nam trở về, John McCain trở thành một trong những người thúc đẩy mạnh mẽ nhất bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. John McCain (phải) khi còn là một phi công hải quân. Ảnh: Reuters. Mối duyên nợ giữa John McCain với Việt Nam bắt đầu từ khi ông bắt đầu tham chiến tại Việt Nam với...