Tiết lộ sự thật cái chết của Yuri Gagarin
Sau 40 năm im lặng, người đồng đội của anh hùng Liên Xô Yuri Gagarin mới lên tiếng tiết lộ về nguyên nhân gây ra cái chết của ông.
Sau hơn 40 năm trời, bí mật về nguyên nhân thật sự gây nên cái chết của nhà du hành vũ trụ Xô Viết Yuri Gagarin, người đầu tiên bay vào vũ trụ đã được tiết lộ khi nhà du hành Aleksey Leonov kể lại sự thật về những gì đã diễn ra trong ngày đau thương đó.
Suốt 20 năm qua, Aleksey Leonov đã không ngừng đấu tranh để được phép tiết lộ thông tin về những gì đã diễn ra với người anh hùng Yuri Gagarin huyền thoại vào tháng 3/1968.
Anh hùng vũ trụ Liên Xô Yuri Gagarin
Vào thời điểm đó, Liên Xô đã thành lập một Ủy ban cấp nhà nước để điều tra vụ tai nạn và đưa ra kết luận rằng phi hành đoàn của chiếc Mig-15UTI là Yuri Gagarin và huấn luyện viên lão luyện Vladimir Seryogin đã cố tránh một vật thể lạ như đàn ngỗng hoặc một quả khí cầu nên bị xoay cánh đuôi và cuối cùng bị đâm xuống đất. Cả hai phi công đều tử nạn trong chuyến bay thử đó.
Nhưng ông Leonov cho hay: “Kết luận đó chỉ đáng tin với người thường thôi, không thể qua mặt được các chuyên gia.” Ông luôn có lập trường kiên định về bí mật xung quanh cái chết của Gagarin và muốn gia đình của Gagarin biết được sự thật vì “mọi thứ trong thực tế diễn ra hoàn toàn khác.”
Gagarin (trái) và Aleksey Leonov
Nhiều năm sau cái chết của Gagarin, nhiều tin đồn vẫn tiếp tục lan truyền về nguyên nhân cái chết của ông, từ giả thuyết tự sát cho tới va chạm với UFO hoặc do van thông gió trong buồng lái không đóng kín.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo một báo cáo vừa được giải mật, đằng sau vụ tai nạn thảm khốc này có bàn tay của con người, đó là một chiếc chiến đấu cơ SU-15 đã bay gần đến mức nguy hiểm với máy bay của Gagarin.
Ông Aleksey Leonov kể lại sự việc
Leonov kể lại: “Trong trường hợp này, viên phi công đó đã không tuân thủ hướng dẫn trong giáo trình và hạ xuống độ cao 450 mét. Tôi biết điều đó vì tôi đã ở đó, tôi nghe tiếng máy bay và kể với các nhân chứng. Chiếc máy bay này đã giảm độ cao từ khoảng cách 10-15 mét từ trong mây, vượt qua Gagarin ở khoảng cách gần khiến máy bay của ông bị lộn nhào và sau đó bị rơi vào vòng xoáy ở tốc độ 750 km/h.”
Tuy nhiên, họ tên của người đã gây ra cái chết của Gagarin vẫn còn là một bí mật. Để được phép kể lại vụ việc này, Leonov đã phải hứa là giữ kín danh tính của người đó, chỉ biết rằng viên phi công này giờ đã 80 tuổi và đang rất yếu.
Nữ phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ Valentina Tereshkova
Cái chết của Gagarin không chỉ là một thảm kịch mà còn là sự kiện đánh dấu chấm dứt sự nghiệp của Valentina Tereshkova, người phụ nữ đầu tiên bay vào vũ trụ khi nhà nước Liên Xô không cho phép bà tiếp tục bay vì sợ rằng sẽ mất nốt một hình tượng anh hùng chinh phục vũ trụ. Nhưng nỗi đau buồn lớn nhất của Tereshkova vẫn là cái chết của Gagarin. Bà cố cầm nước mắt nghẹn ngào: “Tôi vẫn còn nhớ anh ấy. Đó là mất mát không chỉ với các phi hành gia mà còn với cả cộng đồng.”
Theo 24h
Căn cứ siêu bí mật về vũ trụ của Trung Quốc
Nếu đây thực sự là trung tâm của ngành vũ trụ Trung Quốc đang hối hả chạy đua với các nước lớn, vậy sao không khí ở đây lại có vẻ thoải mái đến vậy?
Được mời đến căn cứ vũ trụ bí mật của Trung Quốc trước khi nước này phóng tàu vũ trụ Thần Châu 10 hôm 11/6, phóng viên Nic Robertson của CNN mô tả cảm nhận của mình về nơi đang thực hiện tham vọng vũ trụ của Bắc Kinh. Xin giới thiệu đến bạn đọc.
Điều đầu tiên tôi nhìn thấy là mấy chiếc xe đạp. Những người không đi xe đạp thì đang cuốc bộ. Tôi bắt đầu băn khoăn liệu mình có rẽ nhầm hay không. Chúng tôi đang tìm đến trung tâm vũ trụ siêu bí mật của Trung Quốc.
4 giờ đồng hồ lái xe ở Tửu Tuyền thuộc miền tây Trung Quốc, chúng tôi qua những cánh đồng và ao cá được vây quanh bởi những đỉnh núi trắng mờ, đến một ốc đảo toàn màu xanh và cuối cùng là xuyên qua sa mạc Gobi khô cằn.
Chúng tôi đi qua nhiều trạm kiểm soát an ninh và hệ thống camera liên tục chụp ảnh khi chúng tôi đi qua hãng dãy đồi cát lung linh tưởng chừng như vô tận. Không nghi ngờ gì nữa, chúng tôi đã đến đúng nơi, chỉ có điều là chúng tôi không cảm thấy như thế.
Nếu đây thực sự là trung tâm của ngành vũ trụ Trung Quốc đang hối hả chạy đua với các nước lớn, vậy sao không khí ở đây lại có vẻ thoải mái đến vậy?
Thần Châu 10 trước khi được phóng vào không gian từ trung tâm vũ trụ Cửu tuyền (Ảnh: GbTimes)
Vài giờ sau, tôi được đưa vào căn phòng đầy màn hình theo dõi qua camera và phóng viên. Không khí ở đây có vẻ kỳ lạ như thể trong bối cảnh khoa học viễn tưởng. Nhưng những con phố sạch sẽ với hàng cây được cắt tỉa cẩn thận lại tạo cảm giác như thể đây là một thị trấn nghỉ dưỡng.
Vài nhà hàng nhỏ thắp đèn neon chiếu hắt ra đường khi chúng tôi chạy xe qua. Ngay cả những cửa hàng nhỏ cũng tạo cảm giác như đây là ngôi làng để nghỉ ngơi. Khách sạn mà chúng tôi nghỉ còn mới đến nỗi những người làm vườn vẫn đang trồng thêm hoa. Điều hơi buồn là ở trung tâm phóng tàu vũ trụ của Trung Quốc mà thang máy lại không hoạt động, nhưng những người chuyển hàng lại rất sẵn lòng giúp đỡ.
Ấn tượng sâu sắc nhất mà du khách đến trung tâm vũ trụ Cửu Tuyền cảm nhận được có lẽ là vẻ đẹp thiên nhiên và sự thân thiện.
Trong một tòa nhà thấp nằm sau hàng cây bên đường, tôi gặp một phụ nữ. Chị không có vẻ gì là đang nghỉ ngơi, mà còn cực kỳ tất bật với công việc. Chức vụ phó giám đốc của một chương trình vũ trụ nghĩa là chị đang mang cả niềm hy vọng của quốc gia trên vai. Trong phòng họp báo, mọi người đều chú ý đến từng câu chữ của người phụ nữ ấy.
Mọi câu hỏi về sứ mệnh phóng tàu vũ trụ có người lái lên vũ trụ của Trung Quốc đều được chị trả lời ngắn gọn, chính xác, và chi tiết. Nhưng dù tôi giơ tay rất nhiều để đợi đến lượt mình, nhưng tôi không được mời lần nào.
Lúc đó, tôi nghĩ rằng đây là một sự kiện của Trung Quốc và tại sao họ lại muốn trả lời một câu hỏi từ phóng viên phương Tây?
Phi hành gia Nie Haisheng (trái), Zhang Xiaoguang (phải) và Wang Yaping (giữa) vừa được đưa lên vũ trụ bằng phi thuyền Thần Châu 10
Tên lửa Trường Chinh 2F cùng tàu vũ trụ Thần Châu 10 được phóng lên vũ trụ vào hôm 11/6. Trung Quốc đã đi được một bước dài từ khi phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên cách đây 10 năm, nhưng vẫn còn thua xa Mỹ và châu Âu - đang cùng vận hành trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Những "người anh hùng" mặc trang phục phi hành gia sẽ mất 15 ngày quay quanh trái đất trước khi cập bến trạm vũ trụ không người lái của riêng họ. Trong khi phi thuyền Soyuz của Nga chỉ mất 6 giờ đồng hồ sau khi cất cánh để khớp nối với ISS, thì phi thuyền Trung Quốc phải mất 2 ngày mới hoàn thành nhiệm vụ này.
Nhưng 6 giờ đồng hồ hay 2 ngày không thành vấn đề. Trung Quốc đã vào vũ trụ và những người dân ở thị trấn này hiểu rất rõ thành tựu của đất nước họ có ý nghĩa như thế nào.
Trung tâm phóng vệ tinh Cửu Tuyền là một phần của Thành phố vũ trụ Dongfeng, nằm trên sa mạc Gobi, cách Thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc khoảng 1.600km. Trung tâm này được thành lập năm 1958 và là một trong ba trung tâm vũ trụ của Trung Quốc hiện nay. Nơi này thực hiện nhiều vụ phóng tên lửa, phi thuyền nhất ở Trung Quốc. Hầu hết các trung tâm vũ trụ của Trung Quốc đều nằm ở nơi xa xôi và người nước ngoài thường không được phép vào.
Theo 24h
Trung Quốc phóng tàu Thần Châu-10 vào hôm nay Trung Quốc sẽ phóng tàu Thần Châu-10 vào hôm nay để đưa 3 phi hành gia, trong đó có một phụ nữ, lên vũ trụ trong sứ mệnh không gian dài nhất của cường quốc châu Á cho tới nay. (Từ trái sang phải) Các nhà du hành vũ trụ Wang Yaping , Nie Haisheng và Zhang Xiaoguang diện kiến báo giới ngày...