Tiết lộ mùa “tinh binh” khỏe nhất
Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Israel cho rằng nguyên nhân hầu hết trẻ con được sinh ra vào mùa thu là do “tinh binh” của quý ông khỏe mạnh, hăng hái nhất là vào mùa đông và đầu xuân.
Tinh trùng khỏe mạnh nhất mùa xuân và mùa đông
Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Eliahu Levitas từ Trường Đại học Ben-Gurion – Israel, nói: “Sự gia tăng chất lượng tinh trùng vào mùa đông và đầu xuân có thể là lời giải thích cho sự gia tăng đặc biệt của số trẻ em được sinh ra vào mùa thu”.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí American Journal of Obstetrics & Gynecology sau khi các nhà khoa học tại Đại học Ben-Gurion tiến hành phân tích mẫu tinh dịch của 6.445 người đăng ký điều trị vô sinh ở trung tâm hỗ trợ sinh sản của trường từ tháng 1-2006 đến 7-2009.
Trong đó, 4.096 người có quá trình sản xuất tinh trùng diễn ra bình thường và 1.495 người xuất hiện các dị tật, chẳng hạn có lượng tinh binh thấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mức hơn 16 triệu tinh trùng/ml tinh dịch là bình thường.
Kết quả cho thấy trong suốt mùa đông, tinh trùng tăng rõ rệt về số lượng, tốc độ bơi cũng như ít bị dị tật hơn. Tuy nhiên, chất lượng tinh trùng càng giảm dần khi càng vào những ngày mùa xuân.
Video đang HOT
Chẳng hạn, những người thuộc nhóm này sản xuất khoảng 70 triệu tinh trùng/ml tinh dịch trong suốt mùa đông. Khoảng 5% trong số “tinh binh” này có độ di động cao, bơi nhanh, giúp cơ hội thụ thai được cải thiện. Trong khi đó, mức sản xuất tinh trùng vào mùa xuân của họ là xấp xỉ 68 triệu tinh trùng/ml tinh dịch và chỉ 3% trong đó có độ di động cao.
Ảnh minh họa: Live Science
Ở những người có mức sản xuất tinh trùng bất thường thì mô hình này không đúng. Hầu hết tinh trùng chuyển động tốt hơn vào mùa thu và đạt tỉ lệ mức tinh trùng có hình dạng bình thường (khoảng 7%) trong suốt mùa xuân.
“Theo kết quả, tinh trùng bình thường sẽ hoạt động tốt hơn vào mùa đông. Trong khi đó, với những trường hợp vô sinh, do có lượng “tinh binh” thấp nên cần tìm cơ hội cho mình vào mùa xuân và mùa thu” – nghiên cứu nhận định.
Trong các nghiên cứu về động vật, sự thay đổi chất lượng sản xuất tinh trùng theo mùa và khả năng sinh sản có liên quan tới một số yếu tố như nhiệt độ, độ dài quãng thời gian tiếp xúc với ánh sáng ban ngày và sự thay đổi của hormone.
Ở người, nghiên cứu trước đó cho thấy số lượng tinh trùng của đàn ông trên khắp thế giới đang giảm. Nguyên nhân cụ thể chưa được làm rõ nhưng nhiều giả thuyết cho rằng đó là do lối sống tĩnh tại hoặc sự phơi nhiễm với các chất hóa học ảnh hưởng xấu tới chất lượng “tinh binh”.
Dù vậy, ông Sabanegh, Trưởng Khoa Tiết niệu Bệnh viện Cleveland Clinic ở Ohio – Mỹ, cho rằng các bác sĩ nên khuyên mọi người nỗ lực trong bất cứ mùa nào do bệnh nhân có thể cải thiện được khả năng có con nhờ các biện pháp điều trị.
Theo VNE
Tinh trùng đàn ông "tố" vợ ngoại tình?
Khi người đàn ông nghi ngờ bạn tình không chung thủy, cơ thể họ sẽ sản xuất nhiều tinh trùng "cảm tử" hơn để tiêu diệt tinh trùng của người đàn ông khác.
Các "tinh binh cảm tử" sử dụng đuôi như một cuộn dây kết lại với nhau
Theo nhà tình dục học lâm sàng, TS Lindsey Doe làm việc tại ĐH Montana (Mỹ), có đến 40% số tinh binh được sản xuất ở nam giới không được thiết kế để thụ tinh với trứng. Thay vào đó, chúng là những "tinh trùng cảm tử hay chiến đấu" nhằm ngăn chặn tinh trùng của người đàn ông khác thụ tinh với trứng.
Các nhà nghiên cứu đã nhìn vào kính hiển vi và thấy các "tinh binh cảm tử" sử dụng đuôi như một cuộn dây kết lại với nhau thành một bức tường, rào chắn vững chãi để ngăn không cho tinh trùng "địch" vào gặp trứng.
Đặc biệt, khi người đàn ông đang nghi ngờ về độ chung thủy của bạn tình, số lượng tinh binh cảm tử sẽ gia tăng đáng kể để nhằm giải quyết mối đe dọa nhận thức này.
Nhưng điều này có khi lại phản tác dụng vì khi số lượng tinh trùng cảm tử tăng lên, đồng nghĩa với việc số tinh trùng thụ tinh cho trứng sẽ giảm xuống và cơ hội làm bạn tình thụ thai cũng giảm đi nhiều.
Khám phá này cũng đã gặp phải nhiều tranh cãi. Bởi nhiều loài, kể cả con người, khi tinh trùng của nhiều con đực cùng vào đường sinh sản của con cái, quá trình cạnh tranh để thụ tinh cho trứng và một loạt thay đổi trong tinh trùng và cơ thể phụ nữ sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, thay đổi như vậy rất khó để nghiên cứu trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Đầu năm nay, Giáo sư John Belote từ Đại học Syracuse (New York, Mỹ) đã biến đổi di truyền ruồi giấm để tạo ra những con ruồi đực có tinh trùng phát sáng màu xanh và đỏ nhằm theo dõi sự cạnh tranh của chúng trong đường sinh sản của ruồi giấm cái. Kết quả, ông đã khám phá ra rằng quá trình mà tiến sĩ Lindsey Doe nêu ở trên không diễn ra ở loài ruồi.
Theo VNE
"Yêu" 3 lần/đêm, "tinh binh" yếu? Liệu quan hệ tình dục quá nhiều có khiến cho chồng em bị yếu tinh trùng, bị vô sinh hay không? Xin chào chuyên mục Tư vấn chuyện phòng the! Em có một vấn đề khó nói, mong chuyên mục giải đáp giú em! Vợ chồng em mới cưới nhau được 2 tuần. Vì mới cưới nhau mà trước đó yêu nhau hầu...