Tiết lộ mới về vi sinh vật sống sâu dưới bề mặt Trái đất
Một phân tích mới về hai nhóm vi sinh vật sống dưới bề mặt Trái đất tiết lộ rằng con đường tiến hóa của chúng để sống trong bóng tối gây tò mò hơn chúng ta mong đợi.
Các nhà khoa học thu thập các mẫu vi khuẩn trong Vườn quốc gia Thung lũng Chết.
Trong 2 tỷ năm tồn tại đầu tiên của hành tinh, không có ôxy trong khí quyển. Một khi không khí trên hành tinh xanh của chúng ta thay đổi, không phải tất cả các dạng sống đều thích nghi. Nhiều vi khuẩn rút lui vào các khu vực ít ôxy hơn của hành tinh.
Patescibacteria và DPANN là hai nhóm vi khuẩn sống dưới bề mặt phổ biến như vậy có bộ gene rất đơn giản. Điều này khiến nhiều người nghi ngờ rằng nếu không có ôxy, những vi khuẩn này có thể cần dựa vào các tương tác phức tạp với các sinh vật khác để bổ sung cho lối sống đơn giản của chúng.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng thay vì có sự phụ thuộc cộng sinh vào các nhóm sinh vật chính khác, hầu hết các vi khuẩn Patescibacteria và DPANN đều sống dưới dạng các tế bào hoàn toàn tự do.
“Những vi khuẩn này thực sự là những ví dụ thực sự đặc biệt, thú vị về sự tiến hóa ban đầu của sự sống. Chúng có thể là tàn tích của các dạng sống cổ xưa đã ẩn náu và phát triển mạnh trong bề mặt Trái đất hàng tỷ năm”, nhà nghiên cứu Ramunas Stepanauskas cho biết.
Nghiên cứu trước đây về Patescibacteria và DPANN đã thu thập một số lượng nhỏ các ví dụ gần bề mặt Trái đất và chủ yếu ở Bắc Mỹ, nhưng nghiên cứu mới này đi sâu và rộng hơn bao giờ hết, phân tích gần 5.000 tế bào vi sinh vật riêng lẻ từ 46 địa điểm trên toàn cầu, bao gồm một núi lửa bùn dưới đáy biển Địa Trung Hải, các miệng thông thủy nhiệt ở Thái Bình Dương và các mỏ vàng ở Nam Phi.
Video đang HOT
“Các quan sát về gene và lý sinh tế bào đơn của chúng tôi không ủng hộ quan điểm phổ biến rằng Patescibacteria và DPANN bị chi phối bởi các loài cộng sinh. Tiềm năng mã hóa khác nhau, bộ gene nhỏ và kích thước tế bào nhỏ của chúng có thể là kết quả của quá trình chuyển hóa năng lượng nguyên thủy của tổ tiên chỉ dựa vào lên men”, các nhà nghiên cứu giải thích thêm.
Lên men là một trong những lựa chọn trao đổi chất mà sinh vật sống có để phân hủy glucose mà không cần sự trợ giúp của ôxy. Nhiều dạng sống sử dụng quá trình lên men để sản xuất năng lượng, đặc biệt là các vi sinh vật hoàn toàn không hít thở không khí.
Tuy nhiên, sử dụng quá trình lên men kém hiệu quả hơn so với hô hấp, nó chỉ tạo ra 2 ATP trên mỗi glucose so với 38 ATP trên mỗi glucose khi hô hấp hiếu khí, vì vậy kiểu chuyển hóa này đi kèm đường trao đổi chất chậm.
Tuy nhiên, Patescibacteria và DPANN vẫn ổn. Dựa trên phân tích mới, hai nhóm không có dấu vết của thứ được gọi là chuỗi vận chuyển điện tử, một quá trình trao đổi chất tạo ra năng lượng bằng cách chuyển các điện tử vào ôxy. Các thủ thuật sinh tồn tương đối đơn giản, có tiềm năng cổ xưa đơn giản là không cần nó.
Nghiên cứu bộ gene và các thử nghiệm thực nghiệm trực tiếp trên các mẫu đại diện cho hai nhóm cho thấy không có bằng chứng về sự hô hấp. Việc kiểm tra chặt chẽ các liên kết giữa tế bào với tế bào cho thấy hầu hết là tự chúng, không gắn với vật chủ như một số người anh em họ hàng bề mặt.
Các tác giả không phủ nhận một số mối quan hệ cộng sinh có thể đã bị phá vỡ bởi sự xử lý của con người, nhưng sự trộn lẫn nhẹ nhàng đã được sử dụng khi phân loại các tế bào.
Ngay cả khi nhóm nghiên cứu đang đánh giá thấp các tương tác giữa tế bào với tế bào, phân tích bộ gene không tìm thấy bằng chứng về sự làm giàu tiến hóa từ các mối quan hệ cộng sinh. Thay vào đó, nội dung bộ gene và phân tích sinh lý tế bào trong phòng thí nghiệm cho thấy các nhóm vi sinh vật này chứa ít các cách sản xuất năng lượng khác ngoài quá trình lên men.
“Những phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng Patescibacteria và DPANN là những dạng sống cổ xưa có thể chưa bao giờ học được cách thở. Hai nhánh chính này của cây sự sống tiến hóa tạo nên một phần lớn trong tổng số đa dạng vi sinh vật trên hành tinh tuy nhiên chúng thiếu một số khả năng thường được mong đợi ở mọi dạng sống”, nhà nghiên cứu Stepanauskas nhấn mạnh.
Biến mèo thành điện thoại, sự thật khó tin nhưng có thật trong lịch sử
Năm 1929, hai nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton, Mỹ đã tiến hành thực nghiệm biến đổi mèo thành điện thoại gây sửng sốt.
Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray
Giáo sư Ernest Glen Wever và trợ lý nghiên cứu Charles William Bray bắt tay thực hiện thí nghiệm có một không hai vào mùa xuân năm 1929.
Hành trang hai nhà nghiên cứu có trong tay chỉ là một con mèo và sự tò mò sáng tạo muốn truyền sóng tín hiệu xuyên qua một con vật. Sau đó, hai người bắt đầu tạo ra chiếc điện thoại mèo đầu tiên và duy nhất trên thế giới.
Ernest Glen Wever từng chia sẻ mục đích cuộc thí nghiệm để kiểm tra xem dây thần kinh thính giác cảm nhận âm thanh như thế nào. Rồi họ biến đổi một con mèo sống thành thiết bị giao tiếp của con người.
Ảnh minh họa
Hai nhà nghiên cứu đã tiêm thuốc gây mê cho con mèo rồi tiếp cận dây thần kinh thính giác của nó. Họ gắn một đầu dây 'điện thoại' vào dây thần kinh thính giác mèo và đầu bên kia là hệ thống máy thu ở trong phòng cách âm.
Khi Bray nói vào tai của con mèo, Wever sẽ nghe thấy từ đầu bên kia trong phòng kín cách đó khoảng hơn 15 mét. Kết quả cho thấy Wever hoàn toàn nghe rõ những gì người đồng nghiệp nói với chất lượng âm thanh có độ chính xác cao. Và họ đã thành công ở bước đầu khi tạo ra điện thoại mèo.
Biến mèo thành điện thoại, sự thật khó tin nhưng có thật trong lịch sử
Theo tờ History, bộ đôi đã cố gắng xác định xem phản ứng của dây thần kinh thính giác có tương quan với cường độ của sự kích thích hay không. Âm thanh khi truyền qua tai mèo trở nên to hơn, cường độ âm thanh trong thiết bị thu trở nên cao hơn. Điều này khẳng định tần số của dây thần kinh thính giác tương quan với tần số của âm thanh.
Tuy nhiên, sau đó con mèo đã chết vì sóng xung kích và hoạt động nghiên cứu đã bị ngừng lại. Tất nhiên, thí nghiệm xảy ra rất lâu trước khi hiệp hội bảo vệ động vật thế giới ra đời.
Nghiên cứu của Ernest Glen Wever và đồng nghiệp được công nhận là tạo tiền đề cho sự phát triển của cấy ốc tai điện tử hiện đại sau này.
Thằn lằn lập kỷ lục 'táo bón' ở động vật sống Các nhà khoa học Mỹ phát hiện một con thằn lằn tại bang Florida chứa lượng phân tích tụ vượt quá 80% khối lượng cơ thể. "Đây là tỷ lệ cao nhất từng được ghi nhận ở một sinh vật sống", Bảo tàng Florida nhấn mạnh trong bài đăng trên Twitter hôm 28/4. "Khối phân tích tụ là hỗn hợp của cát, côn...