Tiết lộ mới về người đầu tiên phát hiện châu Nam Cực
Một nghiên cứu mới đây tiết lộ người Maori, người bản địa New Zealand, có thể là những người đầu tiên phát hiện ra Nam Cực, cùng các lục địa băng giá và đại dương xung quanh.
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng người Maori (New Zealand) có thể đã khám phá ra châu Nam Cực từ thế kỷ VII. Ảnh: The Guardian.
Theo trang The Guardian (Anh), một nghiên cứu mới của Đại học Otago – kết hợp văn học và lịch sử truyền miệng, được xuất bản trên tạp chí của Hiệp hội Hoàng gia New Zealand – đã kết luận rằng người Maori, dân bản địa của vùng Aotearoa (New Zealand) có khả năng là những người đầu tiên khám phá vùng biển xung quanh Nam Cực và vùng lục địa cách xa nó.
Các nhà khoa học cho biết các cuộc hành trình của người Maori và người dân vùng Polynesia đến miền nam xa xôi đã diễn ra trong một thời gian dài, có lẽ là từ thế kỷ thứ VII. Điều này được ghi lại thông qua nhiều câu chuyện truyền miệng.
Theo lịch sử truyền miệng của các nhóm bộ tộc Maori Ngti Rrua và Te ti Awa, người đầu tiên đến Nam Cực là nhà thám hiểm người Polynesia Hui Te Rangiora.
Video đang HOT
“Những câu chuyện kể của người Polynesia về chuyến đi đến các hòn đảo, bao gồm chuyến đi vào vùng biển Nam Cực của Hui Te Rangiora và thủy thủ đoàn đoàn trên con tàu Te Ivi o Atea, có thể diễn ra vào đầu thế kỷ VII”, các nhà nghiên cứu cho biết.
Theo truyền miệng, họ đặt tên cho đại dương ở Nam Cực là Te tai-uka-a-pia, có nghĩa là đại dương đóng băng. Từ “pia” ám chỉ cây dong riềng, loại cây khi cạo ra trông giống như tuyết.
Theo đó, các ghi chép về lịch sử truyền miệng của người Polynesia từ năm 1899 đã mô tả cuộc hành trình đến Nam Cực là “những vùng biển quái dị”.
“Những con sóng uốn lượn trong nước và trên mặt biển. Biển pia đóng băng. Các sinh vật biển lặn xuống độ sâu lớn. Vùng đất đó chỉ có sương mù, bóng tối và không thể nhìn thấy Mặt Trời. Những thứ khác giống như đá. Đỉnh hòn đá xuyên qua bầu trời. Vùng đất này trơ trụi và không có thảm thực vật trên đó”, ghi chép cho biết.
SP Smith, người ghi chép lịch sử truyền miệng, nói rằng những câu chuyện này đang mô tả tảo bẹ, các loài động vật có vú ở biển và núi băng trôi ở Nam Đại Dương.
'Kim tự tháp lâu đời nhất Trái Đất' ẩn mình trong lục địa băng giá?
Tuyên bố gây sốc tiết lộ các kim tự tháp lâu đời nhất trên Trái Đất có thể ẩn mình dưới lớp tuyết lạnh sâu của Nam Cực.
'Kim tự tháp lâu đời nhất trên Trái Đất' ẩn mình trong lục địa băng giá?
Những học giả về người ngoài hành tinh cổ đại cho rằng một số kim tự tháp bí mật che giấu trên toàn cầu và một vài cái trong số đó có thể nằm ở Nam Cực.
Một cấu trúc giống như kim tự tháp gần dãy núi Shackleton trên lục địa băng giá. Từ hình ảnh vệ tinh cho thấy, cấu trúc có bốn cạnh dốc giống như Đại kim tự tháp Giza.
Lý thuyết vô cùng kỳ lạ này xuất hiện trên loạt phim truyền hình 'Người ngoài hành tinh cổ đại' thuộc Kênh lịch sử, chuyên điều tra các lý thuyết khác nhau về người ngoài Trái Đất.
Trong tập 1 của phần 11 tiết lộ rằng những kim tự tháp như vậy có thể do người ngoài hành tinh cổ đại bỏ lại.
David Childress, tác giả của giả thuyết cho biết người ngoài hành tinh cổ đại có một khả năng tạo ra kim tự tháp Shackleton khác biệt, là kim tự tháp lâu đời nhất trên Trái Đất.
David Childress cho biết: "Nếu kim tự tháp khổng lồ ở Nam Cực là một cấu trúc nhân tạo, có thể sẽ là kim tự tháp lâu đời nhất trên hành tinh. Trên thực tế, đó có thể là kim tự tháp chính mà tất cả các kim tự tháp khác trên Trái Đất lấy làm mẫu để thiết kế".
Một nhà nghiên cứu khác cũng đồng tình rằng trên khắp thế giới con người đã tìm thấy nhiều bằng chứng về những cấu trúc kim tự tháp. Con người nên bắt đầu xem xét khả năng có sự sống ở Nam Cực. Đó là một nền văn mình đã biến mất, và có thể những công trình kiến trúc lớn của con người đến từ Nam Cực.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Michael Salla, chuyên gia về người ngoài hành tinh cho rằng kim tự tháp ở Nam Cực chỉ là một nút thắt trong mạng lưới toàn cầu gồm các kim tự tháp tạo ra năng lượng có vị trí chiến lược xung quanh Trái đất.
Một số ý kiến khác cho rằng những cấu trúc hình tam giác hoạt động như các loại máy phát điện, xây dựng với mục đích chuyển tải một lượng lớn năng lượng không dây.
Tiến sĩ Michael Salla nói: "Đã có nhiều nghiên cứu về các kim tự tháp khắp thế giới, để tìm hiểu rõ cấu trúc của chúng và mục đích là gì. Một trong những giả thuyết cho rằng kim tự tháp là máy phát điện, vì vậy nếu đặt chúng ở vị trí chiến lược trên khắp thế giới sẽ tạo ra điện tích, đó là cách truyền năng lượng không dây".
Tuy nhiên, không phải ai xem chương trình 'Người ngoài hành tinh cổ đại' cũng đồng tình và ý kiến đưa ra trong chương trình không thuyết thuyết phục được tất cả người xem.
Trái Đất có đại dương thứ năm và đây là vị trí chính xác trên bản đồ thế giới Trái Đất chính thức có đại dương thứ năm. Hiệp hội Địa lý quốc gia Mỹ đã tiết lộ chi tiết về vị trí trên bản đồ thế giới. Bên cạnh 4 đại dương trên thế giới Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương, mới đây, các nhà khoa học tuyên bố Trái Đất chính thức có...