Tiết lộ mới sốc nhất về tình trạng sức khỏe của ông Trần Bắc Hà
Nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động cho biết hiện ông Trần Bắc Hà đang bị bệnh rất nặng, được nhân viên y tế của bệnh viện chăm sóc ở chế độ đặc biệt
Ngày 25.7, TAND TP HCM tiếp tục phiên tòa xét xử bị cáo Trầm Bê (SN 1959, nguyên phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Sacombank), Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam – VNCB, tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Phan Huy Khang (45 tuổi, nguyên tổng giám đốc Sacombank) và 43 đồng phạm khác về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ngày thứ 2 xét xử, phiên tòa vẫn vắng mặt ông Trần Bắc Hà (nguyên chủ tịch HĐQT BIDV) theo lệnh triệu tập. Theo chủ tọa phiên tòa, ông Hà đang điều trị bệnh tại Singapore. Cụ thể, ngày 1.-7, ông Hà nhập cảnh vào Singapore và ngày 19.7 được phẫu thuật. Ông Hà có đơn giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra.
Ông Trần Bắc Hà thời còn khỏe mạnh
Nguồn tin riêng của Báo Người Lao Động cho biết ông Trần Bắc Hà đang bị bệnh ung thư gan rất nặng. Hiện ông được nhân viên y tế của bệnh viện chăm sóc ở chế độ đặc biệt, bản thân ông gần như không đi lại được. Trước đó, trong đợt điều trị bệnh ung thư gan đầu tiên ở Singapore, một phần gan của ông Hà đã được các bác sĩ phẫu thuật cắt bỏ.
Theo nhiều người thân của ông Trần Bắc Hà, số điện thoại di động ông Hà hay dùng đã bị tắt từ đầu năm đến nay nên không ai liên lạc được. Bởi vậy, trước khi báo chí thông tin ông Hà tiếp tục điều trị bệnh ở Singapore, nhiều người thân không biết được ông Hà đang ở đâu và tình trạng sức khỏe như thế nào.
Trước đó, trong 2 ngày 27 và 28.6, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã họp kỳ 27. Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Đảng ủy Ngân hàng BIDV và các cá nhân liên quan về các vi phạm, khuyết điểm đã được kết luận tại kỳ họp 26 của UBKT Trung ương.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm; căn cứ các quy định của Đảng về xử lý kỷ luật tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà – nguyên bí thư Đảng ủy, nguyên chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV.
Ông Trần Bắc Hà đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, có biểu hiện áp đặt, thiếu dân chủ trong chỉ đạo, điều hành; vi phạm nghị quyết của Ban Thường vụ Đảng ủy về nghĩa vụ, trách nhiệm của người giữ chức vụ trong hệ thống BIDV; vi phạm quy trình, thủ tục, thẩm quyền, quy định về tín dụng trong việc phê duyệt chủ trương, quyết định một số khoản cho vay, bảo lãnh, đầu tư, quản lý nợ, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỉ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại VNCB.
Chiều 13.1, người đại diện của ông Trần Bắc Hà cho biết cựu Chủ tịch HĐQT BIDV đã nhập viện tại Singapore từ sáng 7.1. Các hồ sơ liên quan sẽ được nộp lên HĐXX vào sáng 16.1.
Theo Nhóm phóng viên (Người lao động)
Ông Trần Bắc Hà có về kịp trước khi phiên tòa xử Phạm Công Danh kết thúc?
Từ hôm nay (24.7) đến ngày 15.8 sẽ diễn ra phiên tòa xét xử sơ thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2 tại Tòa án Nhân dân TP.HCM . Ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV vắng mặt do nhập cảnh vào Singapore ngày 15.7 và thực hiện phẫu thuật gan ngày 19.7.
Sáng nay (24.7), phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm đã diễn ra tại Tòa án Nhân dân TP.HCM. Dự kiến, phiên tòa sẽ kết thúc vào ngày 15.8. Ngày xét xử đầu tiên, Hội đồng xét xử (HĐXX) tiến hành thẩm tra tư cách các bị cáo và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Phiên tòa có sự tham gia của bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB), Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB), Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank), Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Sacombank) và 42 bị cáo khác.
Ngoài ra, phiên tòa còn triệu tập gần 200 cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng. Trong danh sách triệu tập có ông Trần Bắc Hà - nguyên Chủ tịch BIDV.
Các bị cáo tại phiên tòa.
Chủ tọa phiên tòa cho biết, ông Trần Bắc Hà có đơn xin vắng mặt vì đang chữa bệnh tại Singapore. Vị chủ tọa nêu thông tin ông Trần Bắc Hà nhập cảnh vào Singapore ngày 15.7 và thực hiện phẫu thuật gan ngày 19.7. Trong đơn xin vắng mặt, ông Hà đề nghị giữ nguyên lời khai với cơ quan điều tra như cáo trạng đã nêu.
Về việc ông Trần Bắc Hà vắng mặt, luật sư Phạm Đình Bắc của Đoàn Luật sư TP.HCM cho rằng, người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Trong trường hợp người làm chứng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.
Ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích, bà Hứa Thị Phấn vắng mặt tại tòa. Người đại diện cho ông Trần Quý Thanh, bà Trần Ngọc Bích cũng không có mặt. Còn bà Hứa Thị Phấn có ủy quyền cho người đại diện tại tòa.
Theo cáo trạng từ phiên tòa sơ thẩm, Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) tổng cộng 6.127 tỷ đồng, trong đó thiệt hại tại Sacombank là 1.836 tỷ đồng, tại TPBank là 1.740 tỷ đồng và tại BIDV là 2.551 tỷ đồng.
Cụ thể, tại Sacombank, VNCB đã bảo lãnh 1.854 tỷ đồng cho 6 công ty của Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng. Số tiền này sau khi Sacombank giải ngân đã được chuyển vào tài khoản của Phạm Công Danh tại Ngân hàng ACB, chi nhánh Phú Thọ. Phạm Công Danh đã chuyển 1.634 tỷ đồng vào BIDV để trả nợ, còn lại 166 tỷ đồng gửi vào tài khoản cá nhân.
Tại TPBank, VNCB đã bảo lãnh 1.706 tỷ đồng cho 11 pháp nhân vay ngắn hạn để TPBank giải ngân 1.667 tỷ đồng. Số tiền này được chuyển 1.000 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh, 600 tỷ đồng cho Công ty Trung Dung, còn lại cho Công ty Thạch Hà. Đây là các công ty có liên quan tới Phạm Công Danh.
Tại BIDV, VNCB bảo lãnh 3.070 tỷ đồng tiền gửi và tài sản đảm bảo cho khoản vay của 12 công ty do Phạm Công Danh lập. Sau khi BIDV giải ngân 4.700 tỷ đồng, tiền đã được chuyển về 3 công ty và tài khoản của Phạm Công Danh.
Ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV sau đó thu hồi toàn bộ số tiền nợ từ VNCB. Như vậy cùng với giai đoạn 1, ông Phạm Công Danh và đồng phạm đã gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng cho VNCB.
Hồi đầu năm, Tòa án Nhân dân TP.HCM đã mở phiên tòa xét xử giai đoạn 2 của vụ án. Tuy nhiên, đến ngày 7.2, HĐXX phiên tòa sơ thẩm đã tuyên bố trả lại hồ sơ, điều tra bổ sung vụ án. Lý do HĐXX đưa ra là thiếu chứng cứ chứng minh theo quy định tố tụng mà không thể bổ sung tại phiên tòa. Do đó, HĐXX đề nghị điều tra bổ sung 6 vấn đề.
Theo tài liệu điều tra bổ sung, cơ quan điều tra kết luận không phát sinh tình tiết mới tại TPBank, BIDV và Sacombank, giữ nguyên quan điểm trước đây với các đối tượng liên quan tại BIDV, Sacombank.
Một trong những nội dung quan trọng đề nghị điều tra bổ sung là Phạm Công Danh và luật sư bào chữa yêu cầu xem xét thu hồi 4.500 tỷ đồng có nguồn gốc từ khoản vay BIDV. Số tiền này được chuyển về VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng chưa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đồng ý. HĐXX xét thấy 4.500 tỷ này được chuyển về VNCB và dùng cho VNCB.
Phạm Công Danh và đồng phạm có hành vi cố ý làm trái như cáo trạng, gây thiệt hại 6.126 tỷ đồng nhưng đã dùng 4.500 tỷ đồng cho VNCB. Vì vậy, cần xác định trong trường hợp cụ thể VNCB thiệt hại bao nhiêu tiền, cần xem xét bảo đảm đánh giá của NHNN và Thủ tướng Chính phủ tại thời điểm các bị cáo bị bắt, nếu có.
Trong phần Điều tra bổ sung, cơ quan điều tra khẳng định không bóc tách được chi tiết số tiền 4.500 tỷ đồng do số tiền đã hòa chung vào dòng tiền của VNCB và VNCB đã sử dụng cho các mục đích khác nhau nên không bóc tách được chi tiết mục đích sử dụng. Từ khi tiếp quản VNCB đến nay, CBBank chưa xử lý điều chỉnh hạch toán 4.500 tỷ đồng này trên vốn điều lệ của ngân hàng. Vì vậy CBBank chờ kết quả điều tra, truy tố, xét xử và hướng dẫn từ NHNN để hạch toán số tiền trên.
Theo Danviet
Tiếp tục tranh luận 4.500 tỷ đồng vụ án Phạm Công Danh Hôm nay (29.1), phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 tiếp tục phần tranh luận. Các luật sư tiếp tục tranh luận về khoản tiền 4.500 tỷ đồng... Phạm Công Danh bị áp giải về trại giam. Theo các luật sư, số tiền 4.500 tỷ đồng là tiền tăng vốn điều lệ và ông Phạm Công Danh (nguyên...