Tiết lộ mạng lưới căn cứ quân sự “khủng” của Mỹ tại 80 quốc gia
Trang EurAsian Times cho rằng, với việc đặt căn cứ quân sự tại 80 quốc gia, Mỹ hoàn toàn lấn át Trung Quốc trong triển khai sức mạnh ở nước ngoài.
Các máy bay tại căn cứ Andersen của Mỹ trên đảo Guam (Ảnh: Reuters).
Việc Mỹ rút hoàn toàn quân đội ra khỏi Afghanistan vào ngày 31/8 đã chính thức đánh dấu chấm dứt cuộc chiến kéo dài hai thập niên của Mỹ tại quốc gia này.
Lầu Năm Góc cho biết, 800.000 lính Mỹ đã phục vụ trong “cuộc chiến chống khủng bố” ở Afghanistan. Lúc cao điểm vào năm 2011, có 100.000 lính Mỹ hoạt động tại 10 căn cứ quân sự, trải dài từ căn cứ không quân Bagram đến Kandahar.
Theo giáo sư David Vine tại Đại học Mỹ ở thủ đô Washington, quân đội Mỹ hiện có hơn 750 căn cứ ở nước ngoài trải rộng tại 80 quốc gia trên khắp thế giới.
Thực tế là sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã có ý định đóng cửa một số căn cứ quân sự ở nước ngoài, đặc biệt là ở châu Âu. Chính quyền cựu Tổng thống Bill Clinton đã đi đầu trong chính sách đóng cửa dần dần các căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Ngay cả chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush cũng đã đóng cửa hàng trăm căn cứ ở nước ngoài. Vào năm 2012, chính quyền của ông Barack Obama đã triệu hồi hai lữ đoàn quân đội từ Đức, nhưng quyết định nhanh chóng bị đảo ngược sau khi bán đảo Crimea sáp nhập với Nga. Vào đầu năm nay, trước khi rời Nhà Trắng, ông Trump cũng đề xuất rút 12.000 binh sĩ Mỹ khỏi Đức. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ điều này.
Giờ đây, với việc quân đội Mỹ đã rút hoàn toàn khỏi Afghanistan, giới phân tích cho rằng, chính quyền Tổng thống Joe Biden đang tiếp tục nỗ lực hạn chế số lượng các căn cứ quân sự ở nước ngoài.
Nhưng chính quyền ông Biden gần đây đã tuyên bố, các lực lượng Mỹ sẽ tiếp tục đối phó với kẻ thù bằng cách thực hiện các cuộc không kích thông qua mạng lưới các căn cứ quân sự rộng lớn của Mỹ.
Nhật Bản, quốc gia láng giềng của Trung Quốc, là nơi Mỹ đặt nhiều căn cứ quân sự/cơ sở quốc phòng nhất. Hơn 53.000 lính Mỹ đồn trú tại 120 căn cứ quân sự ở quốc gia châu Á này.
Video đang HOT
Chỉ riêng đảo Okinawa đã chiếm 62% tổng số căn cứ của Mỹ tại Nhật Bản và bao phủ 25% toàn bộ hòn đảo. Trong số này có các căn cứ quân sự lớn như Futenma, Kadena, Hansen, Torii, Schwab, Foster và Kinser.
Tại Hàn Quốc, Mỹ có một số cơ sở quân sự nổi bật gồm trại Humphreys, nằm ở Pyeongtaek, phía nam Seoul; căn cứ Yongsan ở trung tâm Seoul, trại Walker ở phía đông nam thành phố Daegu, và hai căn cứ không quân ở Osan và Gunsan, phía nam Seoul.
Đức có 119 căn cứ quân sự của Mỹ, có khoảng 33.900 lính Mỹ. Căn cứ Không quân Ramstein mang tính biểu tượng ở Rhineland-Palatinate là một cơ sở quốc phòng đặc biệt chiến lược của Mỹ ở tại quốc gia châu Âu này, là nơi đã được sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) của Mỹ ở Pakistan, Yemen, Afghanistan và Somalia.
Các căn cứ của Mỹ ở Nhật Bản và Hàn Quốc có thể có tầm quan trọng đặc biệt trong khuôn khổ chiến lược mới của Washington ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm đối phó với một Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
Trong số hơn 750 căn cứ, căn cứ tại Vịnh Guantanamo là một trong những cơ sở quân sự gây tranh cãi nhất của Mỹ sau vụ 11/9. Còn được gọi là “Gitmo”, cơ sở này trước đây được xem như một trạm liên hợp hải quân và sau đó tiếp tục được sử dụng như một trung tâm hậu cần chính cho các tàu hải quân của Mỹ triển khai ở Caribê. Nó cũng đóng vai trò trung tâm chiến lược cho các hoạt động chống ma túy và các hoạt động ngăn chặn dòng người di cư.
Những thách thức pháp lý của Gitmo nảy sinh từ thực tế là nó do là căn cứ do Mỹ kiểm soát nhưng không nằm trên đất Mỹ. Nó cũng gây tranh cãi quanh việc Cục tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và các nhân viên tình báo quân đội sử dụng các hình thức tra tấn để thu thập thông tin các tù nhân bị giam giữ ở đây.
Đã có những lời kêu gọi đóng cửa vĩnh viễn Gitmo kể từ những năm 2000, nhưng các chính quyền liên tiếp của Mỹ đã từ chối. Giờ đây, chính quyền Tổng thống Biden đã đưa ra đánh giá quan trọng về căn cứ này và có thể sẽ sớm đưa ra kế hoạch đóng cửa Gitmo.
Trong khi đó, Trung Quốc chỉ vận hành một căn cứ quân sự ở Djibouti. Tuy nhiên, căn cứ này được tin là đủ lớn để hỗ trợ các tàu sân bay, động thái khiến Washington lo ngại.
Mỹ tính xây căn cứ quân sự mới giữa Thái Bình Dương phòng ngừa xung đột với Trung Quốc
Bằng cách xây dựng các căn cứ quân sự mới ở Thái Bình Dương, Mỹ có thể tiếp cận với các địa điểm mới để dễ bề ứng phó trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc.
Một góc căn cứ không quân Andersen của Mỹ tại đảo Guam Ảnh: Stripes.
Thách thức đối với kế hoạch xây dựng căn cứ mới của Mỹ
Mỹ đang dự tính xây dựng một căn cứ quân sự mới ở giữa Thái Bình Dương. Tháng 7 vừa qua, trong các cuộc đối thoại cấp cao tại Honolulu, Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ và Liên bang Micronesia (FSM) đã đồng ý xây dựng một căn cứ mới ở quốc đảo này. Micronesia là một quần đảo gồm hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ nằm ở Tây Thái Bình Dương, cách Hawaii hơn 5.900 km.
Động thái nói trên được coi là một phần trong nỗ lực của chính quyền Tổng thống Mỹ Biden nhằm tăng cường dấu ấn tại châu Đại Dương. Tuy vậy cho đến nay, thông tin chi tiết về căn cứ này rất khan hiếm, khiến một số người dân lo lắng về sự gián đoạn đối với cuộc sống của họ và kế hoạch mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực.
Sam Illesugam, 41 tuổi, người Micronesia, đã đặt rất nhiều câu hỏi về căn cứ quân sự mới này, chẳng hạn như căn cứ này thuộc loại hình nào và nó có kích cỡ lớn ra sao.
"Tất cả những câu hỏi đó vẫn chưa được trả lời một cách rõ ràng đối với chúng tôi", Illesugam nói với The World.
Illesugam hiện đang sống và làm việc tại lãnh thổ Guam của Mỹ, nhưng trong gia đình anh vẫn còn nhiều thành viên khác sống ở Yap - một trong 4 tiểu bang của Micronesia.
"Bất cứ sự thay đổi bất ngờ nào đối với vùng đất này cũng sẽ làm ảnh hưởng cuộc sống của chúng tôi với tư cách là người dân bản địa. Điều đó cũng làm thay đổi cảnh quan xã hội các hòn đảo của chúng tôi. Các hòn đảo của chúng tôi rất nhỏ".
Hiện, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ có khoảng 375.000 nhân viên quân sự và dân sự làm việc trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương.
Micronesia không trả lời câu hỏi của The World về việc sẽ làm thế nào hoặc liệu họ có kế hoạch phối hợp với người dân hay không, nhưng Tổng thống David W. Panuelo đã tuyên bố rõ rằng thỏa thuận mà ông đưa ra để xây dựng căn cứ quân sự mới là vì lợi ích của người dân. Từ trước đến nay, các lợi ích an ninh của Micronesia luôn được đảm bảo thông qua mối quan hệ đặc biệt với Washington.
"Các quốc gia thuộc Hiệp ước Liên kết Tự do có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau và vì vậy, chúng tôi đang được Mỹ bảo vệ", Tổng thống Panuelo nói với hãng ABC sau cuộc họp ở Hawaii.
Hiệp ước Liên kết Tự do được ký kết song phương giữa Liên bang Micronesia, Quần đảo Marshall và Cộng hòa Palau với Mỹ. Hiệp ước này cho phép quân đội Mỹ hoạt động tại các quốc gia nói trên và có quyền yêu cầu đất đai để xây căn cứ quân sự (tuy nhiên phải qua thương thuyết). Đổi lại, Mỹ có trách nhiệm bảo vệ tất cả các quốc gia đó. Các hiệp ước này được đàm phán lại vài năm một lần và thông qua đó, 3 quốc gia đã nhận được hàng trăm triệu USD viện trợ.
Chuyên gia Satu Limaye, Giám đốc trung tâm Đông Tây ở Washington (Mỹ) cho biết, hiệp ước cũng có một điều khoản quan trọng, cho phép công dân nước sở tại gia nhập quân đội Mỹ. Ngoài ra, "phiên bản mới nhất của Hiệp ước Liên kết Tự do yêu cầu Mỹ bảo vệ Micronesia và trao quyền sử dụng các căn cứ, cơ sở của Mỹ", ông Satu Limaye lưu ý.
Theo ông Satu Limaye, nghĩa vụ pháp lý của Mỹ với tư cách là người bảo vệ duy nhất đã đặt các quốc gia nói trên vào một vị thế vô cùng đặc biệt.
"Giống như các quốc gia khác trong khu vực, Micronesia đang phải tìm cách xử lý các mối quan hệ của nước này với Trung Quốc và Mỹ, vì Trung Quốc cũng đang tích cực mở rộng tầm ảnh hưởng ở nơi đây".
Ứng phó với khả năng quân sự của Trung Quốc?
Trung Quốc đã có quan hệ ngoại giao với Liên bang Micronesia trong hơn 30 năm qua. Kim ngạch thương mại hai bên cũng đạt hàng triệu USD mỗi năm. Phát biểu với ABC, Tổng thống Panuelo cho biết, trong việc quản lý các mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, cần phải đặt lợi ích của Micronesia lên trên hết.
"Quan điểm của Mỹ và của Micronesia không phải là tìm kiếm sự đối đầu, thay vì đó tìm kiếm sự răn đe và đảm bảo hòa bình, ổn định trong khu vực Thái Bình Dương rộng lớn".
Tuy vậy, Washington vẫn lo ngại về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột vũ trang ở Trung Quốc, Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng cấp cao của RAND Corporation nhận định.
"Trung Quốc có thể triển khai các năng lực của nước này nhằm chống lại lợi ích của Mỹ ở Thái Bình Dương. Đó là tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình, máy bay ném bom, hạm đội mặt nước và tàu ngầm".
Trong hơn 1 thập kỷ qua, Trung Quốc đã mở rộng ảnh hưởng đáng kể tại Thái Bình Dương, không chỉ bằng hình thức viện trợ kinh tế mà còn bằng các hoạt động ngoại giao và thương mại trong khu vực.
Theo Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung Quốc, Hiệp ước Liên kết Tự do giữa các quốc gia sẽ không tránh khỏi được ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Bằng cách xây dựng thêm các căn cứ quân sự ở Thái Bình Dương, Mỹ có thể tiếp cận với các địa điểm mới trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang với Trung Quốc. Nhưng bất lợi là các khu vực này lại nằm quá xa lãnh thổ của Mỹ, ông Grossman nhấn mạnh. Điều đó có thể khiến Mỹ gặp khó khăn khi thể hiện ảnh hưởng của nước này với người dân trong khu vực.
Ông Alex J. Rhowuniong, người Micronesia từng làm việc cho quân đội Mỹ cho biết, ông mong muốn căn cứ quân sự của Mỹ sẽ được xây dựng trên lãnh thổ Micronesia. Trong một email gửi tới The World, cựu quân nhân này lưu ý: "Một khu vực không có sự hiện diện quân sự [của Mỹ-ND] không phải là một khu vực an toàn". Theo ông nếu Mỹ xây dựng căn cứ mới ở Micronesia thì điều này sẽ có lợi cho nền kinh tế địa phương cũng như cho hàng nghìn cựu quân nhân tại quốc đảo này.
Bị Taliban dọa giết, hàng nghìn người từng giúp Mỹ ở Afghanistan cầu cứu ông Biden Một người Afghanistan cho biết Taliban đã liên tục gọi điện dọa giết ông và gia đình sau khi ông làm phiên dịch cho lực lượng Mỹ ở Afghanistan. Những người từng làm phiên dịch cho Mỹ và NATO ở Afghanistan biểu tình ngày 30/4 ở Kabul. Ảnh: Getty Images Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang chịu áp lực ngày...