Tiết lộ lý do thực sự khiến loài voi ma mút tuyệt chủng
Những con voi ma mút cuối cùng còn tồn tại trên Trái đất đã trải qua giai đoạn đột biến xấu, khiến khả năng sinh sản suy giảm, mất khứu giác và cơ thể tạo mùi khó chịu.
Loài voi ma mút suy giảm số lượng mạnh mẽ vì biến đổi khí hậu và bị con người săn bắn.
Theo Daily Mail, loài voi ma mút khổng lồ, sống ở Bắc Mỹ, Siberia, Beringia (Nga ngày nay) bị suy giảm số lượng mạnh mẽ cách đây 10.000 năm trước vì khí hậu ấm lên và bị con người săn bắt.
Những con voi ma mút cuối cùng còn sống trên đảo Wrangel, gần Nga cách đây 3.700 năm trước.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học tại Đại học California cho thấy, những con voi ma mút còn sống sót còn lại đã trải qua giai đoạn gọi là “suy thoái đột biến”.
Theo Tiến sĩ sinh vật học tiến hóa Rebekah Rogers, đồng tác giả nghiên cứu, bộ gene của voi ma mút ở thời điểm này có những sai sót về mặt di truyền.
Video đang HOT
Những con voi ma mút cuối cùng đã trải qua giai đoạn suy thoái về mặt di truyền.
Để chứng minh điều này, các nhà nghiên cứu đã so sánh ADN của hóa thạch voi ma mút cách đây 45.000 năm và hóa thạch cách 4.300 năm.
Hóa thạch voi ma mút gần nhất lấy từ một nhóm sinh vật trên đảo Wrangel. Hóa thạch lâu đời hơn có nguồn gốc từ Oymyakon, Siberia.
Theo đó, đột biến can thiệp vào các gene quan trọng, góp phần vào sự tuyệt chủng của loài voi ma mút. Trong giai đoạn cuối cùng, voi ma mút có thể đã bị mất khứu giác, tạo ra mùi hôi khó chịu và làm suy giảm khả năng sinh sản.
Hóa thạch voi ma mút trưng bày tại bảo tàng.
Phát hiện cung cấp góc nhìn mới về sự tiến hóa và là lời cảnh báo cho tham vọng hồi sinh loài voi ma mút.
Hiện tại, có ít nhất 3 nhóm nghiên cứu đang cố gắng hồi sinh voi ma mút. Dự án hy vọng có thể tái tạo lại voi ma mút thực sự.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo, việc bảo tồn một nhóm nhỏ các loài động vật sẽ không thể giúp cho chúng tránh khỏi khả năng tuyệt chủng, vì sự suy thoái di truyền.
Tiến sĩ Rogers nói, cô cảm thấy hứa hẹn khi bắt đầu nghiên cứu bộ gene của loài voi ma mút. “Mọi thứ càng trở nên đáng chú ý hơn khi chúng tôi phát hiện ra đột biến xấu của voi ma mút trên đảo Wrangel”.
Theo Danviet
Hé lộ giả thuyết mới lý giải sự tuyệt chủng của voi ma mút
Theo một nghiên cứu mới nhất, cách đây khoảng 5.600 năm, những con voi ma mút cuối cùng đã chết vì thiếu nước uống.
Đàn voi ma mút cuối cùng này đã sống lâu hơn 5.000 năm khi những con còn lại bị kẹt lại trên đảo do mực nước biển tăng cao.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu xương, răng của voi ma mút và hóa thạch của các loài côn trùng thủy sinh cổ đại, cho phép họ dựng lên một bức tranh về những gì đã xảy ra với các loài động vật cổ đại.
Những con voi ma mút cuối đã chết vì thiếu nước ngọt. Ảnh: Internet
Phấn hoa từ các trầm tích ở đáy hồ cho thấy voi ma mút đã ăn sạch thảm thực vật quanh hồ.
Các nhà khoa học kết luận rằng điều kiện khí hậu khô hạn khiến nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm.
Tệ hại hơn, mực nước biển dâng lên làm giảm diện tích đất có sẵn nên những con voi phải đi tìm đất và nguồn nước mới.
TS Matthew Wooller, ĐH Alaska Fairbanks, cho biết: "Điều đó đã vẽ nên một bức tranh khốc liệt về tình hình của voi ma mút lúc bấy giờ. Nguồn nước ngọt khan hiếm đã đẩy chúng vào tình trạng tồi tệ và chết dần".
HỒNG LIÊN
Theo PLO
Voi ma mút thời tiền sử sẽ hồi sinh trong 2 năm nữa? Loài voi từng thống trị trái đất cách đây 4.500 năm rất có khả năng sẽ xuất hiện trên hành tinh xanh trong 2 năm tới. Xác voi ma mút được trưng bày ở Anh. Voi ma mút là loài động vật có vú to lớn tuyệt chủng cách đây hàng ngàn năm. Hình ảnh trên phim thường thấy là voi ma mút...