Tiết lộ loại vũ khí Mỹ phát triển để kìm chân Nga
Mỹ công bố bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân tiềm năng thấp, Warrior Maven viết.
Ở đây đang nói về tên lửa hành trình trên biển với đầu đạn hạt nhân, cũng như tên lửa hành trình tầm xa, phóng từ tàu ngầm.
Warrior Maven nhấn mạnh rằng phát triển vũ khí có công suất thấp được nhiều chuyên gia Mỹ coi như yếu tố quan trọng “ kiềm chế Nga” bằng chiến thuật “leo thang nhằm phi leo thang.”
Theo giám đốc dự án thông tin về vũ khí hạt nhân Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, ông Hans Christensen, thay vì làm việc để chế tạo vũ khí hạt nhân công suất thấp, đang có phương án tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm Trident D5 với đầu đạn công suất thấp W76-2.
Các đầu đạn mới được tạo ra trên cơ sở W76-1 bằng cách loại bỏ nhiên liệu nhiệt hạch. Kết quả là, sẽ chỉ còn plutonium và công suất vũ khí mới sẽ giảm từ 100 xuống đến 5-6 kiloton TNT.
Video đang HOT
“Điều đó đơn giản hơn nhiều so với việc chế tạo ra một đầu đạn mới hoàn toàn,” ông Christensen nhấn mạnh.
Lầu Năm Góc cho thấy phương án như vậy không đòi hỏi phát triển đầu đạn hạt nhân mới, sẽ không dẫn đến gia tăng kho dự trữ hạt nhân, do đó phù hợp với các nghĩa vụ của Mỹ về không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Theo Danviet
Mỹ củng cố hàng phòng thủ tên lửa ở Đông Á trước thềm thượng đỉnh Kim -Trump
USS Milius - tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tối tân nhất của hải quân Mỹ, đến Nhật Bản hôm 22.5.
USS Milius, một trong những tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường tiên tiến nhất của Hải quân Mỹ đến Nhật Bản. Ảnh: Reuters.
Sự xuất hiện của tàu USS Milius tại căn cứ hải quân Yokosuka, Nhật Bản nhằm tăng cường phòng thủ, ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nào từ Triều Tiên, hoặc bất kỳ quốc gia nào khác ở khu vực Đông Á.
Sự kiện này diễn ra 3 tuần trước hội nghị thượng đỉnh lịch sử giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12.6 tới.
Theo Reuters, động thái phô diễn sức mạnh này như lời nhắc nhở về sức ép quân sự Mỹ có thể tiến hành với Triều Tiên trong bối cảnh Washington đang tìm cách gây sức ép để buộc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân và chương trình tên lửa đạn đạo.
Việc triển khai tàu khu trục Milius tới Nhật Bản đã bị hoãn gần một năm để nâng cấp hệ thống phòng không Aegis trên tàu nhằm nâng cao khả năng phát hiện và tấn công các tên lửa mục tiêu.
Được trang bị tên lửa có thể bắn hạ các đầu đạn hạt nhân trên không, tàu khu trục USS Milius sẽ là một phần của lực lượng tàu khu trục hải quân. Đây là hàng phòng thủ đầu tiên của Mỹ chống lại bất kỳ tên lửa đạn đạo tầm xa nào do Triều Tiên tấn công.
"Những gì Milius có hiện nay là phiên bản mới nhất, tốt nhất cho hệ thống chiến đấu. Nhờ đó, tăng khả năng thực hiện nhiệm vụ trong các sứ mệnh khác như: Phòng thủ tên lửa đạn đạo, tác chiến điện tử, tác chiến dưới nước và trên không", thuyền trưởng Jennifer Pontius cho biết khi tàu cập cảng ở Yokosuka.
Tàu Milius cập cảng Yokosuka, căn cứ chính của Hạm đội 7 của Mỹ diễn ra trong bối cảnh cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiênkhông chắc chắn có diễn ra không.
Tuần trước, Bình Nhưỡng tuyên bố đang cân nhắc lại việc tham dự hội nghị này trong thông báo hủy đàm phán cấp cao với Hàn Quốc để phản đối cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn mang tên Max Thunder.
Triều Tiên cũng cảnh báo sẽ rời bỏ đối thoại nếu Mỹ khăng khăng đòi Triều Tiên đơn phương từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Với việc bổ sung tàu khu trục Milius, hải quân Mỹ có 13 tàu đặt tại Yokosuka, trong đó có tàu sân bay USS Ronald Reagan.
THANH HÀ
Theo Laodong
So về hạt nhân, NATO quá nhỏ bé trước Nga Nga hiện sở hữu 7.000 đầu đạn hạt nhân, lớn nhất thế giới. Tên lửa Satan 2 của Nga. Nga và các nước phương Tây đang thể hiện nhiều động thái leo thang căng thẳng, gần giống thời kì Chiến tranh Lạnh trước đây. Hai bên đều cho thấy số lượng vũ khí hạt nhân hủy diệt của mình và tuyên bố sẵn...