Tiết lộ không ngờ về sức khỏe qua dấu hiệu ở 2 bàn chân
Đôi bàn chân có thể không phải là tài sản lộng lẫy nhất của chúng ta, nhưng chúng ta phải dựa vào chúng mỗi ngày.
Khoảng 90% phụ nữ bị một vấn đề gì đó ở bàn chân trong đời. Hai bàn chân có thể tiết lộ rất nhiều điều về sức khỏe, và những dấu hiệu không được bỏ qua.
Hình dạng
Khi đứng trên sàn nhà bằng đôi chân trần, mặt trong lòng bàn chân cần có hình vòm. Nếu toàn bộ lòng bàn chân nằm phẳng trên sàn nhà, bạn có thể bị một tình trạng gọi là xẹp vòm lòng bàn chân.
Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác ngoài khuyết tật bẩm sinh, chẳng hạn như gãy xương hoặc trật khớp, viêm khớp dạng thấp hoặc các vấn đề về dây thần kinh.
Nguy cơ có thể tăng do béo phì, tiểu đường, mang thai và lão hóa.
Các triệu chứng có thể tệ đi, với nhiều người bị đau ở vòm bàn chân, sưng, hoặc thậm chí đau lưng và chân.
Lót giày có thể cải thiện tư thế và giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Bàn chân bẹt có thể gây đau ở bàn chân, đau lưng và chân.
Ngón chân cái cần thẳng và thẳng trục với phần còn lại của bàn chân. Nếu nó bị vẹo về phía các ngón chân khác để lại một cục xương nhô lên ở gốc ngón chân cái, bạn có thể bị tình trạng gọi là gồ xương ngón chân cái (bunion), hay tật vẹo ngón chân cái (hallux valgus).
Tật này chỉ có thể được chữa trị bằng phẫu thuật và đó là một vấn đề lớn hơn sự thừa nhận của hầu hết mọi người.
Nẹp sẽ giúp nắn ngón chân trở lại trục bình thường khi mang và gel đệm lót trên gồ xương sẽ làm giảm bớt áp lực.
Giày dép không phù hợp sẽ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Nguyên nhân chính xác của bunion còn chưa rõ nhưng có khả năng là các yếu tố bao gồm kiểu chân di truyền, thương tích và dị tật bẩm sinh.
Các chuyên gia chưa nhất trí về việc liệu giày dép như giày cao gót có góp phần gây bunion hay không.
Nhiều người cho rằng đi giày cao gót sẽ đẩy trọng lượng của bạn về phía trước và buộc ngón chân cái phải lọt vào phía trước của đôi giày.
Giày dép không vừa sẽ làm cho vấn đề tồi tệ hơn.
Màu sắc và nhiệt độ
Bàn chân lạnh có thể báo hiệu tuần hoàn kém, và nên được kiểm tra
Bàn chân cần có cùng màu với các vùng khác của cơ thể. Ai cũng có thể thỉnh thoảng tháy bàn chân có màu xanh, nhưng bàn chân lúc nào cũng có màu xanh dương có thể là dấu hiệu của tuần hoàn máu kém, có thể khó nhìn thấy hơn nếu da sẫm màu hơn.
Hãy thử ấn ngón tay vào đầu ngón chân. Da phải trắng ra và trở lại màu bình thường ngay sau khi bỏ tay. Nếu điều này phải mất một thời gian thì nó được gọi là hồi phục mao mạch kém và có thể là dấu hiệu của các vấn đề tuần hoàn.
Tương tự, bàn chân lúc nào cũng lạnh có thể phản ánh vấn đề của tuần hoàn máu và cần được kiểm tra.
Video đang HOT
Trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng, tuần hoàn kém có thể dẫn đến hoại tử, do đó đây là một triệu chứng không thể bỏ qua.
Nó cũng có thể báo hiệu vấn đề về tuần hoàn máu ở những nơi khác trong cơ thể, vì vậy bác sĩ sẽ muốn biết và sẽ kiểm tra huyết áp, lượng cholesterol và mức đường huyết.
Chuột rút chân bình thường sẽ hết khi kéo giãn hoặc mát-xa bàn chân.
Tuy nhiên nếu bạn rất hay bị chuột rút, thì tuần hoàn máu kém có thể là nguyên nhân.
Khi cơ thể bị thiếu nước và chất điện giải, cơ bắp sẽ dễ bị co thắt và chuột rút, vì vậy điều quan trọng là phải giữ đủ nước.
Chuột rút mạn tính hoặc tái diễn ở chân có thể bao gồm chuột rút ở chân. Chuột rút bắp chân ban đêm xảy ra ở khoảng 1/3 số người lớn.
Tình trạng này có thể báo hiệu các vấn đề nghiêm trọng hơn, bao gồm chèn ép dây thần kinh.
Thiếu các khoáng chất như kali, canxi hoặc magiê trong chế độ ăn có thể góp phần gây chuột rút. Magiê đóng vai trò trong dẫn truyền thần kinh cơ và co cơ.
Móng chân màu vàng có thể là do sử dụng quá nhiều sơn móng chân. Tuy nhiên, cần cảnh giác với tình trạng này vì móng bị đổi màu và dày lên có thể là dấu hiệu của nấm móng.
Bác sĩ có thể sẽ một số mẩu móng chân đến phòng xét nghiệm để xác nhận điều này trước khi kê đơn thuốc chống nấm dạng bôi hoặc dạng viên.
Nấm móng chân xảy ra ở người lớn và khả năng mắc bệnh tăng lên khi bạn già đi.
Vết thâm tím dưới móng chân không liên quan đến thương tích có thể là dấu hiệu của ung thư da.
Móng chân có thể trở nên giòn, dày hơn và thay đổi hình dạng và đôi khi cũng bị đau. Phần móng bị bệnh có thể bong ra khỏi nền móng.
Đại đa số nấm mong phát triển ở phía trước hoặc hai bên rìa của móng. Bệnh hay xảy ra nhất ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu nghiêm trọng – ví dụ như sau khi bị bệnh nặng.
Nếu phát hiện thấy vết trông giống như vết bầm dưới móng chân nhưng không nhớ là mình bị thương, thì cần đi khám vì đôi khi ung thư da có thể phát triển dưới móng và cần kiểm tra và điều trị ngay.
Theo Journal of Foot and Ankle Research, ước tính có khoảng 1,4% các trường hợp u hắc tố ác tính(ung thư da) được chẩn đoán ở Anh là xảy ra ở móng.
Da khô hoặc nứt nẻ
Da khô liên tục, mặc dù giữ ẩm, có thể là dấu hiệu của tăng sừng hóa, mà người già có nguy cơ cao hơn
Nếu bàn chân vẫn khô hoặc nứt nẻ mắc dù dưỡng ẩm liên tục, đó có thể là vấn đề đáng được chú ý.
Một giải thích có thể là tăng sừng hóa (dày da), khi da trở nên quá dày và kem bôi chẳng có tác dụng gì.
Đây là một phần cơ chế bảo vệ bình thường của da chống lại cọ xát, áp lực và các loại kích ứng khác. Ví dụ về tăng sừng hóa bao gồm mắt cá, vết chai và mụn cóc.
Các hoạt động gây áp lực lặp đi lặp lại trên bàn chân, chẳng hạn như chạy hoặc đi bộ chân đất, có thể gây ra các vết chai.
Người cao tuổi có nguy cơ cao hơn do mô mỡ dưới da giảm.
Các nguyên nhân khác khiến bàn chân tiếp tục khô và nẻ bất chấp điều trị có thể là bệnh “bàn chân vận động viên”, viêm da, vẩy nến, eczema hoặc keratoderma – tình trạng dày lên rõ rệt của da.
Bàn chân có mùi hôi có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, hay gặp nhất là bệnh “bàn chân vận động viên”, do một loại nấm gây ra.
Các triệu chứng của bệnh “bàn chân vận động viên” bao gồm ngứa, cảm giác châm chích, phồng rộp, nứt, hoặc khô da giữa các ngón chân và lòng bàn chân.
Có thể lây nấm thông qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, hoặc do chạm vào bề mặt bị nhiễm nấm.
Nếu bị bệnh “bàn chân vận động viên”, hãy để chân trần càng lâu càng tốt sau khi tắm để cho da khô
Nấm da thích môi trường mồ hôi ấm áp. Nấm phát triển mạnh ở những nơi như khu vực bể bơi.
Nếu bị bệnh, hãy tập thói quen lau khô kỹ kẽ ngón chân sau khi tắm và đi chân trần càng lâu càng tốt để chân được khô ráo.
Thay đổi tất hằng và cố gắng dùng loại sợi tự nhiên thay vì sợi nhân tạo.
Giày tập đặc biệt bí hơi, nếu bạn có thể, hãy đầu tư hai đôi và khi bạn không đi giày tập, hãy để nó ở nơi khô ráo ấm áp – như ngăn tủ thoáng khí là hoàn hảo.
Dược sĩ cũng sẽ có thể tư vấn về kem và thuốc bột để điều trị nấm.
Bệnh nấm da chân có thể khó chữa khỏi ở người bị bệnh tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Nhìn vào dấu hiệu này của miệng, bạn có thể biết mình mang thai hay bị ung thư
Đôi môi bị nứt nẻ hay lợi bị viêm - những dấu hiệu ở miệng này sẽ báo cho bạn biết những vấn đề sức khỏe đôi khi nghiêm trọng, mà bạn không nên bỏ qua.
Môi nứt nẻ
Ngay cả khi bạn nghĩ rằng chế độ ăn của mình cân bằng, rất dễ để bị thiếu hụt những dưỡng chất quan trọng. Và trong một số trường hợp, những thiếu hụt đó thể hiện ra ở đôi môi. Cath Collins, chuyên gia về chế độ ăn tại Bệnh viện Thánh George, London, cho biết: "Nếu môi bạn đột nhiên bị khô hay xuất hiện những vết nứt nẻ gây đau ở khỏe miệng, bạn có thể đang thiếu sắt, kẽm, vitamin B3 hay vitamin B6".
Giải pháp có thể rất đơn giản là thêm một chút thịt đỏ vào chế độ ăn của bạn. Thịt đỏ là nguồn cung cấp phong phú cả sắt và kẽm. Bạn cũng có thể tìm thấy sắt, kẽm, vitamin B trong các thực phẩm như cá hồi, trứng, rau lá xanh.
Để an tâm, hãy lên lịch hẹn khám với bác sĩ đa khoa. Xét nghiệm sẽ được tiến hành để xác nhận bạn có đúng bị thiếu hụt dưỡng chất hay không.
Ra máu lợi
Tiến sĩ Reena Wadia, chuyên gia nướu lợi tại Phòng khám RW Perio, London, khẳng định, đây không phải hiện tượng bình thường: "Ra máu giống như một hồi chuông cảnh báo. Đó là cách cơ thể nói với bạn rằng có gì đó không ổn xảy ra. Ra máu lợi sau khi đánh răng hoặc vệ sinh răng bằng chỉ tơ nha khoa là dấu hiệu đầu tiên của bệnh về lợi.
Miệng kết nối với phần còn lại của cơ thể. Và hiện đã có rất nhiều bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa bệnh về lợi với một số vấn đề sức khỏe nói chung như tiểu đường, tim mạch và thận".
Viêm lợi
Nếu bình thường, bạn luôn tự hào về sức khỏe răng miệng của mình, nhưng bỗng để ý thấy lợi bị viêm và xuất huyết, đó có thể là dấu hiệu bạn mang thai (tất nhiên, nếu bạn là phụ nữ).
Tiến sĩ Wadia giải thích: "Viêm lợi rất phổ biến trong thai kỳ bởi những thay đổi do hormone khiến lợi trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị kích ứng hơn và sưng lên".
Răng phẳng dẹt hơn do bị mài mòn
Tật nghiến răng thường do hàm nhỏ không hỗ trợ đường thở gây ra, phổ biến ở nữ hơn so với nam. Tiến sĩ Beata O'Donoghue, chuyên gia tư vấn giấc ngủ tại The London Clinic, lý giải: "Sự kết hợp không tương xứng này dẫn tới hội chứng kháng đường thở trên. Nghĩa là người bệnh liên tục rơi vào trạng thái giấc ngủ bị ngắt quãng khi não nhận được tín hiệu đường thở cần phải mở ra". Kết quả là hệ thần kinh giao cảm - chế độ sinh tồn của cơ thể - được kích hoạt, từ đó giải phóng adrenalin, đưa cơ thể vào trạng thái căng thẳng và nghiến răng.
Giải pháp bao gồm băng dán thông mũi, các bài tập thở trước khi đi ngủ và thiền.
Trong các trường hợp khác, nghiến răng có thể do stresss. Dụng cụ bảo vệ hàm (mouthguard) có thể giúp bảo vệ răng khi bạn ngủ.
Răng bị nứt, vỡ, bong tróc men
Người lớn tuổi phải đối mặt với nguy cơ răng bị rạn nứt, gãy vỡ. Nhưng tình trạng xói mòn răng này là hậu quả không thể tránh khỏi của lão hóa.
"Răng bị hủy hoại và thưa dần có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào. Nó thường do axit dâng lên từ dạ dày và bào mòn men răng", Giáo sư Alastair Forbes, chuyên gia dạ dày - ruột, cho biết. Bệnh trào ngược dịch vị axit dạ dày - thực quản là hậu quả của hàng rào bị lỗi nối giữa dạ dày và thực quản. 10-30% dân số mắc bệnh này, thường gặp ở những người béo phì và cao tuổi. Nghiên cứu cho thấy nó có mối liên hệ với nguy cơ mắc ung thư vòm họng, hạch hạnh nhân và xoang.
Lợi bị loét, đau
Nguyên nhân có thể đơn giản là ăn đồ gì nóng hoặc có cạnh sắc, đánh răng quá mạnh. Nhưng khi một vết loét hở trong miệng không biến mất sau 1-2 tuần, bạn nên đi khám bởi đó có thể là dấu hiệu ung thư miệng.
Ung thư miệng có tỷ lệ sống sốt thấp, khoảng 35% nhưng chủ yếu là do các trường hợp được phát hiện quá muộn. Graham Merrick, bác sĩ phẫu thuật hàm mặt tại Bệnh viện Musgrove Park, tiết lộ: "Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư miệng cao gấp 6 lần. Nhưng 1/4 ca ung thư miệng cũng xuất hiện ở người không hút thuốc lá".
Các khối u loét miệng nghi ung thư có xu hướng là những vết lở thương có viền trắng hoặc đỏ (hoặc viền trắng và đỏ). Chúng có thể ẩn mình bên dưới lưỡi, ở vị trí rất khó nhìn thấy.
Lợi to
Các loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh cao huyết áp hay động kinh có thể khiến lợi trở nên quá khổ do sự hiện diện của mảng bám - theo Tiến sĩ Wadia. "Thông thường, nha sĩ hay chuyên gia về lợi sẽ kết hợp với bác sĩ đa khoa của bạn để thay thế loại thuốc sao cho không dẫn tới tác dụng phụ gây khó chịu này. Quan trọng là nhận biết tình trạng này bởi lợi quá khổ rất khó làm sạch và nó cũng sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh về lợi".
Nguồn: Mirror
Cứu sống Việt kiều Mỹ ngưng tim ngưng thở 3 lần bằng kỹ thuật 'gấu ngủ đông' Bị ngưng tim, ngưng thở 3 lần, bệnh nhân Việt kiều Mỹ được các bác sĩ Việt Nam áp dụng kỹ thuật "gấu ngủ đông". Nhờ đó, ông được cứu, không bị di chứng não và có thể tiếp tục công việc dạy học trong thời gian tới. Ông T. đang được áp dụng phương pháp "gấu ngủ đông" tại Bệnh viện Nhân...