Tiết lộ “kẻ thù” lấy mạng Stalin: Những căn bệnh đeo bám và cú chốt hạ khiến ông kiệt quệ

Theo dõi VGT trên

Russia Beyond (RBTH) cho biết, Stalin mắc nhiều bệnh trong suốt cuộc đời, tình trạng của ông càng trở nên trầm trọng hơn do lịch trình làm việc khắc nghiệt và căng thẳng liên tục.

Tiết lộ kẻ thù lấy mạng Stalin: Những căn bệnh đeo bám và cú chốt hạ khiến ông kiệt quệ - Hình 1

“[Ông ấy có] lối sống ít vận động, không tham gia vào các hoạt động thể thao, thể chất nào. [Ông ấy] hút tẩu, uống rượu. Trong nửa sau của nhiệm kì, ông dành mỗi buổi tối tại bàn, ăn và uống cùng với các thành viên Bộ Chính trị. Với lối sống này, việc ông ấy sống được đến năm 73 tuổi thật tuyệt vời,” Thư ký của Stalin, ông Boris Bazhanov, nhớ lại.

1. Nhược cơ

Tiết lộ kẻ thù lấy mạng Stalin: Những căn bệnh đeo bám và cú chốt hạ khiến ông kiệt quệ - Hình 2

Nhóm các nhà lãnh đạo Liên Xô tại Điện Kremlin, (từ trái qua: Georgi Malenkov, Lazar Kaganovich, Joseph Stalin, Mikhail Kalinin, V.M. Molotov và Kliment Voroshilov). Ảnh: Getty

Thông tin từ các nguồn tin chính thức kể rằng, khi mới 6 tuổi, Stalin bị một chiếc xe ngựa đâm phải khiến tay và chân trái bị thương. Hồ sơ lâm sàng của ông cho biết: “Teo khớp vai và khớp khuỷu tay bên trái do bị bầm tím ở tuổi lên 6, khớp khuỷu tay sau đó bị ảnh hưởng.” Tuy nhiên, trong một số bức ảnh, người ta vẫn thấy ông sử dụng tay trái khá tốt – chẳng hạn như bế con gái lên.

Nhưng cánh tay trái của ông thường bất động khi đang đi, nửa cánh tay co lại, ép vào thân, tay trái trông cũng có vẻ ngắn hơn tay phải.

Có giả thuyết cho rằng lý do khiến Stalin có tay trái yếu hơn là do bệnh nhược cơ, một căn bệnh thần kinh cơ kéo dài dẫn tới tình trạng yếu cơ xương ở các mức độ khác nhau. Bệnh nhược cơ có thể là do bẩm sinh, hoặc không bẩm sinh (thường khởi phát ở những người từ 20-40 tuổi).

2. Viêm khớp dạng thấp

Tiết lộ kẻ thù lấy mạng Stalin: Những căn bệnh đeo bám và cú chốt hạ khiến ông kiệt quệ - Hình 3

Stalin và đôi ủng. Ảnh: Getty

Trong nhiều năm, Stalin bị đau chân, điều đó khiến ông thường đi hơi khập khiễng. Một số người cho rằng điều này là do ngón chân thứ 2 và thứ 3 của ông bị dính vào nhau. Tuy nhiên đây không phải là lý do khiến lãnh đạo Liên Xô có khó khăn trong việc đi lại.

Tư liệu của RBTH chỉ ra lý do là bởi bệnh viêm khớp dạng thấp. Ông phải đi một đôi ủng được quân đội chế tạo đặc biệt bằng da siêu mềm. RBTH cho biết, đôi ủng thoải mái đến nỗi Stalin hiếm khi cởi ra.

Khi không hoạt động nhiều, các cơn đau thấp khớp sẽ trầm trọng hơn, vì vậy trong các cuộc họp dài, ông thường không ngồi yên một chỗ mà đi lại quanh phòng.

Từ năm 1925-1926 (47-48 tuổi), Stalin đã đến các khu nghỉ dưỡng để tắm nước ấm cho đôi chân của mình. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh phức tạp có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể – nó có thể gây ra viêm phổi và dẫn tới số lượng hồng cầu thấp.

Video đang HOT

“Ở Nalchik, tôi suýt bị viêm phổi. Tôi thở khò khè và vẫn đang ho,” Stalin viết cho vợ trong chuyến đi nghỉ mát năm 1929. Năm 1935, các bác sĩ đã cấm Stalin bơi ở biển do căn bệnh viêm khớp dạng thấp.

3. Đậu mùa

Tiết lộ kẻ thù lấy mạng Stalin: Những căn bệnh đeo bám và cú chốt hạ khiến ông kiệt quệ - Hình 4

Stalin năm 1932. Ảnh: Getty

Stalin có lẽ đã mắc bệnh đậu mùa hồi mới 5 tuổi. Căn bệnh đã khiến khuôn mặt ông có vết rỗ – một vấn đề mà Stalin cực ghét.

Trong thời gian hoạt động cách mạng của Stalin thời trẻ, hồ sơ của cảnh sát về ông luôn chứa thông tin về vết đậu mùa như một dấu hiệu nhận dạng đặc biệt. Sau đó, trong những bức ảnh ông xuất hiện trên báo chí Liên Xô, những vết rỗ trên mặt đã được thợ ảnh xóa bỏ.

4. Viêm ruột thừa

Tiết lộ kẻ thù lấy mạng Stalin: Những căn bệnh đeo bám và cú chốt hạ khiến ông kiệt quệ - Hình 5

Stalin với bạn bè và vợ Nadezhda Allilueva. Ảnh: Sputnik

Năm 1921, lãnh đạo Liên Xô bị viêm ruột thừa. Vào thời điểm đó, ông đã là một quan chức cấp cao nên được một trong những bác sĩ phẫu thuật giàu kinh nghiệm nhất của Nga Vladimir Rozanov thăm khám. Đây cũng chính là bác sĩ đã lấy viên đạn ra khỏi Vladimir Lenin vào năm 1922. Rozanov là cái tên được tin tưởng trong số các nhà lãnh đạo.

“Cuộc phẫu thuật rất khó khăn,” Vladimir Roranov nhớ lại. Hầu hết, ca phẫu thuật được thực hiện gây tê cục bộ, nhưng khi nó trở nên phức tạp hơn, Rozanov phải cho Stalin gây mê bằng chloroform – một hình thức gây mê toàn thân rất nguy hiểm có thể khiến tim ngừng đập. Nhưng Stalin đã hồi phục.

5. Xơ vữa động mạch não

Tiết lộ kẻ thù lấy mạng Stalin: Những căn bệnh đeo bám và cú chốt hạ khiến ông kiệt quệ - Hình 6

Ảnh: Sputnik

Stalin luôn làm việc rất nhiều, đặc biệt là trong thế chiến II. Ông tham gia vào các cuộc họp triền miên với các quan chức và chỉ huy của mình. Mỗi ngày khoảng 5-7 cuộc họp, kéo dài 10-12 tiếng. Các cuộc họp được tổ chức vào bất cứ thời gian nào trong ngày hoặc đêm, thường là tại Điện Kremlin hoặc tại nhà nghỉ của Stalin ở Kuntsevo (gần Moscow). Các tổng tham mưu trưởng gặp Stalin gần như hàng ngày, đôi khi là vài lần trong ngày.

Bác sĩ chăm sóc Stalin vào những năm 1940 Vladimir Vinogradox nhận thấy ông mất ngủ và tăng huyết áp động mạch. Sau khi trở về từ Hội nghị Potsdam (17/7-2/8/1945), nơi diễn ra các cuộc đàm phán căng thẳng thời hậu chiến, tình trạng của Stalin trở nên tồi tệ hơn. Ông ấy nói đau đầu, chóng mặt và buồn nôn. Ông ấy đã có một đợt đau dữ dội ở vùng tim, cảm giác lồng ngực như bị thắt lại bởi một sợi dây sắt, rất có thể đó là một cơn đau tim nhỏ. Tuy nhiên, Stalin không đồng ý nghỉ ngơi.

Từ ngày 10-15/10/1945, Stalin bị đột quỵ. Tuy nhiên, cơn đột quỵ không dẫn tới xuất huyết não, chỉ dẫn đến việc bị tắc một mạch máu não nhỏ. Nhưng trong 2 tháng sau đó, ông đã dành thời gian nghỉ tại nhà.

Từ năm 1946, Stalin nới lỏng lịch trình của mình. Các cuộc họp của ông chỉ kéo dài tối đa 2-3 tiếng, không nhiều hơn và ông chủ yếu sống tại nhà riêng ở Kuntsevo Dacha chứ không ở Điện Kremlin.

“Vào mùa hè, ông ấy đã dành cả ngày để đi lại quanh khu vườn của mình – những người phục vụ mang tài liệu công việc, báo chí và trà đến vườn. Trong những năm đó, ông ấy muốn khỏe mạnh hơn và sống lâu hơn,” Svetlana, con gái của Stalin nhớ lại.

Tăng huyết áp, chóng mặt, khó thở – tất cả đều là triệu chứng của xơ vữa động mạch. Nhà trị liệu Alexander Myasnikov, bác sĩ chăm sóc Stalin trong những năm cuối đời, đã có mặt trong quá trình khám nghiệm tử thi của Stalin, nói rằng “ông mắc chứng xơ vữa động mạch não nghiêm trọng”. Căn bệnh này khiến những năm cuối đời của Stalin trở nên kiệt quệ.

Vào tháng 10/1949, một cơn đột quỵ thứ 2 xảy ra, sau đó ông đã một phần mất đi khả năng nói. Stalin bắt đầu nghỉ làm việc dài hạn – từ tháng 8 đến tháng 12/1950, sau đó là từ tháng 8/1951 đến tháng 2/1952. Ông bắt đầu có các vấn đề về nhận thức và trí nhớ. Nikita Khrushchev kể lại rằng, đôi lúc ông ấy có thể quên mất người ông ấy đã tiếp xúc trong nhiều thập kỷ. Tình trạng này lặp lại thường xuyên.

Mặc dù trong những năm cuối đời, Stalin đã loại bỏ mọi công việc nhưng tình trạng của ông vẫn không thuyên giảm. Cuối năm 1952, ông yếu nhiều và không thể đi lên cầu thang nếu không có sự trợ giúp.

Tướng tình báo Liên Xô Pavel Sudoplatov nhớ lại cuộc gặp cuối cùng của ông với Stalin tại căn nhà gỗ của ông vào tháng 2/1953: “Tôi thấy ông mệt mỏi. Tóc của ông đã mỏng đi đáng kể và mặc dù ông ấy luôn nói chậm, nhưng lúc đó việc nói chuyện trở nên cực kì khó khăn. Rõ ràng, tin đồn về cơn đột quỵ là có thật.”

Stalin qua đời tại biệt thự Kuntsevo vào 5/3/1953. Nguyên nhân chính thức của cái chết được xác nhận là do xuất huyết não.

Những loại vắc xin quan trọng nhất trong lịch sử

Bất kỳ sự ra đời của loại vắc xin nào cũng là một thành tựu, một vài loại trong số đó có ý nghĩa sống còn với nhân loại.

Những loại vắc xin quan trọng nhất trong lịch sử - Hình 1

Vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung - SHUTTERSTOCK

Sau khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào cuối năm 2019 tại Vũ Hán (Trung Quốc), cộng đồng khoa học thế giới cấp bách bước vào cuộc đua gay cấn bậc nhất trong lịch sử ngành y tế hiện đại - cuộc đua phát triển vắc xin phòng Covid-19.

Theo trang tin Insider, dưới đây là 5 loại vắc xin quan trọng nhất từng được phát triển trong lịch sử nhân loại.

Vắc xin ngừa bệnh đậu mùa

Vắc xin ngừa bệnh đậu mùa được phát triển từ năm 1796 bởi bác sĩ người Anh Edward Jenner. Đây cũng là vắc xin đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Sau đó, nhờ vào công tác tiêm chủng đồng bộ trên nhiều quốc gia, đến năm 1979, bệnh đậu mùa hầu như đã được xóa sổ trên toàn cầu.

Vắc xin ngừa bại liệt

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bại liệt là chứng bệnh nguy hiểm ở trẻ em, có khả năng lây lan cao thông qua thức ăn và nguồn nước bị ô nhiễm. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị tê liệt tạm thời, thậm chí vĩnh viễn.

Vắc xin tiêm ngừa bại liệt lần đầu tiên được phát triển bởi nhà nghiên cứu người Mỹ Jonas Salk và được giới thiệu với toàn thế giới vào năm 1955. Tiếp sau đó, Albert Sabin - một khoa học gia người Mỹ - đã phát triển loại vắc xin thứ hai theo dạng thuốc uống và được cấp phép vào năm 1962.

Hai loại vắc xin trên đã góp phần loại bỏ bệnh bại liệt ở hầu hết các nước trên thế giới. Năm 2018, thế giới chỉ còn ghi nhận 33 trường hợp mắc bệnh.

Vắc xin ngừa MMR

Vắc xin MMR giúp phòng 3 loại bệnh là sởi, quai bị và rubella. Đây là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt với trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, bởi đây là loại vi rút hô hấp rất dễ lây lan.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), nhóm vi rút này dễ lây lan đến mức một người mắc bệnh này có thể lây cho 90% người xung quanh, nếu họ không có biện pháp bảo vệ. Hậu quả của bệnh sởi cũng rất nghiêm trọng, có thể dẫn đến viêm phổi, viêm não (sưng não), thậm chí tử vong.

Vắc xin sởi có từ năm 1963, cải tiến năm 1968. Vắc xin quai bị và rubella ra đời lần lượt vào năm 1967 và 1969. Sau đó đến năm 1971, dạng kết hợp của 3 loại này được cấp phép và chính thức thành vắc xin MMR như hiện nay.

Vắc xin ngừa DPT

Đây là loại vắc xin chống lại 3 bệnh uốn ván, bạch hầu và ho gà. Cả ba bệnh này đều do vi khuẩn gây ra và có khả năng gây tử vong cao ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Trong thai kỳ, phụ nữ sẽ được tiêm ngừa DPT để bảo vệ thai nhi. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo bất kỳ ai thường xuyên tiếp xúc với mẹ và bé như gia đình, các nhân viên y tế... cũng nên tiêm phòng loại vắc xin này để giữ an toàn tuyệt đối cho trẻ.

Năm 1932, bác sĩ nhi khoa Leila Denmark bắt đầu nghiên cứu về bệnh ho gà. Sáu năm sau, vắc xin ho gà đầu tiên đã được phát triển thành công. Năm 1942, các nhà khoa học Mỹ là Grace Eldering, Loney Gordon và Pearl Kendrick đã kết hợp vắc xin ho gà với bệnh bạch hầu và uốn ván để tạo ra vắc xin kết hợp DTaP (một loại của vắc xin DPT dành cho trẻ dưới 7 tuổi). Năm 1981, nhà khoa học Nhật Bản Yuji Sato hoàn thiện loại vắc xin này thông qua việc giảm thiểu các tác dụng phụ thường gặp do thành phần của vắc xin ho gà gây ra.

Bên cạnh DTaP, vắc xin DPT ngày nay còn một loại khác là Tdap. Đây là loại vắc xin có chức năng tương tự DTaP, nhưng được giảm liều bạch hầu và ho gà, giúp tăng cường miễn dịch và giữ sự bảo vệ liên tục cho những người từ 11 tuổi trở lên.

Vắc xin ngừa HPV

Vắc xin ngừa HPV, hay còn gọi là vắc xin phòng ung thư cổ tử cung, được ra mắt năm 2006. Đây là vắc xin chống lại sự viêm nhiễm của vi rút papilloma ở người (human papilloma virus), là tác nhân gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo... và có thể là một số bệnh ung thư miệng.

WHO khuyến cáo HPV nên được các quốc gia đưa vào danh sách tiêm chủng định kỳ, nhất là cho trẻ em gái, trước độ tuổi quan hệ tình dục nhằm phát huy hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị 'ghẻ lạnh'Tác dụng đủ bề của loại quả vị chát, từng bị 'ghẻ lạnh'
19:40:19 19/01/2025
Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?Củ đinh lăng ngâm rượu có phải càng già càng tốt?
16:01:54 19/01/2025
Một phút chủ quan sau tắm khiến người đàn ông trẻ vỡ mạch máu nãoMột phút chủ quan sau tắm khiến người đàn ông trẻ vỡ mạch máu não
12:58:40 19/01/2025
Cuộc điện thoại tối muộn và ca ghép tạng đặc biệt được tập dượt 1 nămCuộc điện thoại tối muộn và ca ghép tạng đặc biệt được tập dượt 1 năm
13:20:08 19/01/2025
3 không khi ăn lạc3 không khi ăn lạc
19:28:29 19/01/2025
4 ô tô đâm 'dồn toa' ở Đại lộ Thăng Long, xe con biến dạng4 ô tô đâm 'dồn toa' ở Đại lộ Thăng Long, xe con biến dạng
13:22:32 19/01/2025
Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?Điều gì xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn da cá hồi?
21:01:12 20/01/2025
5 điều nên làm khi đi bộ sau bữa ăn5 điều nên làm khi đi bộ sau bữa ăn
15:00:55 19/01/2025

Tin đang nóng

Nữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ướcNữ tỷ phú Madam Pang hiếm hoi lộ diện với chồng đại tá cảnh sát, cuộc sống "dát vàng" khiến ai cũng mơ ước
20:09:46 20/01/2025
Tuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền NamTuấn Hưng đưa vợ và các con vào TPHCM sinh sống, lần đầu đón Tết miền Nam
18:30:02 20/01/2025
Ảnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việcẢnh chụp màn hình tin nhắn của Hằng Du Mục với bố chồng bị lộ, Tôn Bằng vội làm ngay 1 việc
21:59:45 20/01/2025
Tờ báo lớn nhất Dubai: "Bầu không khí đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng như lễ hội"Tờ báo lớn nhất Dubai: "Bầu không khí đám hỏi của con trai tỷ phú Phạm Nhật Vượng như lễ hội"
20:36:58 20/01/2025
Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"Jack: "Tôi muốn thực hiện trách nhiệm làm cha trong khả năng của mình đến khi con trưởng thành"
20:56:18 20/01/2025
Em gái cố NSƯT Vũ Linh nộp đơn kháng cáo vụ tranh chấp tài sảnEm gái cố NSƯT Vũ Linh nộp đơn kháng cáo vụ tranh chấp tài sản
22:23:39 20/01/2025
SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?SOOBIN và Thanh Thuỷ tự tung hint tình cảm nhưng fan hưởng ứng thì lại gay gắt?
21:04:53 20/01/2025
Diệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần haiDiệu Nhi khoe sắc vóc rạng rỡ sau thời gian vướng nghi vấn sinh con lần hai
18:39:50 20/01/2025

Tin mới nhất

Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

Đề xuất xây dựng Luật Phòng bệnh

21:19:47 20/01/2025
Theo báo cáo của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm (NCDs) chiếm tới 2/3 tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam. Các bệnh như ung thư, bệnh tim mạch, và tiểu đường đang gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt ở nhóm dân số trẻ tuổi.
Ai nên thường xuyên ăn củ cải trắng trong mùa Đông?

Ai nên thường xuyên ăn củ cải trắng trong mùa Đông?

21:12:31 20/01/2025
Chính vì vậy, người đau dạ dày, trào ngược dạ dày,... nên ăn càng ít củ cải trắng càng tốt và tuyệt đối không ăn củ cải trắng chưa được nấu chín.
Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

Nghiên cứu mới cho thấy vitamin D có thể làm giảm huyết áp

20:58:55 20/01/2025
Vitamin D là một chất dinh dưỡng phổ biến, được biết đến với vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương và quá trình chuyển hóa canxi
Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Mẹ bầu trầm cảm ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

09:22:48 20/01/2025
Tuy không phải phụ nữ nào có thai cũng sẽ bị trầm cảm nhưng thai phụ và gia đình cần nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh để có biện pháp hỗ trợ, khắc phục trầm cảm khi mang thai hiệu quả.
Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn

Top 4 thực phẩm người bệnh ung thư buồng trứng nên ăn

09:20:50 20/01/2025
Người bệnh ung thư buồng trứng cũng cần bổ sung các loại rau củ xanh như súp lơ xanh, bông cải, rau cải... để chống lại sự lão hóa của các tế bào, giảm được quá trình phát triển của các tế bào ung thư cũng như khối u buồng trứng.
Cảnh giác với tai nạn bỏng trong dịp Tết

Cảnh giác với tai nạn bỏng trong dịp Tết

09:19:06 20/01/2025
Quan trọng nhất, dù áp dụng cách sơ cứu xử lý vết bỏng trong trường hợp nào mọi người cũng cần tuân thủ thực hiện đúng nguyên tắc và quy trình sơ cứu, điều này giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, tổn thương lan rộng.
Nhiễm sán dây bò dài cả mét vì đam mê món thịt bò sống

Nhiễm sán dây bò dài cả mét vì đam mê món thịt bò sống

09:17:28 20/01/2025
Khi đến ruột non, chúng sẽ bám vào thành ruột và dần dần phát triển thành một con ký sinh trùng trưởng thành. Sán dây bò có thể dài tới 5 - 10m, trong khi sán dây lợn thường chỉ dài tới 2 - 4m.
Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn sáng bằng cơm?

Điều gì xảy ra với cơ thể nếu ăn sáng bằng cơm?

09:15:18 20/01/2025
Chúng ta nên kiểm soát việc sử dụng glucose để làm nguồn năng lượng cho cơ thể. Nếu quá lạm dụng thì rất có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng từ quá trình glycation và oxy hóa của các gốc tự do do glucose tạo ra ở bất cứ mô nào trong cơ thể.
3 thói quen buổi sáng nên từ bỏ càng sớm càng tốt

3 thói quen buổi sáng nên từ bỏ càng sớm càng tốt

09:13:03 20/01/2025
Buổi sáng là thời điểm quan trọng và chuỗi các hoạt động hay thói quen sau khi thức dậy có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và và năng suất cả ngày. Để có một ngày làm việc tuyệt vời, hãy tránh thực hiện những điều dưới đây vào buổi sáng.
Truyền thông Campuchia ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Truyền thông Campuchia ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

19:58:15 19/01/2025
Theo bài viết, xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 đạt mức tăng trưởng ấn tượng 14,3% so với năm 2023, với tổng kim ngạch 405,53 tỷ USD.
Gia Lai: 2 lần cấp cứu giúp bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp qua cơn nguy kịch

Gia Lai: 2 lần cấp cứu giúp bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp qua cơn nguy kịch

19:35:07 19/01/2025
Riêng trong năm 2025, Khoa Tim mạch sẽ dự kiến triển khai các kỹ thuật mới gồm: Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn; can thiệp Laser điều trị suy van tĩnh mạch; can thiệp bước đầu cho các tổn thương vôi hóa, tổn thương phức tạp động mạch vành.
Thức uống khoái khẩu của nhiều người hại thận khôn lường

Thức uống khoái khẩu của nhiều người hại thận khôn lường

19:34:27 19/01/2025
Một ly trà sữa trân châu thường chứa lượng đường vượt xa mức khuyến nghị hằng ngày. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) khuyến cáo phụ nữ không nên tiêu thụ quá 25g đường mỗi ngày, với nam giới là 38g. Trong khi đó, mỗi ly trà sữa có thể chứa 30...

Có thể bạn quan tâm

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Hạ gục "siêu chiến đội" IG nhưng Doinb lại nói một câu "cực phũ" với fan LPL

Mọt game

00:57:08 21/01/2025
Trước khi LPL 2025 Split 1 diễn ra, không ít khán giả của khu vực này đã cho rằng siêu chiến đội IG đã được thiên vị lớn khi rơi vào bảng đấu quá dễ.
Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ

Thợ săn hành tinh NASA phát hiện nơi bất hạnh nhất vũ trụ

Lạ vui

00:46:29 21/01/2025
Theo Live Science, thợ săn hành tinh TESS của NASA, chiến binh đã giúp xác định hơn 6.000 thế giới ngoài hệ Mặt Trời, đã tìm ra hành tinh BD+05 4868 Ab trong trạng thái khiến các nhà khoa học bị sốc.
Thủ môn Andre Onana 'tệ nhất lịch sử Man Utd'

Thủ môn Andre Onana 'tệ nhất lịch sử Man Utd'

Sao thể thao

00:07:53 21/01/2025
Thủ thành Andre Onana hứng phàn nàndữ dội sau màn trình diễn tệ hại khiến Man Utd thua Brighton 1-3 ngay tại Old Trafford ở vòng 22 Ngoại hạng Anh
Triệu Lệ Dĩnh và dàn sao Cbiz khiến MXH Hàn Quốc "dậy sóng", chuyện gì đây?

Triệu Lệ Dĩnh và dàn sao Cbiz khiến MXH Hàn Quốc "dậy sóng", chuyện gì đây?

Sao châu á

23:22:25 20/01/2025
Mới đây, hotsearch mạng xã hội xứ Trung bất ngờ xuất hiện chủ đề Netizen Hàn dậy sóng vì nhan sắc diễn viên Trung Quốc .
Đại mỹ nhân khó có đối thủ xuất hiện chớp nhoáng, chỉ 1 hành động chứng tỏ đẳng cấp

Đại mỹ nhân khó có đối thủ xuất hiện chớp nhoáng, chỉ 1 hành động chứng tỏ đẳng cấp

Hậu trường phim

23:19:41 20/01/2025
Xuất hiện chớp nhoáng tại sự kiện ra mắt phim Bộ Tứ Báo Thủ của Trấn Thành, Lan Ngọc chiếm spotlight vì những khoảnh khắc xinh đẹp xuất thần.
Hot nhất MXH: Angelababy thoát phong sát

Hot nhất MXH: Angelababy thoát phong sát

Phim châu á

23:15:31 20/01/2025
Ngày 20/1, bộ phim cổ trang Tương Tư Lệnh do Angelababy và Tống Uy Long đóng chính đột ngột phát sóng 5 tập đầu tiên trên nền tảng Tencent Video.
Việt Hương đăng video đòi nợ, Vân Dung 'đe doạ' Chí Trung

Việt Hương đăng video đòi nợ, Vân Dung 'đe doạ' Chí Trung

Sao việt

23:04:49 20/01/2025
Nghệ sĩ Việt Hương đăng video đòi nợ, than phiền phải ăn cơm với lạp xưởng và xì dầu qua ngày. Nghệ sĩ Vân Dung đăng ảnh hài hước kèm đe doạ đàn anh Chí Trung.
Xuân Lan kể về giai đoạn khủng hoảng trong đời: "Các dì, các cậu nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp"

Xuân Lan kể về giai đoạn khủng hoảng trong đời: "Các dì, các cậu nhìn tôi bằng ánh mắt tội nghiệp"

Tv show

22:55:02 20/01/2025
Là khách mời trong chương trình Chuyện tôi kể, người mẫu Xuân Lan nhớ lại giai đoạn thăng trầm nhất trong 46 năm cuộc đời mình.
Nhạc sỹ Trần Tiến kể thời điểm sinh tử: 'Trời cho tôi quay lại'

Nhạc sỹ Trần Tiến kể thời điểm sinh tử: 'Trời cho tôi quay lại'

Nhạc việt

22:52:41 20/01/2025
Cho biết hầu hết những bài hát hay nhất đều được viết lúc tưởng mình sắp chết, nhạc sỹ Trần Tiến kể lại trải nghiệm kề cận tử thần: Tôi thấy vầng sáng chói loá .
Sao Hollywood kiếm bộn tiền sau khi mất nhà vì cháy rừng

Sao Hollywood kiếm bộn tiền sau khi mất nhà vì cháy rừng

Sao âu mỹ

22:16:34 20/01/2025
Spencer Pratt gây bất ngờ khi tiết lộ rằng anh đã kiếm được hàng chục nghìn USD sau khi anh và vợ Heidi Montag mất nhà trong vụ cháy rừng ở Los Angeles (bang California, Mỹ).
Bài toán về số cỏ bò ăn được khiến thí sinh Olympia vò đầu bứt tai, tưởng dễ nhưng hóa ra lại là "cú lừa"

Bài toán về số cỏ bò ăn được khiến thí sinh Olympia vò đầu bứt tai, tưởng dễ nhưng hóa ra lại là "cú lừa"

Netizen

22:06:06 20/01/2025
Cách ra đề đầy tính lắt léo như thế này thường khiến thí sinh Olympia dễ mất điểm, đặc biệt khi thời gian suy nghĩ và trả lời chỉ giới hạn trong 15-30 giây.