Tiết lộ “gây sốc”, Trung Quốc sao chép tên lửa Kh-55 Nga
Ukraine được cho là đã cung cấp tên lửa hành trình chiến lược Kh-55 (Liên Xô chế tạo) giúp Trung Quốc phát triển tên lửa hành trình tầm siêu xa DH-10.
Tờ The Diplomat đánh giá, tên lửa hành trình phóng tầm xa Đông Hải-10 (DH-10) của Trung Quốc là một loại tên lửa tuyệt vời. Nếu như tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D chủ yếu tạo thành mối đe dọa lớn đối với lực lượng máy bay trên hạm của Quân đội Mỹ, thì DH-10 chủ yếu thực hiện tấn công với các mục tiêu chiến lược trên mặt đất như căn cứ không quân, kho tàng, bến bãi…
Theo mạng tin tức quốc phòng Mỹ, DH-10 là loại tên lửa hành trình đối đất thế hệ 2 do Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp hàng không không gian Trung Quốc (CASIC) nghiên cứu.
DH-10 là kết quả của sao chép công nghệ tên lửa hành trình không đối đất Kh-55 do Nga chế tạo. Theo các nguồn tin, Ukraine được cho là từng xuất khẩu ít nhất 18 quả tên lửa hành trình Kh-55 (NATO định danh là AS-15 Kent) tới Trung Quốc và Iran lần lượt vào các năm 1999, 2001.
Ảnh đồ họa tên lửa hành trình DH-10.
Không rõ việc nghiên cứu DH-10 tiến hành từ năm nào, nhưng nguồn tin cho biết là vào năm 2004, Trung Quốc đã tiến hành bắn thử nghiệm lần cuối cùng tại căn cứ phía Tây Bắc. Sau đó bắt đầu sản xuất với số lượng hạn chế, tới năm 2008 chính thức trang bị cho quân đội Trung Quốc.
Các chuyên gia quân sự quốc tế suy đoán rằng, DH-10 có chiều dài 8,3m, đường kính thân 0,68 m, nặng 2,5 tấn, lắp phần chiến đấu nặng 300-500kg (đầu đạn nổ thường HE hoặc đầu đạn hạt nhân). Tên lửa trang bị động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho tốc độ tối đa Mach 0,75, độ cao hành trình chỉ từ 50-150m, tầm bắn xa đến 1.500-2.500km, có nguồn cho là tầm 4.000km.
Video đang HOT
Tạp chí Jane’s cho biết thêm rằng, hệ thống dẫn đường của DH-10 được kết hợp từ hệ thống định vị quán tính, hệ thống định vị toàn cầu GPS, hệ thống dẫn đường bay bám theo địa hình TERCOM, hệ thống điều chỉnh định dạng khu vực theo ảnh số (DSMAC). Với hệ dẫn kết hợp đa dạng như vậy đem lại cho DH-10 độ chính xác cực cao với bán kính lệch mục tiêu chỉ 10m.
Về phương thức phóng, DH-10 có thể bắn từ bệ phóng tự hành (lắp 3 đạn) hoặc từ máy bay ném bom chiến lược H-6, tàu khu trục Type 052C và tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 thế hệ mới.
Loại tên lửa lạ của Trung Quốc được đoán định chính là DH-10 tại cơ sở sản xuất.
Chuyên viên cao cấp của Mỹ ông Roger Cliff bình luận, để tiến hành tấn công căn cứ Không quân Mỹ, lựa chọn đầu tiên của Quân đội Trung Quốc là sử dụng tên lửa đạn đạo phá huỷ đường băng và sân bay, sau đó sử dụng tên lửa dẫn đường chính xác và tên lửa hành trình tấn công các mục tiêu như máy bay trong ụ bê tông, bộ chỉ huy, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc. Vì vậy, tên lửa DH-10 có ưu thế rất lớn khi thực hiện các nhiệm vụ này. Đặc biệt với tầm bay siêu xa cho phép phương tiện mang phóng nằm ngoài tầm phòng thủ quốc gia đối địch.
Có một số nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã phát triển biến thể chống tàu mặt nước DH-10. Sức công phá của nó có thể khiến một tàu tuần dương tên lửa cỡ 10.000 tấn chìm chỉ với một phát đạn.
Theo Kiến thức
Nghi án Trung Quốc nhái trực thăng Apache của Mỹ
Những bức ảnh về một chiếc Apache xuất hiện ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại rằng công nghệ tân tiến này của Mỹ đã bị sao chép.
Gần đây, trên các trang mạng của Trung Quốc xuất hiện những hình ảnh của một chiếc trực thăng Apache AH-64D, một trong những vũ khí tấn công có sức hủy diệt lớn nhất và thành công nhất từ trước tới nay của Mỹ, giờ đây lại xuất hiện ở Trung Quốc.
Chiếc trực thăng AH-64D này được chằng buộc sau một chiếc xe tải mà không hề có bạt che phủ. Người ta có thể nhìn thấy rõ ràng các hệ thống kỹ thuật điện tử hàng không tích hợp, vũ khí và hệ thống thông tin liên lạc, những công nghệ tối mật được sử dụng trên chiếc trực thăng này.
Trực thăng Apache của Mỹ xuất hiện ở Trung Quốc
Hiện không rõ những bức ảnh này được chụp vào thời điểm nào, tuy nhiên chúng mới xuất hiện gần đây trên trang blog China Defense.
Những bức ảnh này đã khiến nhiều người lo ngại rằng Trung Quốc đã tìm được cách sao chép loại máy bay quân sự nổi tiếng này. Trước đây Trung Quốc cũng đã từng sao chép thành công những hệ thống vũ khí tân tiến nhất của quân đội Mỹ.
Chiếc Apache được buộc vào sau một chiếc xe tải
Năm 2011, nhiều chuyên gia quân sự cho rằng Trung Quốc đã có khả năng chế tạo chiếc máy bay ném bom tàng hình đầu tiên sử dụng công nghệ học mót được từ một chiếc máy bay của Mỹ bị bắn rơi ở nước khác.
Tháng 4/2011, Bắc Kinh trình làng chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất mang tên Thành Đô J-20. Vào thời điểm đó, nhiều quan chức quân sự cho rằng nhiều khả năng Trung Quốc đã phát triển được công nghệ tàng hình dựa trên các bộ phận của chiếc máy bay Nighthawk F-117 của Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời Serbia vào năm 1999.
Một giả thuyết khác được đặt ra là chiếc máy bay trực thăng Apache trên chỉ là một mô hình dùng để đóng phim, hoặc là một trong những chiếc Apache của quân đội Mỹ bị bắn hạ hoặc rơi ở Iraq, sau đó được sửa chữa và xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trực thăng AH-64D của quân đội Mỹ là một trong những loại vũ khí thành công nhất trong lịch sử
Apache AH-64 của hãng Boeing là loại trực thăng tấn công 4 cánh quạt có động cơ kép, được sản xuất vào năm 1975 và được trang bị cho quân đội Mỹ từ năm 1986. Hiện Trung Quốc không nằm trong danh sách các nước được phép nhập khẩu công nghệ này.
Một giả thuyết nữa là chiếc trực thăng AH-64 này chính là chiếc trực thăng bị bắn rơi trong một cuộc tấn công vào thành phố Karbala ở Iraq vào năm 2003. Hai phi công của chiếc trực thăng này đã bị bắt sống và bị đưa lên truyền hình cùng chiếc trực thăng bị bắn rơi này, tuy nhiên Lầu Năm Góc lại cho rằng chiếc Apache này bị phá hủy trong một cuộc không kích trong ngày hôm sau.
Theo Daily Mail)
Tên lửa HQ-9 và S-300: Trung Quốc phủ nhận sao chép Chúng ta đều biết, hệ thống phòng không tầm xa của Trung Quốc HQ- 9 đã bất ngờ chiến thắng trong cuộc đấu thầu cung cấp hệ thống phòng không cho Thổ Nhĩ Kỳ, chiến thắng trước các đối thủ cạnh tranh lớn như hệ thống Patriot của Mỹ, S -400 của Nga và Aster của châu Âu . Theo một số nguồn...