Tiết lộ doanh thu “khủng” của Nga từ năng lượng sau 100 ngày chiến sự
Nga thu về xấp xỉ 1 tỷ USD/ngày từ năng lượng hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Dù bị áp lệnh cấm vận nhưng dầu khí vẫn giúp Nga thu về doanh thu rất “khủng” trong thời gian qua (Ảnh minh họa: Bloomberg).
Nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) có trụ sở ở Phần Lan công bố hôm 13/6 cho hay, Nga đã thu về 98 tỷ USD từ xuất khẩu năng lượng hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của chiến sự ở Ukraine.
Bản báo cáo được công bố trong bối cảnh Ukraine kêu gọi phương Tây cắt đứt mọi hoạt động thương mại với Nga với hy vọng động thái này có thể ảnh hưởng tới ngân sách của Moscow để duy trì chiến dịch quân sự.
Theo báo cáo, Liên minh châu Âu (EU) chiếm 60 tỷ USD trong doanh thu từ năng lượng hóa thạch của Nga trong hơn 3 tháng qua, chiếm 61%.
Video đang HOT
Hồi đầu tháng này, EU đã thống nhất sẽ dừng nhập khẩu hầu hết dầu của Nga cho tới cuối năm, mặt hàng mà lục địa này phụ thuộc lớn vào nguồn cung từ Moscow. Tuy nhiên, với mặt hàng khí đốt, châu Âu khó có thể từ bỏ nguồn cung từ Nga trong thời gian ngắn, vì nó kèm theo điều kiện về cơ sở hạ tầng như hệ thống đường ống khi châu Âu tìm nhà cung cấp mới.
Trung Quốc, Đức và Italy là các quốc gia nhập nhiều năng lượng hóa thạch của Nga nhất trong thời gian qua.
Doanh thu của Nga đến nhiều nhất từ dầu thô rồi đến khí đốt vận chuyển qua đường ống, sản phẩm từ dầu khí, khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá.
Dù sản lượng xuất khẩu của Nga bị giảm do các lệnh trừng phạt, nhưng giá thành nhiên liệu lại tăng vọt trên toàn cầu và khiến Moscow thu về doanh thu tăng mạnh.
Theo CREA, giá xuất khẩu nhiên liệu trung bình của Nga cao hơn năm ngoái khoảng 60%. Một số quốc gia đã tăng cường mua hàng từ Moscow, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Pháp.
Nhà phân tích Lauri Myllyvirta của CREA cho biết: “Trong khi EU đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga, Pháp đã tăng cường nhập khẩu để trở thành nước mua LNG lớn”.
Chuyên gia trên cho rằng, các nước cần “nói đi đôi với làm” trong nỗ lực cấm vận năng lượng của Nga.
EU nêu lý do không áp lệnh cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga
Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết khối này vẫn nhập khẩu dầu mỏ từ Nga dù đã cam kết giảm hoàn toàn phụ thuộc vào năng lượng Nga.
Theo đài RT (Nga), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leye tuyên bố các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) vẫn duy trì mua dầu của Nga nhằm ngăn Nga bán dầu thô cho những khách hàng khác với giá cao hơn, sau đó đầu tư khoản lợi nhuận này vào quỹ chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Lời giải thích này được đưa ra sau khi Mika Brzezinski - người dẫn chương trình của đài MSNB - gây áp lực với bà Ursula von der Leyen về lý do tại sao EU vẫn chưa áp lệnh cấm vận hoàn toàn dầu mỏ Nga trong cuộc phỏng vấn hôm 23/5.
Bà von der Leyen cho biết mục tiêu dài hạn của EU là ngừng mua nhiên liệu hóa thạch của Nga, thay thế nguồn cung này bằng năng lượng tái tạo hoặc khí tự nhiên hóa lỏng do Mỹ cung cấp. Bà cũng nói rằng chiến dịch quân sự tại Ukraine đã khiến Nga mất đi khách hàng thân thiết nhất của mình, đó là châu Âu. Bà von der Leyen tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không bao giờ quay lại là khách hàng thân thiết của Nga".
Nhà lãnh đạo châu Âu cũng nhấn mạnh EU cần cân bằng giữa việc khiến Nga tổn thương bằng các biện pháp trừng phạt và không làm tổn thương các thành viên của khối trong quá trình này.
"Nếu chúng tôi ngay lập tức cấm vận dầu Nga, chẳng hạn từ hôm nay, Nga có thể xuất khẩu loại dầu mà họ không bán cho EU ra thị trường thế giới, với mức giá cao hơn. Điều này sẽ lấp đầy quỹ chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine", bà von der Leyen giải thích.
Bà kêu gọi các quốc gia khác trên thế giới nên cùng Mỹ và các đồng minh tham gia tẩy chay Nga vì họ cũng sẽ phải đối mặt với một kịch bản không có hậu trong tương lai. Cho đến nay, phần lớn nền kinh tế toàn cầu, bao gồm các nước tiêu thụ năng lượng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, đã từ chối ủng hộ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga.
Bà von der Leyen cho biết mối quan hệ năng lượng giữa EU và Nga là "duy nhất" và nói rằng nhiều quốc gia khác đang theo dõi rất chặt chẽ liệu châu Âu có giành chiến thắng trong cuộc chiến kinh tế với Nga hay không.
Tại cuộc phỏng vấn, người dẫn chương trình Brzezinski của đài MSNBC cũng cho rằng EU nên suy nghĩ đến việc áp dụng chiến lược "tẩy chay" tương tự đối với Trung Quốc khi cho rằng Bắc Kinh có thể "vũ khí hóa" thương mại với EU. Song bà Von der Leyen cho biết bà không cam kết đối đầu nhiều hơn với Trung Quốc. Bà nói châu Âu sẽ cạnh tranh kinh tế nhưng vẫn hợp tác với Bắc Kinh về biến đổi khí hậu.
Nga đã phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine vào cuối tháng 2, sau khi cho rằng Kiev không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận Minsk, được ký kết lần đầu vào năm 2014. Nga cũng đã công nhận hai nước cộng hòa tự xưng ở vùng Donbass - Donetsk và Lugansk - là hai quốc gia độc lập.
Sau đó, Điện Kremlin đã yêu cầu Ukraine chính thức tuyên bố là một quốc gia trung lập và không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu. Kiev khẳng định cuộc tấn công của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ tuyên bố đang có kế hoạch chiếm lại hai nước cộng hòa bằng vũ lực.
Trong bối cảnh đó, các quốc gia phương Tây đã phản ứng với cuộc xung đột này bằng loạt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga, nhằm làm suy yếu nền kinh tế của nước này. Các thành viên EU đã nhất trí cắt giảm nhập khẩu than và dầu thô từ Moskva, song việc ngừng hoàn toàn mua khí đốt của Nga vẫn là một trở ngại khi liên minh này đang thảo luận về gói trừng phạt thứ 6.
Phần Lan tìm ra giải pháp thay thế khí đốt của Nga Phần Lan cho biết họ có thể bù đắp lượng thiếu hụt khí đốt từ Nga bằng các nguồn khác và các mạng lưới năng lượng của Phần Lan sẽ tiếp tục "hoạt động bình thường". Một nhà máy khí đốt của Gasum ở Rikkl, Imatra, miền Đông Phần Lan. Phần lớn khí hóa thạch nhập khẩu từ Nga đến Phần Lan qua...