Tiết lộ “danh sách giết người” của Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama khăng khăng phải tự tay phê chuẩn “danh sách thủ tiêu” những kẻ khủng bố Al – Qeada, kẻ nào nên bị truy lùng và bị xử tử.
Người đứng đầu Nhà Trắng yêu cầu các cố vấn đưa ra những “tấm thẻ thông tin” gồm hình ảnh và tiểu sử đối tượng để ông nghiên cứu kỹ xem ai được sống và ai phải chết.
Theo tờ The New York Times, chưa có một Tổng thống Mỹ nào trong lịch sử lại lĩnh vai trò kỳ quặc trong việc quyết định những vấn đề như vậy. Tiết lộ trên cho thấy cách tiếp cận vấn đề khủng bố của Obama đã rắn hơn nhiều kể từ khi nhậm chức, so với thời kỳ trước đây ông là một giáo sư luật.
Những tấm thẻ thông tin trên đã nhắc lại bộ bài 52 cây được ban hành thời kỳ Bush. Bộ bài gồm các thành viên trong chính quyền Saddam Hussein ở Iraq.
Tổng thống Obama hiện đã bị chỉ trích về việc ra lệnh giết Anwar al-Awlaki, công dân Mỹ sống tại Yemen, người bị nghi có liên quan tới âm mưu 11/9, hồi tháng 9 năm ngoái. Theo giới bình luận, việc làm trên đặt ra một tiền lệ đáng lo rằng Tổng thống có thể tự mình “phán quyết, xét xử và hành hình” một người Mỹ.
Theo các bản tin của New York Times, Tổng thống đã ra những quyết định về những đối tượng không phải công dân Mỹ nhiều hơn so với những gì mọi người nghĩ. Các nguồn tin cho biết, mỗi tuần, hơn 100 thành viên của nhóm an ninh quốc gia lại nhóm họp để quyết định đối tượng nào sẽ bị coi là mục tiêu của một vụ không kích.
Tại cuộc họp, Obama sẽ được xem bản PowerPoint và sách ảnh, tiểu sử của các nghi phạm giống như niên giám trung học. Ngoài ra, Obama cũng chủ trì các cuộc họp tại phòng Tình huống trong Nhà Trắng với hơn hai chục cố vấn an ninh cấp cao trước khi tự mình có quyết định cuối cùng. Quá trình trên không phải là không có những khó khăn và tổng thống thường đặt ra câu hỏi, làm thế nào để khẳng định chắc chắn một mục tiêu là mối đe dọa nghiêm trọng.
Theo VietNamNet
Yemen cho phép TT Saleh hưởng quyền miễn truy tố
Quốc hội Yemen ngày 21/1 đã nhất trí thông qua luật miễn truy tố cho Tổng thống sắp rời nhiệm sở Ali Abdullah Saleh cùng các trợ lý của nhà lãnh đạo này, mở đường cho cuộc bầu cử Tổng thống tạm quyền dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21/2 tới.
Tổng thống Ali Abdullah Saleh của Yemen (Nguồn: AFP/TTXVN)
Đạo luật mới cho phép Tổng thống Saleh được hưởng quyền miễn trừ hoàn toàn, trong khi các trợ lý của ông chỉ được hưởng quyền miễn truy tố về chính trị.Cũng trong phiên họp ngày 21/1, Quốc hội Yemen đã nhất trí giới thiệu Phó Tổng thống Abb Rabbu Mansour Hadi là ứng cử viên duy nhất trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới.
Các tiến trình nói trên tại Quốc hội Yemen diễn ra sau khi chính phủ đoàn kết dân tộc sửa đổi dự luật miễn truy tố Tổng thống Saleh cùng các trợ lý, như một phần của thỏa thuận chuyển giao quyền lực do Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) đề xuất. Dự luật gốc, được trình hôm 8/1, trao quyền miễn trừ hoàn toàn cho cả ông Saleh và các cố vấn làm việc trong chính phủ, các cơ quan dân sự và quân đội suốt giai đoạn ông Saleh cầm quyền ở Yemen.
Trước đó, hàng chục nghìn người dân Yemen đã biểu tình tại nhiều địa phương trong cả nước, phản đối dự luật nói trên và yêu cầu đưa Tổng thống Saleh cùng các cộng sự ra xét xử vì tội danh đàn áp đẫm máu người biểu tình.
Việc ông Saleh được hưởng quyền miễn trừ được hy vọng sẽ giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển giao quyền lực, tiến tới chấm dứt tình trạng bất ổn kéo dài tại Yemen. Các nước phương Tây lo ngại mạng lưới Al Qeada tại Yemen sẽ lợi dụng tình hình bất ổn hiện nay để thiết lập cơ sở và mở rộng hoạt động tại quốc gia này. Cuối tuần trước, các tay súng Al Qeada đã tấn công và chiếm đóng một thị trấn ở ngay ngoại ô thủ đô Sanaa./.
Theo TTXVN
al-Qaeda tuyển quân qua mạng Sản xuất trò chơi điện tử, phim hoạt hình, sáng tác nhạc hiphop... để truyền bá tư tưởng Hồi giáo cực đoan, chỉ là một phần nhỏ trong chiến lược tuyển quân trực tuyến của al-Qeada. Tháng 12/2009, năm người đàn ông Mỹ đã bị bắt tại Sargodha, Pakistan vì tội chống lại nhà nước Pakistan và tài trợ cho các nhóm khủng...