Tiết lộ chấn động về chuyện Giáo hoàng thoái vị
Một tờ báo Ý hôm 21.2 đã đăng tải bài tường thuật chấn động liên hệ việc thoái vị của Giáo hoàng Benedict XVIvới vụ khám phá một mạng lưới các giáo sĩ cao cấp đồng tính ở Vatican, gồm một số nhân vật bị tống tiền bởi người ngoài.
Theo tờ The Guardian, Vatican đã từ chối xác nhận hoặc phủ nhận tường thuật của tờ La Repubblica liên hệ vụ rò rỉ hồ sơ Vatileaks với khám phá về việc tống tiền các giáo sĩ.
Tờ La Repubblica tiết lộ Giáo hoàng đã đưa ra quyết định thoái vị vào ngày 17.12.2012, ngày ông nhận được một hồ sơ do ba hồng y được ủy quyền điều tra vụ Vatileaks soạn thảo.
“Trong ngày hôm đó, với những hồ sơ nằm trên bàn, Giáo hoàng Benedict XVI đã đưa ra quyết định mà ông nghiền ngẫm từ lâu”, tờ La Repubblica viết.
Giáo hoàng Benedict XVI – Ảnh: Reuters
Vào tháng 5 năm ngoái, người quản gia của Giáo hoàng Benedict, Paolo Gabriele, đã bị bắt và cáo buộc đánh cắp và làm rò rỉ thư từ của Giáo hoàng.
Theo tờ La Repubblica, hồ sơ dày gần 300 trang đã được niêm phong trong một két an toàn tại tư dinh của Giáo hoàng và sẽ được chuyển giao cho người kế nhiệm.
Tờ báo Ý nói các hồng y đã mô tả về một số bè phái trong Vatican, gồm cả một nhóm mà những thành viên “đoàn kết bởi xu hướng tình dục”.
Video đang HOT
Tờ La Repubblica cho hay một số quan chức ở Vatican đã bị “lũng đoạn” bởi những người bình thường mà họ có mối quan hệ về “ bản tính trần tục”. Tờ báo nói đây là sự đề cập rõ ràng đến việc tống tiền.
Tờ La Repubblica dẫn lời một nguồn tin “rất gần gũi với những người soạn thảo (báo cáo của các hồng y)” nói: “Mọi thứ tập trung xung quanh việc không tuân thủ điều răn thứ sáu và điều răn thứ bảy”.
Điều răn thứ bảy trong Mười điều răn của Công giáo cấm phạm tội trộm cắp trong khi điều răn thứ sáu cấm làm sự dâm dục.
Tờ La Repubblica tiết lộ báo cáo của các hồng y xác định một loạt những địa chỉ hội họp của những giáo sĩ đồng tính bên trong và ngoài thành phố Rome. Chúng bao gồm một biệt thự bên ngoài thủ đô nước Ý, một cửa hàng làm đẹp ở trung tâm thành phố, một ký túc xá đại học từng được một tổng giám mục người Ý sử dụng…
Linh mục Federico Lombardi, người phát ngôn của Vatican nói cả ông và các hồng y phụ trách điều tra sẽ không xác nhận hoặc phủ nhận về vấn đề này, theo tờ The Guardian.
Ông bổ sung rằng việc diễn dịch báo cáo tạo ra “sự căng thẳng đi ngược lại những điều mà Giáo hoàng và Giáo hội muốn” trước thềm Mật nghị Hồng y bầu ra tân giáo hoàng.
Một tờ báo khác của Ý, tờ Corriere della Sera, đã ám chỉ về hồ sơ nói trên ngay sau khi Giáo hoàng thông báo thoái vị vào ngày 11.2, mô tả rằng nội dung của nó “gây náo động”, theo tờ The Guardian.
Ủy ban hồng y điều tra vụ Vatileaks được đứng đầu bởi Hồng y người Tây Ban Nha Julian Herranz. Ông được hỗ trợ bởi Hồng y Salvatore De Giorgi, cựu Tổng giám mục Palermo, và Hồng y người Slovakia Jozef Tomko, người từng đứng đầu Bộ Truyền giáo của Vatican.
Giáo hoàng Benedict đã tuyên bố sẽ thoái vị vào ngày 28.2, trở thành giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong gần 600 năm. Kể từ khi tuyên bố thoái vị, Giáo hoàng đã hai lần đề cập đến những vấn đề bên trong Vatican, nói rằng sự chia rẽ đó “làm hư hại bộ mặt của Giáo hội” và cảnh báo về “sự cám dỗ quyền lực”.
Theo TNO
Giáo hoàng kế nhiệm được chọn như thế nào
Khi Giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị, người kế nhiệm ông sẽ được hội nghị của đoàn giáo chủ bầu ra trong cuộc họp kín tại Nhà thờ Sistine ở Vatican. Cách thức lựa chọn được thay đổi nhiều lần qua nhiều thế hệ Giáo hoàng.
Giáo hoàng Benedict XVI tuyên bố sẽ thoái vị trước đoàn Hồng y tại Vatican. Ảnh: AFP
Tất cả Giáo hoàng gần đây đã thay đổi các quy tắc lựa chọn người kế vị, trừ Giáo hoàng John Paul I, qua đời ngày 29/9/1978, khi vừa đăng quang 33 ngày và chưa thay đổi quy tắc.
Giáo hoàng Benedict XVI hôm nay tuyên bố sẽ từ chức vào ngày 28/2 và ông cũng chính là người sửa đổi cách thức lựa chọn người kế nhiệm cho mình để đảm bảo vị Giáo hoàng mới có thể nhận được sự ủng hộ lớn nhất có thể.
Theo quy định này, Giáo hoàng mới sẽ được chọn khi có đủ 2/3 số hồng y trong hội nghị của đoàn Hồng y lựa chọn, bất kể phải trải qua bao nhiêu vòng bầu cử. Như vậy quyết định của Giáo hoàng Benedict XVI đã đảo ngược lại cách thức lựa chọn của người tiền nhiệm, Giáo hoàng John Paul II, được ban hành năm 1996.
Cụ thể, cách thức được áp dụng hiện tại như sau:
Từ năm 1970, Giáo hoàng Paul VI quyết định đoàn Hồng y được giới hạn đến 120 người với độ tuổi không quá 80. Ông cũng yêu cầu thực hiện các biện pháp để ngăn chặn nghe lén.
Trong thời gian chuyển giao, người đứng đầu đoàn Hồng y sẽ tạm thời là người đứng đầu của nhà thờ Thiên chúa.
Nếu Giáo hoàng tiền nhiệm đã qua đời thì người đứng đầu kể trên sẽ là người chủ trì tang lễ, chôn cất Giáo hoàng quá cố và tổ chức cuộc bầu cử người kế nhiệm, cùng với sự hỗ trợ của ba vị hồng y do đoàn Hồng y bầu ra. Ba vị hồng y này cứ ba ngày sẽ được bầu mới một lần.
Mật viện bầu cử phải gặp mặt trong ít nhất 15 ngày, nhưng không được kéo dài quá 20 ngày, sau khi Giáo hoàng qua đời hoặc thoái vị. Các vị hồng y phải tuyên thệ sẽ giữ bí mật khi họ bước vào cuộc họp kín. Hình thức xử phạt cho việc vi phạm lời thề là tự động bị khai trừ.
Từ năm 1271, sau một khoảng thời gian gián đoạn, các hồng y phải tuân thủ hình thức bị khóa trái trong một phòng riêng, chỉ ăn bánh mỳ và uống nước, có một thầy thuốc và đầu bếp phục vụ, để thực hiện quá trình bầu cử hoàn toàn độc lập, không thảo luận với ai.
Các hồng y thực hiện bỏ phiếu kín 4 lần một ngày, hai cuộc bỏ phiếu vào buổi sáng, hai cuộc vào buổi tối, cho đến khi có được kết quả cuối cùng. Các hồng y không được bỏ phiếu cho bản thân. Phiếu bầu được đốt sau mỗi vòng kiểm đếm. Nếu đã bầu được Giáo hoàng mới thì các phiếu bầu được đốt cùng với chất cho ra màu khói trắng, báo hiệu cho đám đông đang chờ đợi bên ngoài. Nếu chưa có ứng cử viên nào đạt được số phiếu cần thiết thì làn khói sẽ là màu đen.
Khi một hồng y được chọn, ông sẽ được hỏi ý kiến xem có đồng ý trở thành Giáo hoàng hay không và muốn được gọi tên là gì. Chủ tịch đoàn Hồng y khi đó sẽ bước ra ban công chính của tòa thánh Vatican và tuyên bố với thế giới: "Habemus Papam!", "Chúng ta có Giáo hoàng mới". Sau đó Giáo hoàng sẽ xuất hiện trên ban công và gửi lời chào và cầu nguyện đến các con chiên của mình.
Giáo hoàng Benedict XVI, vị giáo hoàng thứ 265, được bầu trong Mật nghị Hồng y vào tháng 4/2005, hôm nay tuyên bố trước các hồng y rằng ngài sẽ thoái vị ngày 28/2 tới vì lý do sức khỏe.
Giáo hoàng là người đứng đầu Vatican, quốc gia nhỏ nhất thế giới nằm gọn trong thành phố Rome, Italy, và cũng là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo Rome. Theo Giáo luật Công giáo Rome, giáo hoàng là người có quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp trọn vẹn trong lãnh thổ Vatican. Giáo hoàng là một chức vụ trọn đời, nghĩa là thời kỳ lãnh đạo của một giáo hoàng chỉ kết thúc khi giáo hoàng đương nhiệm qua đời.
Theo VNE
Giáo hoàng Benedict XVI sắp thoái vị Giáo hoàng Benedict XVI hôm nay thông báo Ngài sẽ thoái vị vào ngày 28/2 vì tuổi cao. Benedict XVI là giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong gần 600 năm. Ảnh: ABC News. Đức cha Federico Lombardi, người phát ngôn của Giáo hoàng Benedict XVI, nói với CNN rằng Giáo hoàng công bố quyết định từ chức trước các giáo chủ hồng...