Tiết lộ bức thư chấn động của nghi phạm ám sát ông Abe
Những bức thư, bình luận trên blog từ Tetsuya Yamagami và lời kể của người bác ruột tiết lộ cuộc đời tan vỡ và ước mơ bị vùi dập của nghi phạm ám sát cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Tetsuya Yamagami thề sẽ trả thù giáo hội đã hủy hoại gia đình mình. Anh ta cho rằng giáo hội này đáng bị phơi bày trước thế giới. Trong đầu anh ta đã hình dung về một khẩu súng, và ở Nhật Bản, một thứ vũ khí như vậy không hề dễ tìm thấy.
“Thật kỳ lạ khi tôi muốn có một khẩu súng đến mức tuyệt vọng”, Yamagami viết vào tháng 12/2020, trong bình luận ẩn danh trên một blog chỉ trích nhóm tôn giáo lâu nay được gọi là Giáo hội Thống nhất. Chỉ tới khi vụ ám sát cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã xảy ra, cả thế giới mới biết “tác giả” của bình luận đó chính là Yamagami.
Từng chút một, Yamagami đã chế tạo khẩu súng trong căn hộ của mình bằng các dụng cụ công nghiệp, cảnh sát cho biết. Anh ta tập bắn trên một sườn núi và cân nhắc xem sẽ nhắm mục tiêu vào ai.
Sau khi xem xét gia đình của người sáng lập quá cố của giáo hội – ông Moon Sun Myung – Yamagami quyết định chọn một nhà lãnh đạo thế giới mà nghi phạm tin rằng có liên hệ với giáo hội.
Giáo phái có tên đầy đủ là Giáo hội Thống nhất Hòa bình Thế giới, được mục sư Sun Myung Moon thành lập năm 1954, sau khi ông bị các nhà thờ Tin lành chính thống từ chối. Ảnh: Reuters.
Hành trình trả thù của Yamagami kết thúc cách căn hộ của anh ta hơn 3 km, trên một con phố đông đúc ở thành phố Nara.
Bi kịch gia đình
Tetsuya Yamagami sinh ngày 10/9/1980 và lớn lên ở Nara, cố đô của Nhật Bản trong siêu đô thị xung quanh Osaka.
Phần lớn những gì được biết đến về cuộc đời của Yamagami đến từ lời kể của người bác ruột – anh trai của cha nghi phạm.
Người bác này là một luật sư 77 tuổi đã nghỉ hưu. Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại với Wall Street Journal, ông cho biết cha của Yamagami đã chết do tự tử khi Yamagami mới 4 tuổi.
Một vài năm sau, anh trai của Yamagami được phát hiện mắc bệnh ung thư hạch ác tính, người bác cho biết. Điều này có thể đã khiến mẹ Yamagami tìm đến nhóm tôn giáo, lúc đó là Liên đoàn Gia đình vì Hòa bình và Thống nhất Thế giới, tới nay được biết tới với cái tên Giáo hội Thống nhất, người bác nói. Ông cho biết em dâu gia nhập giáo hội vào năm 1991.
Đó là thời kỳ giáo hội này đang gây nhiều sự chú ý với những đám cưới tập thể và xuất hiện tranh cãi về cách thức gây quỹ từ các tín đồ. Nhật Bản là trung tâm lớn nhất của giáo hội, bên cạnh nơi bắt nguồn của nó là Hàn Quốc. Các nhà chỉ trích cáo buộc giáo hội này bán những mặt hàng đắt tiền như bình hoa và huy hiệu cho những tín đồ vốn không dư dả gì.
Blogger đã viết bài đăng mà Yamagami bình luận ở trên là Kazuhiro Yonemoto. Ông là một trong những nhà chỉ trích giáo hội và từng viết một cuốn sách vào năm 2000 với tựa đề “Những đứa trẻ của giáo hội”.
Phía giáo hội nói rằng một số tín đồ đã sử dụng không đúng các chiến thuật bán hàng gây sức ép để quyên tiền, nhưng họ khẳng định bản thân giáo hội không làm điều đó. Họ cũng tuyên bố đã cải thiện việc gi ám sát vào năm 2009 để loại bỏ vấn đề này.
Trong một bức thư sau đó gửi cho blogger, Yamagami viết rằng sự sùng kính của mẹ nghi phạm đối với giáo hội đã hủy hoại gia đình và khiến bà lãng phí hơn 100 triệu yen – tương đương hơn 700.000 USD. Cô đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2002. Cảnh sát xác nhận rằng bản sao của bức thư, trong đó Yamagami tự nhận mình là người bình luận blog, đã được tìm thấy trên máy tính trong căn hộ của Yamagami.
“Không quá lời khi nói rằng những gì xảy ra lúc đó đã tiếp tục xô lệch cả cuộc đời tôi”, Yamagami viết trong bức thư.
Nghi phạm Tetsuya Yamagami bị cảnh sát khống chế sau khi ám sát ông Abe hôm 8/7. Ảnh: AP.
Giáo hội cho biết họ đang điều tra xem mẹ của Yamagami đã quyên góp bao nhiêu tiền và chưa thể liên hệ trực tiếp với người này. Họ xác nhận đã trả lại cho người phụ nữ này 50 triệu yen trong vài năm kể từ 2005.
Người đứng đầu của giáo hội này ở Nhật Bản, ông Tomihiro Tanaka, nói rằng nếu cuộc điều tra phát hiện ra những khoản quyên góp của người mẹ đã thúc đẩy Yamagami tới hành động bạo lực, “chúng tôi sẽ xem xét điều đó một cách rất nghiêm túc”.
Người bác xác nhận tổng số tiền quyên góp và cho biết mẹ Yamagami đã đưa số tiền này cho giáo hội theo nhiều lần, bao gồm lúc bà nhận được tiền sau khi bán bất động sản thừa kế từ cha mình.
Yamagami, anh trai và em gái – được sinh ra vài tháng sau người cha tự sát – có khi bị bỏ đói, người bác cho biết. Là một học sinh đầy triển vọng, nhưng Yamagami tiêu tan ước mơ vào đại học vì không có đủ tiền, người bác nói.
Yamagami gia nhập Hải quân Nhật Bản vào năm 2002 và xuất ngũ ba năm sau đó sau khi định tự sát. Một báo cáo của quân đội về vụ việc cho thấy Yamagami nói với các nhà điều tra rằng anh ta đã cố gắng tự sát vì nghĩ rằng số tiền bảo hiểm từ cái chết của mình có thể giúp ích cho em trai và em gái, người bác chia sẻ. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản từ chối bình luận.
“Hãy ghi nhớ lời của tôi. Sự trả thù chỉ có ý nghĩa khi tự tay mình thực hiện”.
Tetsuya Yamagami
Khoảng một thập kỷ sau, anh trai của Yamagami sau khi vật lộn với tình trạng ốm yếu và mất mắt phải từ cuộc điều trị ung thư, cũng đã tự tử, theo lời kể của người bác.
Cảnh sát nói rằng Yamagami nhảy hết việc này tới việc khác trong nhiều năm sau khi rời Hải quân, làm việc trong các nhà máy và hoặc nhà kho.
Hiện chưa thể xác định chính xác điều gì đã khiến Yamagami biến sự căm thù giáo hội thành hành động ám sát chấn động như vậy. Tuy nhiên, trong một lá thư cho blogger Kazuhiro Yonemoto, Yamagami tiết lộ rằng các bình luận trên blog vào tháng 12/2020 đã đánh dấu sự bắt đầu của cuộc tìm kiếm súng.
Vào ngày 15/12/2020, Yamagami viết rằng giáo hội đã lợi dụng những gia đình dễ bị tổn thương. Ngày hôm sau, anh ta nói rằng tội ác của giáo hội sẽ bị phơi bày cho cả thế giới thấy.
“Tại một thời điểm nào đó, ai đó sẽ bị giết”, Yamagami viết. “Hãy ghi dấu lời nói của tôi. Sự trả thù chỉ có ý nghĩa khi bạn tự tay thực hiện”.
Xây dựng kế hoạch ám sát
Luật pháp Nhật Bản quy định chặt chẽ đối với việc mua bán súng. Yamagami đã chọn cách tự chế vũ khí.
Nghi phạm sống trong căn hộ nhỏ ở Nara, làm công việc vận hành xe nâng tại một nhà kho ở Kyoto. Vào tháng 3/2021, Yamagami thuê một căn hộ thứ hai trong thành phố, theo cảnh sát.
Yamagami khai rằng anh ta đã dùng căn hộ này để làm khô thuốc súng. Sáu tháng sau, anh ta rời khỏi căn hộ thứ hai để tiết kiệm tiền và thuê một nhà để xe để phục vụ mục đích đó.
Yamagami đã biến căn hộ của mình thành một phòng thí nghiệm vũ khí. Cảnh sát tiết lộ họ đã thu giữ một chiếc cân điện tử và máy xay sinh tố – có khả năng để cân và trộn các thành phần thuốc súng – cũng như các công cụ, máy móc khác cùng các hiện vật giống súng.
Vũ khí được nghi phạm dùng trong vụ bắn ông Abe. Ảnh: AP.
Yamagami nói với cảnh sát rằng anh ta đã thử súng trên một sườn núi ở Nara. Cảnh sát sau đó ìm thấy những tấm gỗ và một cái trống có vết đạn tại sườn núi này.
Khẩu súng tự chế của Yamagami có thể nói là khá thô sơ ở một số khía cạnh. Nghi phạm buộc hai ống kim loại lại với nhau bằng băng keo và nhét thuốc súng vào mỗi ống sau 6 viên đạn. Tuy nhiên, nó đủ mạnh để có thể để lại các lỗ đạn cách xa 100 m, cảnh sát xác định.
Trong lá thư gửi cho blogger, Yamagami đã ví sự nhiệt tâm của mình trong việc chế tạo súng với lòng sùng kính của các thành viên giáo hội. Yamagami viết: “Hướng đi hoàn toàn ngược lại, nhưng nó cũng tương tự nhau”.
Yamagami đã viết rằng anh ta nghĩ đến việc giết vợ của ông Moon, người lúc đó đang lãnh đạo giáo hội, nhưng lo ngại rằng điều đó có thể giúp ích cho giáo hội bằng cách đoàn kết những người con trai thù hận của ông Moon lại với nhau.
Nghi phạm nhận thấy rằng ông Shinzo Abe, thủ tướng tại vị lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, từng có các bài phát biểu sau khi rời nhiệm sở cho các nhóm tôn giáo cũng do ông Moon thành lập và được giáo hội mô tả là các tổ chức chị em.
“Ông Abe không phải là kẻ thù ban đầu của tôi”, Yamagami viết trong bức thư. Nhưng nghi phạm biện minh rằng ông Abe là “người có ảnh hưởng lớn nhất trong xã hội và là người đồng tình với Giáo hội Thống nhất”.
Giáo hội khẳng định ông Abe không phải là tín đồ của họ và chỉ là một trong nhiều nhà lãnh đạo thế giới ủng hộ nỗ lực hòa bình của gia đình ông Moon. Văn phòng của ông Abe không trả lời yêu cầu bình luận.
Cảnh sát kiểm tra các lỗ đạn được cho là do nghi phạm Tetsuya Yamagami tập bắn vào một tòa nhà của Giáo hội Thống nhất. Ảnh: Wall Street Journal.
Yamagami thừa nhận rằng việc giết chính trị gia là ngã rẽ vượt ra ngoài khuôn khổ giáo hội, nhưng “Tôi không đủ sức nghĩ về ý nghĩa chính trị và hậu quả từ cái chết của ông Abe”.
Vào đầu tháng 7, ông Abe đã khởi động chiến dịch vận động trên toàn quốc để hỗ trợ các ứng cử viên của đảng cầm quyền trong cuộc bầu cử quốc hội. Yamagami nắm được lịch trình ông Abe sẽ phát biểu vào ngày 7/7 tại Okayama, cách Nara vài giờ đi tàu, theo cảnh sát đã theo dõi các tìm kiếm trực tuyến của Yamagami.
Vào lúc 4h sáng 7/7, Yamagami một lần nữa bắn thử khẩu súng tự chế, lần này là tại một nhà thờ gần căn hộ của nghi phạm, để lại các lỗ đạn trên tường, theo cảnh sát. Sau đó, nghi phạm đi tàu đến Okayama bằng vé một chiều.
Yamagami khai với cảnh sát rằng khi đến gần hội trường nơi ông Abe sẽ phát biểu, nghi phạm đã vào một cửa hàng tiện lợi và bỏ vào hộp thư một bức thư gửi cho blogger Yonemoto.
Theo truyền thông địa phương, kế hoạch của Yamagami đã bế tắc khi nghi phạm nhận thấy an ninh tại nơi diễn ra sự kiện quá chặt chẽ. Cảnh sát từ chối bình luận về điều đó nhưng cho biết Yamagami rời Okayama lúc 21h30.
Trên chuyến tàu trở về Nara, Yamagami tìm kiếm lịch phát biểu của ông Abe trên điện thoại di động và phát hiện một điều bất ngờ. Cựu thủ tướng đã thay đổi lịch vào phút chót và sẽ phát biểu vào sáng hôm sau tại một trong những ga xe lửa nhộn nhịp nhất của Nara.
Ông Shinzo Abe nói trước đám đông người ủng hộ tại thành phố Nara trước khi bị ám sát. Ảnh: Reuters.
Yamagami không ngại đi xa để thực hiện kế hoạch của mình, nhưng điều đó giờ không còn cần thiết nữa. Địa điểm diễn ra bài phát biểu chỉ cách căn hộ của anh ta một trạm dừng xe lửa.
Nghi phạm tới nơi vào khoảng 10h sáng 8/7.
Lúc 11h30, ông Abe lên chiếc bục nhỏ, không gian tứ phía đều rộng mở. Các video về sự kiện cho thấy sau khoảng một phút, Yamagami di chuyển từ phía sau lưng của ông Abe và một phút sau, tiếp cận trong phạm vi vài thước, không bị cảnh sát phát hiện.
Nghi phạm Tetsuya Yamagami đứng vỗ tay gần cựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Hình ảnh được chụp ngay trước vụ ám sát. Ảnh: Yomiuri.
Nghi bắn phát súng đầu tiên và trượt. Ông Abe, cầm micro trên tay phải, bắt đầu quay lại để xem chuyện gì đang xảy ra, các đoạn video cho thấy.
Yamagami bắn phát thứ hai, trúng vào động mạch chính của ông Abe. Cựu thủ tướng ngã gục khỏi bục. Yamagami ngay lập tức bị an ninh khống chế và bắt giữ. Ông Abe được trực thăng đưa đến bệnh viện Nara, nơi ông được thông báo đã tử vong lúc 17h03 cùng ngày.
Người bác kể rằng khi nghe tin về vụ nổ súng, ông đã giục mẹ và em gái của Yamagami đến nhà ông bằng taxi chỉ với bộ quần áo trên lưng. Ông chia sẻ rằng bản thân cảm thấy có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Hai người phụ nữ đã ở nhà của ông kể từ đó.
Hôm 25/7, Yamagami đã được chuyển đến một trung tâm giam giữ ở Osaka. Tại đây, các chuyên gia sẽ dành bốn tháng để đánh giá tâm thần, xác định xem liệu phạm có đủ sức khỏe để bị buộc tội hay không.
Người bác nói rằng mặc dù ông đang cho mẹ của Yamagami trú ẩn, ông thậm chí không muốn “nhìn thấy mặt bà ấy”.
Ông từ chối yêu cầu từ truyền thông muốn nói chuyện trực tiếp với người mẹ của nghi phạm. Người bác kể rằng kể từ khi vụ ám sát xảy ra, mẹ của nghi phạm đã bày tỏ sự thông cảm và hối lỗi với giáo hội.
Người mẹ sẽ nói gì nếu được gặp con trai mình?
“Tôi tin rằng bà ấy sẽ nói với con trai là “Con thực sự đã gây ra một mớ hỗn độn cho giáo hội”, người bác nói.
Hàng nghìn người đưa tiễn ông Abe lần cuối.Hàng nghìn người dân Nhật Bản cùng các quan chức đã xếp hàng trên nhiều tuyến phố để tiễn biệt cố Thủ tướng Shinzo Abe hôm 12/7.
Giáo hội xuất hiện trong lời khai của kẻ ám sát ông Abe Shinzo lên tiếng
Giáo hội Thống nhất xác nhận mẹ của nghi phạm Tetsuya Yamagami - kẻ bị buộc tội ám sát cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo - là một thành viên của tổ chức.
Ông Tomihiro Tanaka - người đứng đầu Giáo hội Thống nhất tại Nhật Bản - trong cuộc họp báo ngày 11/7. Ảnh: AP
Trước đó, theo lời khai của nghi phạm Tetsuya Yamagami, hắn muốn sát hại cựu Thủ tướng Abe vì cho rằng nhà lãnh đạo này có liên quan đến một tổ chức mà mẹ hắn đã quyên góp "khoản tiền khổng lồ" và khiến bà bị phá sản.
Trong cuộc họp báo ngày 11/7, ông Tomihiro Tanaka - người đứng đầu Giáo hội Thống nhất tại Nhật Bản - từ chối bình luận về những thông tin trên. Ông thừa nhận có một vài thành viên hào phóng trong việc quyên góp, song nhấn mạnh không một ai bị ép buộc.
Theo ông Tanaka, cựu Thủ tướng Abe không phải là một thành viên của giáo hội nhưng có lẽ ông Abe đã từng tham gia phát biểu tại một vài sự kiện của các nhóm liên kết.
Cựu Thủ tướng Abe đã bị bắn ngày 8/7 khi đang phát biểu trong một cuộc vận động cho đảng cầm quyền tại thành phố Nara, phía Tây Nhật Bản. Video và hình ảnh quay được cho thấy nghi phạm đã dùng súng tự chế để sát hại chính trị gia 67 tuổi này. Sau hai phát súng từ phía sau, ông Abe đã ngã quỵ và qua đời tại bệnh viện. Lễ tang ông được tổ chức vào ngày 12/7 tại một ngôi chùa Phật giáo ở thủ đô Tokyo.
"Đó là điều đáng nhẽ không được phép xảy ra. Tôi cảm thấy vô cùng phẫn nộ. Trái tim tôi đau đớn khi Nhật Bản đã mất đi một nhà lãnh đạo được yêu mến và kính trọng", ông Tanaka cúi đầu bày tỏ.
Khi được hỏi về những nghi vấn xung quanh việc giáo hội có liên quan đến động cơ giết người của nghi phạm, ông Tanaka nhấn mạnh đến thời điểm hiện tại, lực lượng chức năng vẫn chưa có kết luận cuối cùng về động cơ.
Người đứng đầu Giáo hội Thống nhất ở Nhật Bản cho biết thêm mẹ của nghi phạm Yamagami gia nhập giáo hội vào cuối những năm 1990 và gần đây, bà thường xuyên đi dự lễ một tháng một lần. Có khoảng thời gian ngắt quãng mấy năm bà không tham gia dự lễ.
Ông Tanaka thừa nhận mặc dù giáo hội từng có bê bối liên quan đến việc quyên góp song kể từ khi các biện pháp ngăn ngừa được quy định trong năm 2009, chưa có bất kỳ rắc rối lớn nào xảy ra. "Lượng tiền quyên góp theo ý muốn của mỗi cá nhân. Chúng tôi rất biết ơn những người quyên góp nhiều song không một ai bị ép buộc", ông Tanaka phát biểu tại cuộc họp báo.
Theo truyền thông Nhật Bản, mẹ của Yamagami tuyên bố phá sản vào năm 2002. Ông Tanaka cho biết không thể xác nhận những tài liệu về đóng góp cách đây 20 năm.
Giáo hội Thống nhất được thành lập tại Hàn Quốc vào năm 1954. Người sáng lập quá cố Sun Myung Moon đã xây dựng một đế chế kinh doanh với hàng trăm dự án tại hơn 6 quốc gia, từ bệnh viện, đại học đến báo chí và đoàn múa ba lê.
Nổi bật nhất trong các tập tục của giáo hội này là những đám cưới tập thể, thường kết đôi những tín đồ đến từ các quốc gia khác nhau, nhằm mục đích xây dựng một thế giới tôn giáo đa văn hóa.
Tại Nhật Bản, nhiều nữ diễn viên nổi tiếng đã gia nhập giáo hội, trong khi các chính trị gia tạo mối quan hệ với tổ chức này vì tầm ảnh hưởng lớn của nó. Giáo hội Thống nhất nhánh ở Nhật Bản được thành lập vào năm 1959. Người phát ngôn của Giáo hội, Ahn Ho-yeul cho biết giáo hội có 300.000 tín đồ ở Nhật Bản và khoảng 150.000-200.000 tín đồ ở Hàn Quốc. Đức tin của giáo hội dựa trên quan niệm tình yêu trong hôn nhân và gia đình là điều Chúa mong muốn cho hòa bình thế giới.
Hung thủ ám sát ông Abe Shinzo từng cố gắng tự tử Nghi phạm vụ ám sát cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, từng cố gắng tự tử khi còn phục vụ trong Lực lượng Phòng vệ trên biển, vào năm 2005, hãng thông tấn Kyodo đưa tin. Dẫn lời một người chú của nghi phạm, Kyodo cho biết thêm, sau khi cha của Yamagami tự vẫn vào năm...