Tiết lộ bí quyết cách làm bánh cáy đặc sản tiến vua của vùng đất Thái Bình
Bánh cáy là món ăn vặt có màu sắc lạ mắt và cách làm cầu kỳ với vị ngọt hòa quyện cùng vị béo tạo cảm giác lạ miệng cho người ăn. Cùng VinID tìm hiểu nguồn gốc, cách bảo quản và cách làm bánh cáy – món ăn truyền thống của người dân Thái Bình nhé!
1. Nguồn gốc bánh cáy
Bánh cáy là gì?
Bánh cáy là loại bánh có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn người nhìn nhờ màu đỏ của gấc, màu vàng của quả dành dành kết hợp với nhau. Bánh có sự hòa hợp giữa vị ngọt thanh dịu nhẹ của đường mạch nha, hòa quyện cùng vị béo của vừng, đậu phộng và hương thơm của tinh dầu bưởi và gạo nếp.
Bánh cáy béo, thơm màu sắc hấp dẫn người dùng
Nguồn gốc của bánh cáy?
Bánh cáy có nguồn gốc từ làng Nguyễn, xã Nguyên Xá, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Tương truyền rằng bánh cáy đã có từ thời vua Lê – chúa Trịnh ( thế kỷ 17) và được bà Nguyễn Thị Tần sống tại làng Nguyễn chế biến ra.
Bà Tần nổi tiếng là đàn hay, hát giỏi khi chỉ mới 16 tuổi nên được vua Lê Hiển Tông cho làm nhũ mẫu để dạy bảo Thái tử Lê Duy Vũ. Sau đó, Lê Duy Vũ bị hãm hại bởi Thế tử Trịnh Sâm và bị bắt vào ngục giam giữ.
Vì thấy Thái tử trong ngục ăn uống đạm bạc, khổ sở nên bà quyết định mày mò tìm ra công thức loại bánh vừa béo, vừa ngọt giúp Thái tử bồi bổ trong khoản thời gian sống trong ngục. Từ đó, bánh cáy được ra đời.
Sau này, bà đem công thức này truyền cho làng Nguyễn và được lưu giữ đến tận bây giờ như một món ăn dân gian không thể thiếu vào mỗi dịp tết.
2. Cách làm bánh cáy ngon chuẩn vị
2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
300g mỡ lợn ướp trước nửa tháng với đường muối
0,3g trứng cáy
1 trái gấc
1kg gạo nếp
100g vừng
200g đậu phộng
1 củ gừng
5g vỏ quýt
1 củ cà rốt
5 quả dành dành
Đường mạch nha
Tinh dầu bưởi
Nguyên liệu chính để làm bánh cáy
2.2. Các bước làm bánh cáy
Video đang HOT
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo nếp ngâm qua đêm với nước lạnh rồi vo lại với nước cho sạch.Đậu phộng đem đi rang, bóc vỏ.Gấc tách hạt, lấy phần cơm gấc.Cà rốt rửa sạch, bào vỏ, cắt sợi mỏng.Hạt dành rửa sạch, luộc với nước đến khi hạt mềm thì dầm ra lấy màu vàng nghệ.
Sơ chế gạo nếp, đậu phộng và vừng
Bước 2: Xào mỡ lợn
Mỡ lợn đã ướp thái hạt lựu.Bắt chảo lên bếp cho thật nóng, cho mỡ vào xào với ít đường đến khi mỡ chuyển sang màu trong và giòn thì tắt bếp, cho ra tô.
Mỡ lợn thái hạt lựu xào với đường
Bước 3: Làm kẹo nước đường
Hòa đường vào bát nước lạnh. Cho tiếp cà rốt cùng vỏ quýt và nước gừng vào chào xào cùng nước đường.Xào tầm 3 phút cho cà rốt chín rồi tắt bếp.
Bước 4: Xử lý gạo nếp
Chia gạo nếp thành 2 phần: phần 1 đồ xôi gấc để có xôi màu đỏ, phần 2 đồ với nước dành dành chín để có xôi màu nghệ.Khi đã đồ xong thì cho xôi vào cối giã mịn thành bột ngay khi còn nóng.
Bước 5: Đảo bột cùng mỡ lợn
Cán mỏng bột vừa giã, cắt thành từng miếng rồi đem sấy khô.Cho mỡ lợn vào chảo đun cho ra dầu rồi cho bột đã sấy vào đảo đều đến khi bánh giòn.
Đảo bột đã cán mỏng cùng mỡ lợn
Bước 6: Cho hỗn hợp vào khuôn
Trộn đều hỗn hợp vừa xào với đường mạch nha và tinh dầu bưởi. Xào lại tầm 5 phút đến khi có mùi thơm.Cho hỗn hợp ra khuôn có lót vừng rang bên dưới. Khi bánh đặc lại, dùng tay ấn thật chặt và cắt thành miếng vừa ăn.
Bước 7: Thành phẩm
Bánh có màu sắc bắt mắt nhờ sự hòa quyện của màu đỏ của gấc và vàng nghệ của quả dành dành. Bánh cáy giòn rụm bên ngoài, nhưng lại dẻo khi cắn tới bên trong.
Bánh ngọt thanh vị đường mạch nha, beo béo của đậu phộng và gạo nếp, thơm mùi vỏ quýt và vừng. Nhâm nhi cùng tách trà ấm hương sen mỗi buổi sáng để bắt đầu một ngày mới tràn ngập niềm vui.
Bánh cáy sau khi chế biến có màu sặc bắt mắt vừa ngon, vừa béo
Cách làm kẹo gạo lứt với mè thơm ngon giòn rụm dễ làm bổ dưỡng tại nhà
Mỗi lúc buồn miệng có 1 thanh kẹo mè gạo lức giòn rụm,thơm ngon, thật tuyệt đúng không nào?
Hôm nay hãy cùng vào bếp và thực hiện ngay món ăn vặt giòn rụm, ngọt thơm và bổ dưỡng này để chiêu đãi cả nhà nhé!
Nguyên liệu làm Kẹo gạo lứt với mè
Gạo lứt 500 gr
Đường 150 gr
Đường mạch nha 80 gr
Đậu phộng rang 100 gr
Mè rang 100 gr
Siro bắp 1 muỗng cà phê
Baking soda 1/2 muỗng cà phê
Cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon
Cách chọn mua gạo lứt ngon chất lượng
Khi mua gạo lứt bạn nên chọn mua những hạt gạo có lớp ngoài hơi thô ráp, sáng bóng do lớp cám bao phủ bên ngoài.Nên chọn mua loại gạo lứt huyết rồng là ngon nhất, khi bẻ đôi thấy bên trong hạt gạo có màu đỏ, khi ăn vị ngọt hơn loại gạo lứt thường.
Ngoài ra, bạn nên chọn mua gạo nếp tỏa mùi thơm đặc trưng của gạo mới, không thấy mối mọt, nắm gạo lên có cảm giác trơn nhẵn, thì đó là gạo ngon.Những hạt gạo lứt có xuất hiện mối mọt là những hạt gạo cũ, đã để và bảo quản lâu nên sẽ kém chất dinh dưỡng hơn nhiều so với gạo lứt mới thu hoạch.
Dụng cụ thực hiện
Chảo, khuôn ép kẹo, rổ, bếp ga, dao,...
Cách chế biến Kẹo gạo lứt với mè
1
Vo gạo lứt
Gạo lứt mua về bạn vo sạch qua 2 lần với nước sau đó vớt ra rổ để ráo.
2
Rang gạo lứt
Bắc chảo lên bếp ga, cho vào chảo hết phần gạo lứt sau đó đảo đều tay trong 4 phút đầu với lửa lớn sau đó hạ xuống lửa nhỏ rang thêm 5 phút nữa cho phần gạo lứt này được rang khô thì bạn tắt bếp.
Cho gạo lứt đã rang khô đổ ra tô để nguội.
3
Nấu mạch nha
Bắc chảo đã rang gạo lứt lại lên bếp sau đó, cho vào chảo 100ml nước lọc, mở lửa vừa, đun khoảng 2 phút cho nước trong chảo sôi lên.
Bạn cho 80gr đường mạch nha, 150gr đường, 1/2 muỗng cà phê baking soda và 1 muỗng cà phê siro bắp vào.
Hạ lửa nhỏ xuống, vừa nấu vừa khuấy đều tay khoảng 8 - 10 phút cho đến khi các nguyên liệu tan hết và hỗn hợp mạch nha được nấu sôi lên, chuyển thành màu nâu cánh gián và đạt chuẩn thì thôi.
4
Làm kẹo mè gạo lứt
Sau khi mạch nha đã được nấu đạt chuẩn bạn cho gạo lứt đã rang vào, đảo đều tay cho mạch nha áo đều từng hạt gạo lứt thì bạn tắt bếp.
Cho tiếp vào chảo, 100gr đậu phộng và 100gr mè đã rang vào, trộn tiếp khoảng 2 phút cho đến khi đậu phộng và mè rang hòa quyện đều vào gạo lứt mạch nha.
5
Cắt kẹo
Sau khi các nguyên liệu được trộn lẫn với nhau, bạn cho hỗn hợp kẹo vào khuôn, dùng 1 tấm ni - lông ép đều cho bề mặt kẹo thật chắc.
Khi kẹo nguội, hơi cứng lại bạn cắt kẹo thành những thanh vừa ăn, để nguội hoàn toàn là có thể thưởng thức!
6
Thành phẩm
Kẹo mè gạo lứt với mè sau khi hoàn tất sẽ giòn rụm, và dậy mùi thơm lừng hấp dẫn của mè rang. Khi ăn vị bùi béo của đậu phộng và mè hòa cùng với chút vị ngọt lịm của mạch nha.
Thưởng thức cùng một chút trà nóng sẽ thêm ngon và hấp dẫn nhé!
2 cách làm thèo lèo cứt chuột đơn giản thơm ngon an toàn cho ngày Tết Ngày Tết Việt Nam thì không thể nào thiếu được các loại bánh mứt. Hôm nay cùng vào bếp để thực hiện món ăn vặt với 2 cách làm thèo lèo cứt chuột thơm ngon hấp dẫn cho ngày Tết. 1. Thèo lèo - kẹo đậu phộng Nguyên liệu làm Thèo lèo - kẹo đậu phộng Đậu phộng 400 gr Đường 235 gr...