Tiết lộ bí ẩn của nền y học cổ truyền Trung Quốc
Nhiều người nói y học cổ truyền Trung Quốc là giả khoa học. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây, y học cổ truyền Trung Quốc lại có nền tảng phức tạp dựa trên sự hiểu biết khoa học về protein.
Một nghiên cứu về y học cổ truyền Trung Quốc đã cho thấy nó có nhiều mối liên hệ với y học hiện đại hơn những gì người ta nghĩ trước đây. Ảnh: Shutterstock
Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế cho biết, những phát hiện này cho thấy rõ phương pháp chữa bệnh cổ truyền 3.000 năm tuổi ở Trung Quốc có thể có nhiều điểm tương đồng so với nền y học hiện đại.
Trong các bài xã luận trên tạp chí Nature, đại diện cho cộng đồng khoa học chính thống, đã nhiều lần gọi y học cổ truyền Trung Quốc (TCM) đa số là giả khoa học và dựa trên những lý thuyết không có căn cứ.
Tuy nhiên, một bài báo xuất bản vào ngày 28/10 trên tạp chí Science Advances đã tiết lộ một cơ sở y học chưa được biết đến trước đây, đồng thời là nền tảng khoa học ẩn giấu của y học cổ truyền Trung Quốc.
Y học cổ truyền Trung Quốc là một trong những hệ thống y tế lâu đời nhất trên thế giới. Theo ghi chép, nền y học này có từ thời nhà Thương (1766 – 1122 trước Công nguyên), thời đại nền kinh tế và công nghiệp bùng nổ đã sản xuất ra một số đồ tạo tác bằng đồng tinh xảo nhất trong lịch sử.
Nền tảng của y học cổ truyền dựa trên việc điều trị các triệu chứng được cho là xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa âm và dương. Nền y học này không có khái niệm “bệnh” vì bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị dựa trên các triệu chứng.
Video đang HOT
Theo bài viết được đăng tải trên tạp chí Science Advances, chính việc điều trị đó đã gây khó khăn trong việc kết nối với nền y học tiên tiến. Mặc dù, y học cổ truyền Trung Quốc chưa được coi là một phương pháp điều trị dựa trên cơ sở khoa học tiên tiến, nhưng y học hiện đại rõ ràng đã sử dụng các thảo mộc khi điều trị một số bệnh.
Aspirin và morphine là những ví dụ điển hình. Các loại thuốc này thường có nguồn gốc từ thực vật và đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ rất lâu trước khi các loại thuốc hiện đại ra đời.
Năm 2015, giải Nobel về y – sinh học đã được trao cho Tu Youyou, một nhà hóa học người Trung Quốc đã phát hiện ra loại thuốc trị sốt rét, có nguồn gốc từ một loại thảo dược, dùng trong y học cổ truyền.
Trong khi các loại thảo dược y học cổ truyền đã được nghiên cứu riêng lẻ và áp dụng lâm sàng, thì việc áp dụng trên thực tiễn, nói chung, vẫn là điều xa vời, tờ Science Advances nhận định.
Mặc dù, các nghiên cứu đã tìm cách cung cấp cơ sở khoa học để có thể áp dụng trên thực tế, nhưng việc nghiên cứu riêng lẻ từng loại thảo mộc đã tạo ra nhiều giới hạn và không lường trước được những phản ứng của nó khi tương tác với cơ thể con người.
Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã bắt đầu thiết lập một hệ thống mạng lưới y học. Trong đó, ánh xạ các protein liên quan đến các triệu chứng và mục tiêu của các chất hóa học trong thảo dược vào mạng lưới tương tác protein của con người.
Các protein liên quan đến một triệu chứng có xu hướng tập hợp lại với nhau trên một mạng, vì cả triệu chứng và bệnh tật hiếm khi xảy ra do sự biểu hiện của một gen đơn lẻ mà là do sự tương tác của nhiều gen.
Y học cổ truyền Trung Quốc là một trong những hệ thống y tế lâu đời nhất trên thế giới. Ảnh: Tân Hoa Xã
Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng đặc tính thảo dược càng gần với một nhóm triệu chứng thì càng có nhiều khả năng loại thảo dược đó có thể điều trị triệu chứng đó dựa trên cơ chế tác động chéo.
Ví dụ, bài thuốc Đông y Yin Chai Hu (hay rễ cây Stellaria) được công nhận có tác dụng điều trị sốt bởi Dược điển Trung Quốc – hệ thống các loại thuốc y học cổ truyền và hiện đại do Bộ Y tế nước này kiểm duyệt. Xét trên khía cạnh y học, mục tiêu của Yin Chai Hu là điều trị sốt bằng cách điều chỉnh các quá trình viêm.
Gan Xiao, tác giả của bài báo trên tạp chí Science Advances và là nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ thông tin Nam Kinh nói rằng: “Y học cổ truyền và y học hiện đại có thể có chung nguồn gốc trong cơ chế mạng lưới phân tử.”
Bất chấp sự hoài nghi mà y học cổ truyền phải đối mặt từ những người ủng hộ các phương pháp điều trị hiện đại, Trung Quốc vẫn tiếp tục thúc đẩy các phương pháp điều trị của mình. Bên cạnh việc áp dụng y học hiện đại, Trung Quốc còn mở các trung tâm và trường học y học cổ truyền ở các nước trên thế giới.
Vào năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này đã dựa vào y học cổ truyền để chữa bệnh và cứu người trong hàng nghìn năm qua. Đồng thời, ông kêu gọi các nhóm nghiên cứu nỗ lực tìm cách giải thích các cơ chế của nền y học cổ dưới góc độ khoa học hiện đại.
Trung Quốc sẵn sàng hợp tác cùng ASEAN khôi phục sau đại dịch COVID-19
Trung Quốc ngày 16/9 tuyên bố sẵn sàng tăng cường hợp tác với các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi sau đại dịch COVID-19, trong đó có việc đào tạo 1.000 nhân viên kỹ thuật, chính sách, chuyên gia trong lĩnh vực y tế cho các nước thành viên ASEAN.
Một điểm tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu tại Diễn đàn Trung Quốc - ASEAN về vấn đề sức khỏe, Phó Giám đốc Ủy ban Y tế Quốc gia của Trung Quốc (NHC), ông Cao Xuetao cho biết Trung Quốc muốn đẩy nhanh ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác y tế với các nước ASEAN và tăng cường hợp tác trong cuộc chiến chống COVID-19 nhằm thúc đẩy sự phục hồi của khu vực sau đại dịch.
Trong khi đó, nhiều dự án hợp tác thiết thực trong lĩnh vực sức khỏe bà mẹ và trẻ em, y học cổ truyền và sức khỏe nghề nghiệp cũng nằm trong chương trình nghị sự. Trong 3 năm tới, Trung Quốc có kế hoạch đào tạo 1.000 nhân viên chính sách y tế và chuyên môn kỹ thuật cho các nước thành viên ASEAN.
Theo ông Cao Xuetao, hợp tác y tế là một trong những điểm nhấn quan trọng trong hợp tác Trung Quốc - ASEAN. Cả hai đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các nền tảng hợp tác y tế, chung tay chống COVID-19 và quảng bá các loại dược phẩm truyền thống. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hợp tác với các nước ASEAN để tận dụng tốt hơn các cơ chế và nền tảng hợp tác khu vực.
Ông Cao Xuetao cho rằng cần thúc đẩy hợp tác giữa hai bên để đối phó với những vấn đề về sức khỏe cộng đồng, trong đó nhấn mạnh tính liên kết chặt chẽ giữa Kế hoạch sức khỏe Trung Quốc đến năm 2030 và Chương trình nghị sự về Phát triển y tế ASEAN sau năm 2015. Để đối phó tốt hơn với các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, các quốc gia tiến hành đầu tư nhiều hơn và tối ưu hóa các cơ chế ứng phó.
Khi đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới vào năm 2021, lãnh đạo các nước ASEAN và Trung Quốc đã cùng hợp tác xây dựng "lá chắn y tế" cho khu vực. Trung Quốc đã cam kết hỗ trợ 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước ASEAN, đồng thời hỗ trợ 5 triệu USD cho Quỹ ứng phó COVID-19 của ASEAN. Trung Quốc cũng sẽ đẩy mạnh sản xuất vaccine chung và chuyển giao công nghệ, bên cạnh hợp tác nghiên cứu và phát triển các loại thuốc thiết yếu, để giúp ASEAN tăng cường khả năng tự cường.
Phát hiện 4.300 dấu chân khủng long có niên đại 150 triệu năm Ngày 12/7, Viện Nghiên cứu địa lý tỉnh Hà Bắc thông báo đã phát hiện hơn 4.300 dấu chân khủng long tại tỉnh miền Bắc Trung Quốc này. Theo viện trên, các dấu chân hóa thạch, trải dài một khu vực rộng hơn 9.000 m2, được tìm thấy ở huyện Tuyên Hóa, thành phố Trương Gia Khẩu. Lớp đá in dấu chân hóa...