Tiết lộ bất ngờ về tuổi dậy thì và có kinh nguyệt của bạn
Những người dậy thì và có kinh muộn đối mặt với ít vấn đề sức khỏe hơn như: bệnh tim và tiểu đường.
Bạn bắt đầu dậy thì và có kinh nguyệt lúc nào tưởng đã là chuyện hoàn toàn của quá khứ, nhưng hóa ra nó có thể ảnh hưởng đến cả tương lai xa rất xa…
Không có con số cụ thể đến mấy tuổi thì các bé gái sẽ phải chạm mốc dậy thì, với sự khẳng định không thể rõ ràng hơn bằng một kỳ kinh nguyệt.
Các chuyên gia cho rằng trừ khi lần đầu tiên ‘bị’ trước 8 tuổi hoặc sau 16 tuổi mới đáng bận tâm, còn ở trong khoảng tuổi này thì vẫn là bình thường – kể cả những người khi bạn bè còn thoải mái đùa vui thì mình đã phải mặc áo lá, đi nhẹ nói khẽ trong những ngày đặc biệt, và cả những người khi hội bạn gái đã nhỏ to với nhau đầy bí mật thì bản thân vẫn còn chẳng hiểu gì… cũng đều bình thường nốt.
Dù sao, chuyện bạn bắt đầu có kinh nguyệt năm lên mấy đã qua lâu lắm rồi, những tưởng cứ nên để phủ bụi trong ký ức thì mới đây, các nhà khoa học lại yêu cầu bạn lục lên xem lại, để biết nghiên cứu sau đây có ứng với mình hay không – nghiên cứu về những người bắt đầu có kinh năm 12 tuổi hoặc muộn hơn. (Để bạn dễ hồi tưởng thì năm 12 tuổi, chúng ta vào lớp 7.)
Ảnh minh họa: Internet
Video đang HOT
Nghiên cứu này do các chuyên gia tại trường Y San Diego, đại học California thực hiện với hơn 16.000 phụ nữ, qua đó họ thấy rằng những phụ nữ bắt đầu ‘bị’ từ năm 12 tuổi hoặc muộn hơn, và mãn kinh năm 50 tuổi hoặc muộn hơn có nhiều khả năng sống đến 90 tuổi.
Không chỉ thế, những người dậy thì và có kinh muộn cũng phải đối mặt với ít vấn đề sức khỏe hơn – trong đó bao gồm cả bệnh tim và tiểu đường, và họ cũng ít hình thành thói quen hút thuốc hơn so với những người khác.
Tuy vậy, có một vấn đề là đưa ra được kết quả rồi nhưng lý do nào dẫn tới điều này, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra và vẫn đang phải tiếp tục nghiên cứu.
Và tất nhiên, kinh nguyệt và các mốc thời gian của nó không phải là yếu tố duy nhất quyết định tuổi thọ của chúng ta nên chị em nào trong nhóm dậy thì sớm cũng đừng vội lo lắng nhé – hãy tiếp tục bảo đảm chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lạnh mạnh thì thời buổi y học tiến bộ này, tuổi 90, dù bạn có kinh sớm, cũng không phải quá khó khăn mà!
Theo Afamily
Lứa tuổi dậy thì cần được giáo dục về sức khỏe giới tính
Lứa tuổi dậy thì và vị thành niên, cả trẻ nam và nữ đều có sự chuyển biến rất lớn về tâm lý, muốn khám phá mình và bạn khác giới.
Bậc cha mẹ nên quan tâm trong việc trao đổi với con cái về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục. (Ảnh minh họa: Interenet)
Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn là trẻ vị thành niên đã không được quan tâm đúng mức trong việc giáo dục về sức khỏe giới tính.
Bên cạnh những kiến thức giáo dục về giới tính còn chung chung trong nhà trường thì rất nhiều các bậc cha mẹ không quan tâm hoặc dè dặt trong việc trao đổi với con cái về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục.
Do đó, hầu hết các em chưa được trang bị thông tin và kỹ năng sống liên quan đến sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, là nguyên nhân mang thai ngoài ý muốn, dẫn đến phải nạo phá thai.
Tuy nhiên, phần lớn các em lại không ý thức được rằng, việc nạo phá thai có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và tương lai, thậm chí, nhiều em cho đó chỉ là thủ thuật nhỏ, không ảnh hưởng gì,...
Để giải quyết vấn đề mang thai ở tuổi vị thành niên, điều quan trọng nhất vẫn là truyền thông giáo dục, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số - nơi trẻ vị thành niên còn khó tiếp cận các thông tin, dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tư vấn về sức khỏe tiền hôn nhân;...
Gia đình, nhà trường và xã hội cần có sự kết nối chặt chẽ để giáo dục về sức khỏe sinh sản, tình dục cho trẻ vị thành niên.
Các em cần được cung cấp những kiến thức về: Sự phát triển tâm sinh lý, tình bạn, tình bạn khác giới; tình yêu - tình dục; phòng tránh thai, phá thai và những hậu quả của nạo phá thai; phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS,...
Cha mẹ cần trò chuyện với con về những thay đổi tâm sinh lý trước khi bước vào tuổi dậy thì cũng như khuyến khích các con tìm hiểu những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản qua tài liệu, sách báo,...
Sự chăm sóc, quan tâm, giải thích tâm sự về tuổi mới lớn của cha mẹ đối với con cái mình không chỉ thể hiện tình cảm gắn bó sâu sắc mà còn cung cấp cho con những kiến thức cần thiết về cơ thể mình, giúp trẻ tránh được những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này.
Cần tăng cường công tác truyền thông, giáo dục về sức khỏe sinh sản bằng nhiều hình thức.
Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cần phát huy vai trò của các cộng tác viên dân số.
Nhân viên y tế thôn bản, các già làng, trưởng bản, những người có uy tín trong cộng đồng để tác động giảm thiểu tỷ lệ tảo hôn, mang thai ngoài ý muốn cũng như tuyên truyền để gia đình các em hiểu được trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, can thiệp an toàn nhằm hạn chế các tai biến do nạo phá thai gây nên.
Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa
Theo Suckhoedoisong.vn
Thói quen có hại nhiều phụ nữ mắc phải khi 'đèn đỏ' Có những việc nếu làm trong ngày 'đèn đỏ' không những gây rối loạn kinh nguyệt mà còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác của cơ thể người phụ nữ. Câu hỏi: Chào bác sĩ, em nghe nói vào ngày 'đèn đỏ' thì phải đi nghỉ ngơi nhưng vì nhiều lý do mà em không thể đi ngủ sớm. Kể cả những...