Tiết lộ bất ngờ về hành tinh “địa ngục”
Hành tinh “địa ngục” WASP-121b, được phát hiện bốn năm trước trong chòm sao Korma, hóa ra có hình dạng không phải là tương tự như quả bóng tròn, mà là giống quả trứng thuôn dài hoặc là quả bóng bầu dục khổng lồ.
Hành tinh hình quả trứng WASP-121b.
“Chúng tôi bắt đầu chú tâm quan sát hành tinh này vì bản chất “cực đoan” của nó. Chúng tôi cố gắng nhìn thấy dấu vết của magiê, sắt và các kim loại khác trong vỏ ngoài và rất ngạc nhiên khi tìm thấy chúng ở khoảng cách rất xa với hành tinh này”, chuyên gia David Singh từ đại học Tổng hợp John Hopkins ở Baltimore (Hoa Kỳ) tuyên bố.
Quan sát hành tinh WASP-121b, các nhà thiên văn học phát hiện ra rằng các tầng trên trong bầu khí quyển của nó bị nung nóng đến nhiệt độ 2.700 C do sự hiện diện của hơi nước và các chất đặc biệt tích cực hấp thụ ánh sáng cực tím và biến đổi thành nhiệt. Nhờ đó, tầng bình lưu của WASP-121b nóng đến mức ngay cả sắt cũng sẽ tan chảy và sôi sùng sục.
WASP-121 ráo riết chọc thủng bầu không khí các vệ tinh của nó, khiến nó bị “phồng” lên bởi ảnh hưởng của sức nóng và ánh sáng, và cũng bị tác động từ lực hút của nó. Kết quả là, WASP-121b trở thành hành tinh không chỉ nóng nhất và cực đoan nhất, mà còn là có dáng vẻ kỳ dị.
Chuyên gia Singh và các đồng nghiệp của ông còn phát hiện ra tính năng đáng kinh ngạc khác của hành tinh “địa ngục” này, khi thử tính toán lượng “kim loại” – các nguyên tố nặng hơn helium và hydro – trong những phần khác nhau ở bầu khí quyển của nó.
Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi tìm thấy dấu vết của magiê và sắt không chỉ trong bầu khí quyển thấp hơn của “Mộc tinh nóng bỏng” này, mà cả trong các vỏ không khí khác nằm cách xa phần lõi của khối khí khổng lồ này.
M.P
Theo Sputnik
Tương lai u tối muốn tránh cũng khó được của Trái đất: Ngập trong nước biển, 'nghiện' thuốc thông minh và phải ăn thực phẩm kinh dị
Đây là những tương lai khó tránh khỏi của Trái đất, và hệ luỵ là rất lớn.
Không như những lời tiên tri cổ xưa, các tiên đoán về tương lai dựa trên khoa học ngày nay chính xác như dự báo thời tiết.
Video đang HOT
Và dự báo là: thế giới đang ngày càng đặt ra lắm thử thách cho nhân loại.
1. Ngập trong nước biển: Chỉ nội băng tan từ hai cực cũng chiếm 699 tỷ tấn/năm
Kể từ năm 2009, lượng băng tan tại Bắc và Nam cực đã gia tăng đột biến. Trước đó trong khoảng 1979-1990, Nam Cực chỉ mất chừng 40 tỷ tấn băng/năm. Nhưng từ 2009-2017, lượng băng tan đã gấp hơn 6 lần, rơi vào khoảng 252 tỷ tấn/năm.
Riêng ở Bắc cực trong năm 2015-2017, lượng băng tan còn lên đến hẳn 447 tỷ tấn/năm. Tính sơ sơ, mỗi năm đại dương đã bị dồn thêm tới 699 tỷ tấn nước.
Trên khắp thế giới, các sông băng đang lần lượt biến mất. Từ các đảo thấp đến các vùng đất trũng ven biển, đều lần lượt chìm dần bởi nước biển dâng. Tại Venice của Italia, người dân đang phải làm quen với lũ lụt như "cơm bữa", mỗi năm khoảng trên dưới 60 lần.
Lẽ đương nhiên là trong tương lai, những thành phố như Osaka (Nhật Bản), Alexandria (Ai Cập), Rio de Janeiro (Brazil), Miami (Mỹ), Thượng Hải (Trung Quốc)... cũng không tránh khỏi thảm cảnh.
2. Buộc phải chuyển sang ăn váng ao mà sống
Đến lúc này thì chuyện ăn côn trùng, sâu bọ đã trở nên khá bình thường rồi nhỉ? Một vài món như dế, bọ cạp, châu chấu, sâu đục thân còn nức tiếng là thơm ngon và bổ dưỡng. Ngay cả bánh mỳ gián, kem làm từ sâu cũng đã được khoa học thử nghiệm.
Nhưng ăn váng ao thì bạn đã nghĩ tới chưa?
Váng ao ở đây chính là lớp rêu tảo nước ngọt xanh lè nổi lên trên mặt ao, vũng nông, tù đọng. Biến đổi khí hậu đang tiếp diễn nghiêm trọng và sớm thôi, sẽ biến Trái đất thành cái lò nung, rất khó để trồng và chăm sóc rau xanh.
Sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ phải làm quen với các món nồng nặc mùi rêu tảo tanh tưởi, khó nuốt là sinh tố váng ao, kẹo váng ao, váng ao đóng bánh...
Cũng may là hiện tại, các nhà khoa học đã sáng tạo ra công thức chế dầu và bơ váng ao có hương vị tạm ăn được. Nhưng chắc chắn là cũng không ngon như đồ ăn bây giờ đâu.
3. Chỉnh sửa gene để chống bệnh tật và cho chào đời những đứa trẻ khỏe mạnh
Mới đây thôi, Trung Quốc đã khiến cả thế giới choáng váng vì có một bác sĩ dám chỉnh sửa gene thai nhi, cho chào đời 2 em bé có gene chỉnh sửa nhằm chống HIV.
Những ý kiến trái chiều đã được đưa ra, nhưng đáng tiếc là cả 2 em bé chỉnh sửa gene đều có nguy cơ tử vong sớm. Không như mong đợi từ khoa học, việc chỉnh sửa gene chống bệnh tật lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư.
Vốn dĩ, chỉnh sửa gene chỉ nhắm thay đổi một mã trên chuỗi DNA, từ đó vô hiệu hóa gene gây bệnh. Thế nhưng sự thay đổi chỉ 1 mã này lại tác động đến nhiều vấn đề khác, cuối cùng dẫn đến mất kiểm soát.
Dẫu vậy thì trong tương lai, nhân loại vẫn phải dựa dẫm vào chỉnh sửa gene để chống chọi với bệnh tật và thích nghi với điều kiện sống khắc nghiệt. Hiện tại, giải pháp công nghệ này vẫn đang ở giai đoạn trứng nước thôi. Mong rằng nó sẽ sớm có những tiến bộ đem lại kết quả đáng trông cậy.
4. Nghiện "thuốc thông minh" như nghiện thuốc phiện
Ở thế kỷ 19-20, nhiều đế quốc đã ép nhân công thuộc địa phải dùng cần sa để gia tăng hiệu xuất lao động. Tất nhiên là trong thế giới bài trừ thuốc gây nghiện ngày nay, các ông chủ có tham cỡ nào cũng không thể bắt người làm dùng chất cấm này mà luôn chân luôn tay suốt đêm ngày.
Tuy nhiên, bạn có để ý thấy là chúng ta đang nghiện một kiểu "thuốc" khác là cafein không? Trên khắp năm châu, công nhân viên đang ngày càng phụ thuộc và các loại nước uống có tính năng giúp tỉnh táo, làm việc hiệu quả.
Nay mai, thị trường công việc còn cạnh tranh gắt gao hơn nữa. Bạn sẽ cần phải cống hiến tối đa sức lực và tinh thần mới vừa lòng các công ty, tập đoàn... Cafein thành ra chưa đủ mà một thứ khác có tính năng tăng cường sự tập trung, sáng tạo hơn nữa như thuốc thông minh mới trở thành cột trụ dựa dẫm.
Ngày nay, nhân loại mới chỉ dùng thuốc thông minh để thi cử là chính. Nhưng chẳng mấy nữa, chúng ta sẽ buộc phải phụ thuộc vào nó để giữ "miếng ăn" cho mình.
5. Thuốc kháng sinh mất hiệu quả, vết xước nhỏ cũng thành nguyên nhân tử vong
Không cần phải đến tương lai mà ngay tại lúc này, thế giới đã lao đao vì vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh. Trung bình mỗi năm, nhân loại "thải ra" hàng tấn phân tử kháng sinh và vô hình trung tạo nên "trường tôi luyện kỹ năng" cho vi khuẩn kháng thuốc.
Chí ít thì 2/3 các con sông của Trái đất đã bị "ô nhiễm" kháng sinh. Mỗi năm, lượng người chết vì nhiễm trùng vi khuẩn kháng kháng sinh rơi vào khoảng 700.000 người.
Với mật độ ô nhiễm kháng sinh đáng ngại như bây giờ, các loại thuốc kháng sinh vốn có sẽ không mấy mà mất toàn bộ hiệu quả.
Không còn thuốc kháng sinh diệt trừ vi khuẩn gây bệnh, cơ thể người sẽ chẳng khác nào "món ngon" bày sẵn. Chỉ một vết xước nhỏ cũng "khai tiệc" cho vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh, cuối cùng đem đến cái chết đau đớn khủng khiếp.
6. Chìm trong thảm họa tuyệt chủng lần thứ 6 Anthropocene
Với Trái đất, thảm họa tuyệt chủng chẳng phải là thứ gì xa lạ. Chí ít thì từ khi có sự sống cho đến nay, hành tinh này đã trải qua 5 sự kiện đại tuyệt chủng, trong đó có một thời kỳ khiến khủng long tuyệt diệt.
Nhưng với chúng ta, sự kiện tuyệt chủng đang diễn ra Anthropocene (Kỷ nhân sinh) cũng có thể là dấu chấm hết của sinh vật mang tên Con người.
Kể từ khi nhân loại mở ra cuộc cách mạng công nghiệp, đủ các thể loại ô nhiễm như khói bụi, rác nhựa, thậm chí là thảm họa hạt nhân đã "đánh" trực tiếp vào địa cầu. Hậu quả là 75% đất đai và 2/3 đại dương bị ô nhiễm, dẫn tới 1 triệu loài bị đẩy tới diệt vong.
Trừ khi chúng ta giảm tốc được nhịp tiến triển của Anthropocene, còn không thì e rằng chính mình cũng trở thành nạn nhân của thảm họa tuyệt chủng thứ 6.
Tham khảo Grunge
Theo Helino
Hành tinh có kích thước gấp đôi kích thước Trái Đất có thể hỗ trợ sự sống Các nhà thiên văn học vừa tìm thấy một ngoại hành tinh hay còn được biết đến là một "siêu Trái Đất" có khả năng hỗ trợ sự sống. Theo một tuyên bố mới của NASA, một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra hành tinh này bằng cách sử dụng vệ tinh khảo sát của NASA (TESS)...