Tiết lộ 3 vấn đề Ngoại trưởng Mỹ đưa lên bàn đàm phán với Triều Tiên
Trong cuộc đàm phán gần đây nhất về tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân với Triều Tiên, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra 3 vấn đề để đàm phán với Triều Tiên. Tuy nhiên, nhà ngoại giao Mỹ đã không nhận được phản hồi từ Bình Nhưỡng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Reuters)
Korea Times trích lời nghị sĩ Roh Hoe-chan thuộc đảng Công lý Hàn Quốc cho biết, trong cuộc gặp với phía Triều Tiên hồi tháng 7 tại Bình Nhưỡng, ông Pompeo đã đưa lên bàn đàm phán 3 vấn đề cho phía Triều Tiên bao gồm văn bản về toàn bộ kho vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, lịch trình giải trừ chương trình hạt nhân và lời hứa chưa được thực hiện của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều hôm 12/6.
Tuy nhiên, theo ông Roh, phía Triều Tiên đã không có phản hồi về những nội dung mà Ngoại trưởng Pompeo đặt ra. Nghị sĩ này cho biết ông được quyền Thứ trưởng phụ trách các vấn đề chính trị Mỹ Stephen Mull thông báo về thông tin trên.
“Tôi cho rằng Triều Tiên đã trả lời rằng họ muốn các bên nên thực hiện các bước tiến nhằm giúp xây dựng niềm tin lẫn nhau, ví dụ như việc tuyên bố chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953″, ông Roh nhận định.
Theo ông Pompeo, cuộc thương lượng mới nhất với Triều Tiên khá hiệu quả, nhưng 2 bên còn nhiều việc phải làm nhằm đi đến mục tiêu phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
“Lời hứa chưa được thực hiện của ông Kim” trong phát biểu của ông Roh có thể là cam kết mà nhà lãnh đạo Triều Tiên đã đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh rằng Bình Nhưỡng sẽ phá hủy bãi thử động cơ tên lửa ở phía Bắc nước này. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từng đề cập tới vấn đề trên trước đó.
Video đang HOT
Cuộc chiến tranh Triều Tiên đã tạm dừng năm 1953 với hiệp định ngừng bắn, không phải là hiệp ước hòa bình, khiến 2 miền bán đảo vẫn đang trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật.
Cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ và một nhà lãnh đạo Triều Tiên hồi tháng 6 đã đi đến cam kết của 2 bên về việc cùng nỗ lực nhằm phi hạt nhân hóa hoàn toàn khu vực và Mỹ phải đảm bảo an ninh cho Triều Tiên.
Sau hội nghị thượng đỉnh, ông Trump tuyên bố mối đe dọa hạt nhân từ Triều Tiên đã không còn nữa. Tuy nhiên, giới truyền thông đã trích một số nguồn tin tình báo Mỹ nghi ngờ Triều Tiên vẫn đang có dấu hiệu mở rộng các cơ sở tên lửa và hạt nhân.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Mỹ "tung" hàng loạt lời hứa với Triều Tiên trước thềm hội nghị thượng đỉnh
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đưa ra một loạt lời hứa hẹn giúp đỡ Triều Tiên, bao gồm việc cho phép các doanh nghiệp đầu tư vào nước này, nếu Bình Nhưỡng đồng ý phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Ngoại trưởng Pompeo và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay trong cuộc gặp tại Triều Tiên (Ảnh: AP)
"Sẽ có người Mỹ đến, các doanh nghiệp tư nhân đến, để giúp xây dựng mạng lưới điện. Triều Tiên cần lượng điện rất lớn", Ngoại trưởng Pompeo nói trong cuộc phỏng vấn với Fox News hôm qua 13/5, đồng thời cho biết Mỹ sẽ giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng và giải quyết các nhu cầu thiết yếu về lương thực hay y tế của Triều Tiên.
"Nếu chúng tôi nhận được đúng những gì mà Tổng thống yêu cầu, đó là việc phi hạt nhân hóa toàn bộ, vĩnh viễn và có thể xác minh được Triều Tiên, người Mỹ sẽ hỗ trợ họ rất nhiều", ông Pompeo nhấn mạnh.
Trước đó, Ngoại trưởng Pompeo cũng hứa hẹn rằng nếu Triều Tiên "hành động nhanh chóng để phi hạt nhân hóa", Mỹ sẵn sàng hợp tác để giúp Bình Nhưỡng phát triển "thịnh vượng sánh ngang Hàn Quốc".
Trong cuộc phỏng vấn với CBS hôm qua, Ngoại trưởng Pompeo khẳng định những gì Mỹ muốn hỗ trợ Triều Tiên không hẳn chỉ là tiền ngân sách, mà còn là những bí quyết, kiến thức. Ngoài ra, những chủ doanh nghiệp và những người sẵn sàng đương đầu với rủi ro cũng sẽ giúp Bình Nhưỡng xây dựng một nền kinh tế phát triển mạnh.
Khi được hỏi liệu sự nhượng bộ của Mỹ có bao gồm việc dỡ bỏ trừng phạt Triều Tiên hay không, Ngoại trưởng Pompeo cho biết nếu Bình Nhưỡng thực sự phi hạt nhân hóa, Washington sẽ không chỉ dừng lại ở việc dỡ bỏ trừng phạt.
"Tổng thống đã đưa ra cam kết và ông đã chuyển cam kết này cho Chủ tịch Kim. Tôi tin rằng nếu Triều Tiên thực hiện đúng những gì mà chúng tôi cần để Mỹ không còn phải đối mặt với nguy cơ từ kho vũ khí hạt nhân của họ, và Triều Tiên đồng ý từ bỏ các tên lửa cũng như chương trình phát triển vũ khí sinh hóa đe dọa thế giới, chúng tôi sẽ bảo đảm rằng người dân Triều Tiên sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ như Chủ tịch Kim mong muốn", ông Pompeo cho biết.
Ông Pompeo dự tiệc cùng các quan chức Triều Tiên (Ảnh: AP)
Chính quyền Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ không đi theo con đường của các chính quyền tiền nhiệm, trong đó viện trợ kinh tế cho Triều Tiên để đổi lại việc nước này từng bước đóng băng chương trình hạt nhân.
"Chúng tôi hy vọng lần này sẽ khác biệt, sẽ mạnh hơn và nhanh hơn. Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump lường trước mọi vấn đề. Có thể chúng tôi sẽ không thành công. Đó là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra, chúng tôi thừa nhận như vậy. Chúng tôi từng thất bại trước đây. Tuy nhiên mô hình được áp dụng lần này về cơ bản là hoàn toàn khác biệt. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được một kết quả khác biệt về cơ bản", Ngoại trưởng Mỹ nói.
Ngoại trưởng Pompeo đã có hai chuyến đi tới Triều Tiên trong tháng 4 và tháng 5. Cả hai lần ông đều gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhà ngoại giao Mỹ tin rằng ông Kim Jong-un cũng chia sẻ mục tiêu với phía Mỹ.
"Các cuộc đối thoại diễn ra chuyên nghiệp. Ông ấy (Kim Jong-un) hiểu vị thế của ông ấy. Ông ấy biết mình đang cố gắng đạt được điều gì cho người dân Triều Tiên", ông Pompeo nói thêm.
Theo người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Kim Jong-un luôn theo dõi truyền thông phương Tây, thậm chí có thể xem lại chính các cuộc phỏng vấn của Ngoại trưởng Pompeo. "Ông ấy chú ý đến những điều mà thế giới đang nói", ông Pompeo nhận định về nhà lãnh đạo Triều Tiên.
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ thừa nhận không thể sớm phi hạt nhân hóa Triều Tiên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết các cuộc đàm phán liên quan tới chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên sẽ mất thêm một thời gian nữa mới có thể hoàn tất. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát vật thể được cho là đầu đạn tên lửa (Ảnh: Reuters) "Vẫn còn rất nhiều việc cần phải làm....