Tiết lộ 3 nguyên nhân làm vỡ túi khí Takata
Một nhóm chuyên gia từ 10 hãng xe vừa tiết lộ 3 nguyên nhân chính làm cho túi khí Takata bị vỡ nổ dữ dội gây nguy hiểm cho người trong xe.
Theo báo cáo của Automotive News Europe, cuộc kiểm tra độc lập cho biết trong quá trình lắp đặt hệ thống bơm hơi cho túi khí Takata đã bị nhiễm hơi nóng, ẩm và việc sử dụng nhiên liệu Nitrat amoni.
Túi khí Takata sử dụng chất Nitrat amoni.
Qua đánh giá của các chuyên gia, ngoài độ ẩm thì việc biến động nhiệt lặp đi lặp lại cũng sẽ tác động tới nhiên liệu đẩy Nitrat amoni làm vỡ tung túi khí một cách mạnh mẽ.
Đây được xem là một phát hiện mới cho phép đánh giá đầy đủ hơn nguyên nhân túi khí Takata kém chất lượng. Trước đó các cơ quan của Mỹ và Takata mới chỉ nghi ngờ hơi nóng và độ ẩm của khí hậu cộng thêm với độ tuổi của túi khí được xem là những nguyên nhân chính làm vỡ túi khí Takata.
Đợt kiểm tra cũng đặt ra vấn đề có nên sử dụng khí Nitrat amoni trong các túi khí nữa hay không. Các chuyên gia kêu gọi các quy định về an toàn có thể vẫn cho phép pha chế khí Nitrat amoni nhưng nếu không chứng minh được sự an toàn thì nên bị cấm.
Video đang HOT
Theo_24h
Phụ nữ mang thai có nên tự mình lái xe?
Có con là điều tuyệt vời nhất với mỗi người phụ nữ, song khi bạn phải ôm vô lăng với bụng bầu nặng nề, đôi khi bạn sẽ có cảm giác lo sợ và hoang mang.
Hãy lắng nghe lời khuyên từ các chuyên gia để trở thành người lái xe an toàn, kể cả việc tự lái xe trong thời kỳ bầu bí.
Liệu tôi có thể lái xe khi mang bầu hay không?
Câu trả lời là Có. Tất cả các phụ nữ mang bầu khác đều làm được, và bạn cũng sẽ làm được. Chỉ là bạn sẽ gặp một chút bất tiện như dừng lại dọc đường để giải quyết nhu cầu cá nhân, nghỉ ngơi do chứng đau lưng thai kỳ, và khó khăn khi lên - xuống xe ở những tháng cuối do bụng bầu lớn nhanh. Tất nhiên, hầu hết các mẹ bầu đều phải nhớ ngoài 30 tuần trở ra, không nên tự mình lái xe nữa.
Đai an toàn có được "miễn" với phụ nữ mang thai?
Câu trả lời là bạn CẦN đeo đai an toàn. Dù ngồi ở ghế lái hay ghế sau, giữ an toàn cho cả mẹ và con là điều quan trọng nhất. Bạn sẽ nhận thức được vai trò của đai an toàn khi va chạm hay tai nạn xảy ra.
Do đó, đừng phớt lờ đai an toàn, trừ trường hợp bác sỹ sản khoa khuyến cáo bạn không đeo, và bạn cần xuất trình chứng nhận này của bác sỹ nếu cảnh sát "hỏi thăm" dọc đường. Đai an toàn là vị cứu tinh và "bùa hộ mệnh" cho bạn và thai nhi, vì vậy, hãy thắt đai cẩn thận khi lái xe
Tôi cảm thấy đai an toàn có thể gây nguy hiểm cho cả tôi và em bé? Điều này đúng hay sai?
Câu trả lời là Sai. Nhiều phụ nữ mang thai lo lắng đai an toàn sẽ gây nguy hiểm cho em bé của họ, đặc biệt khi họ phanh gấp hoặc gặp va chạm. Song nghiên cứu ở Anh cho thấy, đai ai toàn là vị cứu tinh tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi khi họ ngồi trên xe hơi.
Nghiên cứu mới nhất của tạp chí Sản phụ khoa Mỹ kết luận: "Đai an toàn bảo vệ thai nhi, và thai nhi đang bảo vệ mẹ. Đây là mối liên hệ rõ ràng. Vì vậy, bạn hãy nhớ cài đai cẩn thận mỗi khi đi xe.
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ rõ, nếu các thai phụ chịu khó thắt đai an toàn thì khoảng 200 thai nhi đã được cứu sống mỗi năm". Đây là nhận định của tiến sỹ Mark D. Pearlman, phó chủ tịch Khoa sản đồng thời là tác giả của nghiên cứu nói trên.
Việc tôi cài đai an toàn thế nào có quan trọng không?
Câu trả lời là Có. Với đai vai, bạn hãy thắt chéo qua giữa ngực và vai, không đặt sau lưng hoặc cánh tay. Với đai hông, hãy thắt trễ dưới bụng thấp nhất có thể và tránh để đai chạm hoặc đè lên bụng bầu của bạn. Điều này không tốt cho cả bạn và thai nhi.
Hãy điều chỉnh độ dài của đai khi cài vào chốt cố định để bạn luôn cảm thấy thoải mái. Ngoài ra, luôn giữ khoảng cách an toàn với vô lăng, đừng ngồi quá thấp hoặc quá cao, luôn bảo đảm bụng bầu của bạn không tiếp xúc quá gần với vô lăng.
Có nên tin tưởng hoàn toàn vào túi khí?
Những thông tin và sự việc gần đây khiến nhiều thai phụ cảm thấy lo lắng khi lái xe bởi sợ túi khí có thể bung đột ngột, gây nguy hiểm cho cả bạn và em bé. Song hãy nhớ nếu bạn ngồi cách vô lăng và bảng nút bấm ở cửa sườn xe với khoảng cách hợp lý, thắt đai an toàn cẩn thận, chẳng có điều gì phải lo lắng về việc túi khí nổ hoặc bung.
Các chuyên gia đều đồng ý, túi khí giúp bảo vệ mẹ và thai nhi khỏi các thương tổn ở đầu. Đừng tắt kích hoạt chế độ túi khí khi bạn có thai và đang ngồi trên ôtô. Túi khí và đai an toàn là công cụ bảo vệ hữu hiệu tính mạng của mẹ bầu và thai nhi. Và hãy nhớ, hãy đẩy ghế ra sau để giữ khoảng cách an toàn với vô lăng, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ.
Theo VTC
Toyota triệu hồi 1,61 triệu xe tại Nhật Bản do lỗi túi khí Lỗi túi khí do hãng Takata sản xuất, sử dụng trên xe của Toyota, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Ngày 25/11, Tập đoàn sản xuất ôtô Toyota của Nhật Bản thông báo quyết định triệu hồi 1,61 triệu xe tiêu thụ tại Nhật Bản do lỗi cụm bơm túi khí do hãng Takata sản xuất. Toyota đưa ra quyết...