Tiết lộ 2 phương án xử lý số tiền “khủng” từ đấu giá gỗ cây sưa trăm tỷ
Huyện Chương Mỹ đã tổ chức hội nghị với sự tham gia của lãnh đạo xã Hoà Chính, lãnh đạo thôn và đại diện người dân thôn Phụ Chính về xử lý số tiền khủng từ đấu giá gỗ cây sưa trăm tỷ.
Cây sưa trăm tỷ ở chùa thôn Phụ Chính. Ảnh: Thành Trung
Tiền đấu giá gỗ sưa lên tới hơn 31 tỷ đồng
Trao đổi với Lao Động sáng 16.10, ông Nguyễn Văn Chính – Chủ tịch UBND xã Hoà Chính cho biết, người dân thôn Phụ Chính và chính quyền xã, huyện Chương Mỹ đã có sự thống nhất trong việc xử lý số tiền bán đấu giá gỗ từ cây sưa trăm tỷ ở chùa thôn Phụ Chính từ năm 2015.
Theo ông Chính, năm 2010, người dân thôn Phụ Chính đã khai thác 1 cành của cây sưa này và bán cho một đại gia gỗ ở Bắc Ninh với số tiền 20 tỷ 550 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Chính – Chủ tịch UBND xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: Thành Trung
Số tiền này các cụ đại diện thôn Phụ Chính đang giữ và tiền gửi trong ngân hàng. Hiện nay, cả gốc và lãi từ số tiền trên đã lên tới hơn 34 tỷ đồng.
“Riêng về số gỗ sưa bán cho đại gia gỗ ở Bắc Ninh, khi bán đã được Chi cục Kiểm lâm huyện Chương Mỹ đóng dấu búa của kiểm lâm. Tuy nhiên, khi người mua vận chuyển gỗ ra khỏi địa bàn xã lại bị Công an huyện Chương Mỹ bắt. Số gỗ này tới năm 2015 mới được huyện bán đấu giá thu về số tiền 31 tỷ 176 triệu đồng.
Số tiền này được chuyển vào ngân sách huyện, huyện chuyển vào ngân sách xã để đầu tư cho các công trình phúc lợi của riêng thôn Phụ Chính”, ông Chính nói.
Video đang HOT
Người dân thôn Phụ Chính có toàn quyền quyết định số phận cây sưa trăm tỷ này.
Theo ông Chính, việc chuyển số tiền hơn 31 tỷ đồng từ bán đấu giá gỗ sưa từ huyện về xã đều được thông qua tại các hội nghị có sự tham gia của Chi bộ, quân dân chính và các cụ thôn Phụ Chính.
Tới năm 2017, số tiền hơn 31 tỷ kia được đầu tư vào xây dựng chùa thôn Phụ Chính, giai đoạn 1 duyệt chi 25 tỷ 671 triệu đồng. Hiện vẫn còn 5,5 tỷ trong ngân sách xã.
Hơn 34 tỷ đồng người dân giữ xử lý thế nào?
Liên quan tới vấn đề xử lý số tiền đấu giá một phần gỗ cây sưa trăm tỷ năm 2015, người dân thôn phụ chính và chính quyền xã Hoà Chính, huyện Chương Mỹ đã thống nhất các phương án xử lý số tiền 31 tỷ đấu giá gỗ sưa 3 năm trước.
“Trước đó, ngày 10.10, huyện Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng đã chủ trì hội nghị bàn về việc xử lý cây sưa trăm tỷ ở thôn Phụ Chính và hướng xử lý số tiền từ việc bán đấu giá số gỗ sưa vào năm 2015″, ông Chính nói.
Tham gia hội nghị này có sự tham gia của Bí thư, Chủ tịch xã Hoà Chính, kế toán xã, Trưởng thôn Phụ Chính, Bí thư chi bộ thôn và Hội trưởng Hội người cao tuổi thôn.
Cây sưa quý này từng bị cưa trộm một nhánh vào cuối năm 2013.
Tại hội nghị này, chính quyền và đại diện người dân thôn Phụ Chính đã thống nhất 2 phương án xử lý số tiền trên”, ông Chính nói.
Theo ông Chính, phương án thứ nhất là huyện sẽ chuyển trả nốt thôn Phụ Chính 5,5 tỷ, còn lại thôn sẽ nhận bằng công trình (chùa thôn đang xây dựng) 25 tỷ. Sau đó, đại diện thôn sẽ mở tài khoản và chuyển trả huyện Chương Mỹ 31 tỷ tiền huyện đã chuyển về ngân sách xã Hoà Chính tháng 11.2015.
Phương án 2, thôn sẽ chuyển trả huyện 25 tỷ, cộng với hơn 5,5 tỷ còn trong ngân sách là 31 tỷ.
“Cũng trong sáng nay, xã đã gửi đơn của thôn Phụ Chính lên huyện Chương Mỹ về việc giải quyết số tiền này”, ông Chính nói.
Cây sưa đỏ trong chùa thôn Phụ Chính từng được định giá tới 100 tỷ đồng.
Cuối tháng 11.2013, kẻ trộm đã cưa mất một nhánh cây sưa này, ước tính giá trị lên tới vài chục tỷ đồng.
Sau sự việc trên, người dân đã hàn lưới thép xung quay thân cây để phòng trộm.
THÀNH TRUNG
Theo LĐO
Hàng sưa quý trước ngày di dời để xây ga ngầm
12 cây sưa đỏ sẽ được đánh chuyển và chăm sóc tại công viên để bàn giao mặt bằng cho dự án đường sắt đô thị.
Đê chuân bi mạt băng thi cong ga ngâm S10 - Cat Linh va S12 - Trân Hung Đao thuộc tuyến đường sắt đô thị Hà Nội đoạn Nhổn - ga Hà Nội. Ban Quan ly đuơng săt đo thi Ha Nọi (MRB) đa len kê hoach di dơi, chạt ha cay xanh quanh khu vực sau khi tham vân chuyen gia va đuơc cac sơ nganh lien quan chấp thuận. 157 cay năm tren via he phô Trân Hung Đao va Cat Linh thuọc pham vi giai phong mạt băng se đuơc di dơi, chạt ha. Đáng chú ý trong đó có hàng sưa quý.
12 cay sua đỏ se đuơc chuyên vê trông va cham soc tai Cong vien Thông Nhât.
Những cây sưa đã được đánh mã số để đam bao chinh xac cho cong tac di dơi.
Phần lớn cây có tán rộng và cao từ 4m đến 8m.
Nhiều cây có đường kính gần 3m, chu vi gốc hai người ôm.
Các cây đang sinh trưởng xanh tốt, có hoa và quả.
Theo Ban quản lý Đường sắt Đô thị Hà Nội, mỗi cây đều được xây dựng mọt bọ hô so rieng với đầy đủ thong sô vê loai cay, chiêu cao, chiêu rọng than cay, tan cay, đọ tuôi...
Việc di dời có thể diễn ra trong năm nay khi nhà ga S12 được khởi công. Gỗ sưa đỏ (còn gọi là huỳnh đàn) là loại gỗ đặc biệt quý hiếm, có thể dùng chế tác đồ phong thuỷ. Cách đây 5 năm, nhiều vụ cưa trộm cây sưa mang đi bán đã xảy ra tại Hà Nội.
Theo Ngọc Thành (VNE)
Vì sao gỗ sưa được coi là loại gỗ vương giả, đắt hơn vàng ròng? Gỗ sưa lâu năm, lõi to được săn lùng như báu vật, có giá lên đến 40-50 triệu đồng/kg lõi. Gỗ sưa được săn lùng và thu mua với giá cao. Mới đây, giới buôn gỗ đang xôn xao về chuyện cây sưa trên 130 tuổi ở làng Phụ Chính, xã Hòa Chính, huyện Chương Mỹ được UBND Hà Nội đồng ý cho...