Tiết kiệm gần 73% chi phí nhờ đơn giản hóa thủ tục hành chính
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ đã thực hiện rà soát 34 thủ tục hành chính, ban hành phương án đơn giản hóa 15/34 thủ tục hành chính, đạt 44,11%.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp trước khi đơn giản hóa khoảng trên 106,27 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa chỉ trên 28,9 tỷ đồng/năm, đạt tỷ lệ cắt giảm chi phí 72,8%.
Hiện Bộ đã ban hành Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ; đồng thời cập nhật, công khai 9 thủ tục hành chính vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính tại website https://dichvucong.gov.vn.
Bên cạnh đó, Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ hoạt động ổn định, các thủ tục kết nối hải quan và dịch vụ công mức độ 2 cũng đã được tích hợp lên cổng dịch vụ công. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có dịch vụ 30 dịch vụ công trực tuyến chính thức được cung cấp ở mức độ 3,4.
Video đang HOT
Tính đến ngày 9/9/2020, các đơn vị chức năng thuộc Bộ đã tiếp nhận qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 30.515 hồ sơ; trong đó đã cấp phép được 18.107 hồ sơ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Bộ tiếp tục rà soát, xác định danh mục các thủ tục hành chính lựa chọn ưu tiên xây dựng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020.
Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai kết nối 24 thủ tục hành chính trên Cổng một cửa quốc gia.
Trong quý IV/2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, đánh giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của Bộ; kiểm soát chặt chẽ việc quy định thủ tục hành chính tại các văn bản quy phạm pháp luật; cập nhật, công bố, công khai thủ tục hành chính kịp thời, đúng quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng triển khai kết nối trên Cơ chế một cửa quốc gia đối với 100% thủ tục hành chính liên quan đến xuất, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Cùng với đó, Bộ thực thi đầy đủ trách nhiệm được phân công về kiểm tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định số 85/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, cơ chế một cửa ASEAN và kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 80% thủ tục hành chính trong lĩnh vực ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, từ năm 2010 khi triển khai Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) đến nay, hơn 80% TTHC trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng đã được cắt giảm.
Cải cách thủ tục hành chính cũng là giải pháp nhằm tăng khả năng tiếp cận tín dụng. Ảnh: Internet
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, mọi cải cách thủ tục hành chính thực chất là các giải pháp nhằm tăng thêm khả năng tiếp cận tín dụng và các dịch vụ tiền tệ ngân hàng đối với doanh nghiệp và người dân trong toàn bộ quy trình, điều kiện và thủ tục vay vốn và cung ứng dịch vụ tiền tệ ngân hàng.
Quan điểm và trọng tâm trong điều hành của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ và đẩy mạnh cải cách hành chính để bảo đảm mục tiêu kép vừa thúc đẩy sự phát triển của hệ thống doanh nghiệp, phục vụ người dân, đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiện môi trường kinh doanh tích cực bền vững.
Về định hướng cải cách hành chính, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết: "Hiện nay, NHNN đang tổng kết 10 năm thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ; đồng thời đang xây dựng kế hoạch cải cách hành chính của ngành trong 10 năm tới".
Quan điểm về cải cách trong 10 năm tới của NHNN sẽ tập trung triển khai liên tục và có hiêu quả các lĩnh vực nhằm kiến tạo môi trường kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng nói riêng ổn định, an toàn, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, thượng tôn pháp luật và tôn trọng các quy luật thị trường thúc đẩy đầu tư sản xuất phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh triển khai toàn diện 6 lĩnh vực cải cách hành chính, trọng tâm vào 3 trụ cột là cải cách hoàn thiện thể chế trong các lĩnh vực hoạt động ngân hàng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại hóa phương thức điều hành; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ hai, tiếp cận, ứng dụng nhanh công nghệ hiện đại đi đôi với đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đưa các sản phẩm tiện lợi, an toàn nhất cho doanh nghiệp và người dân trong các lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán.
Thứ ba, tiếp tục cải cách trong toàn ngành để tăng cường minh bạch, công khai các hoạt động tài chính, quản lý tài chính công, trong đó có lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán.
Cuối cùng, tiếp tục nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế nói chung và hệ thống các tổ chức tín dụng nói riêng bằng kết quả của Đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và các chương trình cải cách hành chính hiện nay.
TP Hồ Chí Minh hoàn thuế 9.103 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong mùa dịch bệnh Theo Cục thuế TP Hồ Chí Minh, 8 tháng qua đơn vị đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng cho 1.542 hồ sơ với tổng số tiền được hoàn là 9.103 tỷ đồng, giảm 3,2% số tiền hoàn so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp được hoàn thuế tại TP Hồ Chí Minh chủ yếu là doanh nghiệp hoạt...