Tiết kiệm chi phí chính thức, chi phí ‘lót tay’ từ chữ ký số
Người dân, doanh nghiệp (DN) thở phào vì có thể trút được gánh nặng thủ tục hành chính từ cuộc cách mạng công nghệ số.
Người dân tìm hiểu thông tin tại UBND Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ban hành Quyết định phê duyệt đề án Cổng thông tin dịch vụ công quốc gia bằng chữ ký số khiến người dân, DN thở phào vì có thể trút được gánh nặng thủ tục hành chính từ cuộc cách mạng này.
Vẫn thích in văn bản, ký tên, đóng dấu
Trên thực tế hiện nay, dù nhiều cơ quan đã công bố đưa vào sử dụng dịch vụ công trực tuyến nhưng mới một phần trong quá trình thực hiện các thủ tục là qua mạng, còn lại vẫn trực tiếp đến nơi thực hiện. Mới làm thủ tục thành lập DN đầu tháng 2, một doanh nhân tại TP.HCM kể, bước đầu điền hồ sơ đăng ký thành lập DN qua mạng. Sau khi Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo hồ sơ đã hợp lệ (nếu có chỉnh sửa thì sẽ thông báo trước đó) thì DN phải in ra toàn bộ hồ sơ này và ký tên đóng dấu đem lên nộp và mới nhận được giấy phép thành lập DN. “Tại sao sau khi kiểm tra hồ sơ đầy đủ hợp lệ rồi không cấp giấy phép luôn mà phải đợi DN in hồ sơ nộp trực tiếp? Hoặc theo quy định hiện nay, khi DN quyết toán thuế hoàn toàn thực hiện qua mạng nhưng cá nhân quyết toán thuế thì vẫn phải in ra giấy để nộp cho cơ quan thuế” – vị này đặt vấn đề.
Luật sư Trần Xoa, Giám đốc Công ty luật Minh Đăng Quang phân tích: Nghị định 119 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đã có hiệu lực, trong đó quy định DN muốn đăng ký hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế chỉ cần điền theo mẫu tại trang web của Tổng cục Thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm gửi thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận trong thời gian 1 ngày làm việc sau khi nhận đơn của DN. Thế nhưng cho đến nay, mẫu đăng ký này vẫn chưa có trên mạng. Hay một ví dụ khác, cơ quan thuế đã chấp nhận hóa đơn không cần đóng dấu nhưng với những người nước ngoài, khi sử dụng hóa đơn đó để được hoàn thuế tại hải quan sân bay thì hải quan không chấp nhận và vẫn đòi hóa đơn có đóng dấu.
Video đang HOT
“Vậy khi áp dụng hóa đơn điện tử thì thế nào? Chỗ nào để cho hải quan và ngân hàng ký xác nhận cho người được hoàn thuế như hóa đơn giấy hiện nay?” – luật sư Trần Xoa thắc mắc và phân tích “Hiện nay hầu hết DN đã có chữ ký số để thực hiện khai thuế điện tử, chuyển tiền điện tử hay nộp hồ sơ quyết toán thuế. Tại sao vẫn còn duy trì một số thủ tục yêu cầu phải in văn bản ra ký tên đóng dấu. Điều này cho thấy nhiều nơi chỉ mới bước một chân trong việc thúc đẩy các dịch vụ công qua mạng.
Giảm cả chi phí “lót tay”
Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới được ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ công bố, Chính phủ có thể tiết kiệm được 1.200 tỉ đồng nếu sử dụng văn bản điện tử thay cho văn bản giấy. Trong đó riêng chi phí bưu chính đã tiết kiệm được khoảng 575 tỉ đồng. Việc xử lý văn bản nhanh hơn gấp 5 lần so với trước đây. Đáng nói dù sử dụng chữ ký số tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức như vậy nhưng chủ yếu vẫn trong việc nộp thuế điện tử, khai hải quan điện tử. Còn đa số các cơ quan nhà nước vẫn còn thói quen làm việc dựa trên văn bản giấy.
Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số giúp tiết kiệm được nhiều chi phí
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó chủ tịch Công ty BKAV, nhận xét nếu tiến đến các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao nhất là tất cả đều dưới dạng điện tử thì cần phải áp dụng chữ ký số trong mọi dịch vụ. Bên cạnh đó, làm thế nào để triển khai các giải pháp hành chính trên thiết bị di động thay vì chỉ sử dụng trên máy tính như hiện nay. Vì vậy cần bổ sung các quy định về chữ ký số trên thiết bị di động cho cá nhân. Hiện công nghệ đã sẵn sàng nhưng hành lang pháp lý chưa theo kịp, chưa bao quát hết vấn đề này trong khi các nước trên thế giới đều đã áp dụng.
“Trong lộ trình xây dựng Chính phủ điện tử nói chung, chữ ký số cần được quy định sử dụng rộng rãi không chỉ có áp dụng ở các cơ quan nhà nước, DN mà cả người dân. Nhưng đó chỉ là một phần. Vấn đề công nghệ hay chi phí không khó nhưng quan trọng nhất vẫn là quyết tâm triển khai của Chính phủ và các cơ quan ban ngành. Vì vậy có thể cần xác định lộ trình cụ thể với các mốc thời gian để thực hiện nhanh hơn”, ông Ngô Tuấn Anh nhận định.
Ở góc nhìn khác, một chuyên gia kinh tế nói thẳng: Áp dụng chữ ký số, văn bản điện tử không chỉ giảm được chi phí tiền bạc, thời gian, công sức của người dân, DN mà còn giảm cả khoản “lót tay” khi đến các cơ quan công quyền. “Có thể vì thế nên nhiều đơn vị vẫn không nỗ lực số hóa các quy trình thủ tục hành chính chăng? Bởi không gặp mặt trực tiếp thì cơ hội tham nhũng vặt của cán bộ công chức trong bộ máy hành chính công cũng giảm hẳn. Nhũng nhiễu, chi phí lót tay là vấn đề tồn tại lâu nay và chưa có giải pháp nào thực sự hiệu quả. Áp dụng Chính phủ điện tử một cách triệt để là giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn tình trạng này” – vị chuyên gia đề xuất.
Theo TNO
Lãi "bốc hơi" hơn một nửa, Vinasun tiếp tục giảm trên 350 nhân viên năm 2018
Trong bối cảnh "cửa" kinh doanh taxi ngày càng "hẹp", Vinasun đã đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền nhằm cứu vãn nguồn thu. Dù vậy, toàn bộ khoản lãi đạt được trong năm 2018 của hãng taxi này cũng đã bị "bốc hơi" phân nửa so với 2017 và số lượng nhân viên cũng giảm sút 356 người.
Hoạt động kinh doanh năm 2018 của Vinasun tiếp tục sụt giảm mạnh cả về chỉ tiêu doanh thu lẫn lợi nhuận bất chấp những nỗ lực tiết giảm chi phí và tái cơ cấu của hãng
Doanh thu tăng song lợi nhuận vẫn sụt mạnh - đây là thực trạng của Công ty CP Ánh Dương Việt Nam (Vinasun - mã VNS) thể hiện qua các số liệu tại báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 do doanh nghiệp này vừa công bố.
Theo đó, trong quý cuối cùng của năm 2018, hãng xe này ghi nhận 516,5 tỷ đồng tổng doanh thu, tăng 6,2% so với quý IV/2017. Trong khi đó, giá vốn hàng bán chỉ tăng 4,5% nên Vinasun vẫn đạt được 112,8 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 11,3% so cùng kỳ.
Điểm tích cực trong hoạt động kinh doanh quý IV/2018 của Vinasun đó là tăng doanh thu hoạt động tài chính lên gấp rưỡi nhưng lại giảm được chi phí tài chính, chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp giảm mạnh hơn 39% so với cùng chỉ còn 39,5 tỷ đồng.
Nhờ đó, hoạt động kinh doanh chính của hãng taxi này đã ghi nhận lãi 10,3 tỷ đồng trong kỳ, đảo ngược kết quả lỗ hơn 32,5 tỷ đồng hồi quý IV/2017.
Ngược lại, lợi nhuận khác trong kỳ này của doanh nghiệp lại giảm mạnh hơn 61% so với cùng kỳ chỉ còn 35,3 tỷ đồng. Chính vì vậy, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của Vinasun bị sụt giảm hơn 22% so với cùng kỳ, đạt 45,6 tỷ đồng. Lãi sau thuế ghi nhận đạt 33,3 tỷ đồng, giảm 23%.
Luỹ kế cả năm 2018, Vinasun thu về 2.073,3 tỷ đồng tổng doanh thu, giảm hơn 29% so với năm 2017.
Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng taxi vẫn là chủ yếu, đạt 889,8 tỷ đồng. Con số này chỉ bằng 43% cùng kỳ 2017. Trong khi đó, doanh thu từ nhượng quyền thương mại và khai thác taxi tăng mạnh tới 55% lên 877,7 tỷ đồng và trở thành một trong những nguồn thu chính.
Sau khi khấu trừ các loại chi phí, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2018 của Vinasun chỉ còn hơn 10 tỷ đồng, bằng 27,6% kết quả đạt được của năm trước.
Lãi thu được chủ yếu nhờ vào nguồn lợi nhuận khác. Tuy nhiên, con số lợi nhuận khác trong năm vừa rồi cũng chỉ còn bằng phân nửa năm 2017, chỉ đạt 105,2 tỷ đồng. Một phần nguyên nhân đến từ sự sụt giảm nguồn thu từ thanh lý tài sản cố định. Năm 2018, doanh thu từ thanh lý tài sản cố định chỉ đạt 48,5 tỷ đồng, chỉ bằng non 29% năm 2017.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế theo đó đạt 115,3 tỷ đồng, giảm gần 53%. Lãi sau thuế cả năm 2017 đạt xấp xỉ 89 tỷ đồng, chỉ bằng 46,5% của năm 2017.
Hiện tại, Vinasun chỉ có duy nhất 1 công ty con là Công ty CP Ánh Dương Xanh Việt Nam. Vào cuối năm 2018, Vinasun đang nắm 90% phần vốn chủ sở hữu trong công ty này. Tiếp tục quá trình tái cơ cấu và đẩy mạnh hoạt động nhượng quyền, chính vì vậy, số nhân viên trong năm 2018 của Vinasun đã giảm 356 người so với năm trước đó.
Theo Dân trí
Năm 2018, lợi nhuận của ACB tăng cao nhất trong 5 năm qua Năm 2018, ACB đạt lợi nhuận trước thuế 6.388 tỷ đồng, tăng 1,4 lần so với năm 2017 sau khi trích 932 tỷ đồng cho dự phòng rủi ro tín dụng. Ảnh minh họa. Theo báo cáo tài chính quý IV/2018 của ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của ngân hàng đạt 329.333 tỷ đồng, tăng...