Tiết kiệm 700 tỷ đồng chi lễ hội, khánh tiết, công tác nước ngoài
Thông tin từ Kho bạc Nhà nước cho biết trong năm 2020, các bộ, ngành Trung ương đã tiết kiệm chi đối với các khoản chi lễ hội, khánh tiết, công tác nước ngoài khoảng 700 tỷ đồng.
Tại cuộc họp báo chuyên đề kết quả công tác trọng tâm năm 2020 trên toàn hệ thống Kho bạc Nhà nước diễn ra ngày 23/12, Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước Nguyễn Quang Vinh cho biết, tính đến ngày 21/12, lũy kế thu ngân sách Nhà nước năm đã đạt 1.378.307 tỷ đồng, bằng 91,14% dự toán.
Theo đó, thu nội địa (không kể dầu thô) đạt 1.166.669 tỷ đồng, bằng 92,29% dự toán năm. Số thu từ dầu thô đạt 33.974 tỷ đồng, bằng 96,52% dự toán năm; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 176.726 tỷ đồng, tương đương 84,96% so với dự toán.
Ông Nguyễn Quang Vinh cho biết, trong kiểm soát chi ngân sách, lũy kế vốn thanh toán từ đầu năm đến 15/12, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã thực hiện kiểm soát 993.729 tỷ đồng, bằng 88,9% dự toán chi thường xuyên năm của ngân sách Nhà nước qua Kho bạc, không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng.
Đáng chú ý, thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước, các đơn vị Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 62.196 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định và đã yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết, từ chối thực hiện thanh toán 39,6 tỷ đồng.
Theo ông Trần Mạnh Hà, Vụ Trưởng Vụ Kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước), trong năm 2020 số tiền tiết kiệm chi đối với các khoản chi lễ hội, khánh tiết, công tác nước ngoài với các bộ, ngành Trung ương, là khoảng 700 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong hoạt động chi đầu tư, đến giữa tháng 12 năm nay, số giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2020 đạt 356.809 tỷ trên 471.789 tỷ đồng, tương đương 75,6% kế hoạch năm và tăng 12,4% so với cùng kỳ năm trước.
Số giải ngân vốn đầu tư công kế hoạch năm 2019 kéo dài sang năm 2020 là 64.941 tỷ trên tổng số 94.972 tỷ đồng, tương đương 68,4%.
Cũng thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, Kho bạc Nhà nước đã từ chối thanh toán 51,9 tỷ đồng tiền chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh nhưng chưa được phê duyệt, một số khoản chi chưa đủ hồ sơ theo quy định…
Đối với hoạt động chi phòng, chống dịch COVID-19 và hỗ trợ người dân gặp khó khăn, đến ngày 17/12, theo báo cáo của Kho bạc Nhà nước tổng số chi theo Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19 đã đạt 1.220 tỷ đồng và số chi theo Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khan do đại dịch COVID-19 là 12.820 tỷ đồng.
Phó Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước cũng cho biết thêm, việc huy động vốn cho ngân sách, đến ngày 22/12, Kho bạc Nhà nước đã huy động tổng cộng 320.929 tỷ đồng, tương đương 94,6% kế hoạch năm bao gồm cả kế hoạch được Bộ Tài chính giao đầu năm và kế hoạch giao bổ sung.
Trái phiếu Chính phủ phát hành mới có kỳ hạn bình quân là 13,93 năm, thấp hơn năm trước 0,49 năm; lãi suất phát hành bình quân là 2,87%/năm, thấp hơn 1,64 điểm % và kỳ hạn còn lại của doanh mục trái phiếu là 8,37 năm. Theo đó, hiện lãi suất phát hành trái phiếu của Việt Nam đối với kỳ hạn 10 năm đang ở mức thấp thứ 3 khu vực Đông Nam Á.
“Theo tiến độ hiện nay, dự kiến đến 31/12, Kho bạc Nhà nước sẽ cơ bản hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn được Bộ Tài chính giao,” ông Nguyễn Quang Vinh nói./.
JCCI: Quy định giao dịch nội gián của chứng khoán Việt Nam còn trừu tượng, hầu như không phát hiện được
Ý kiến trên được đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) đề cập tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2020 (VBF 2020) với chủ đề "Thách thức và cơ hội trong trạng thái bình thường mới" ngày 22/12.
Thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong bối cảnh rất nhiều nền kinh tế trên thế giới đang rơi vào trạng thái trì trệ do ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19. Những nỗ lực của chính phủ Việt Nam phản ánh trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong ba quý đầu tiên của năm 2020.
Theo ông Tetsu Funayama, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Mitsubishi Corporation Việt Nam, đại diện cho Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), để đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế vượt bậc như hiện nay, Việt Nam cần phải "xây dựng một thị trường chứng khoán, cơ chế tài chính minh bạch và công bằng, được vận hành một cách hiệu quả và mở cửa hơn đối với các giao dịch với nước ngoài".
Giống như Nhật Bản, trong Luật Chứng khoán của Việt Nam cũng nghiêm cấm giao dịch nội gián khi mua bán cổ phiếu của công ty niêm yết. Tuy nhiên, các quy định của Luật Chứng khoán Việt Nam còn mang tính trừu tượng, chưa làm rõ trường hợp nào thì được coi là thông tin nội bộ.
Mặt khác, tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, hầu như không có trường hợp giao dịch nội gián nào bị phát hiện và trong số các công ty niêm yết của Việt Nam, cũng có rất ít người biết về quy định liên quan đến giao dịch nội gián.
Do vậy, khi doanh nghiệp Nhật Bản xem xét việc tham gia góp vốn vào một công ty niêm yết tại Việt Nam, cũng có trường hợp việc xử lý các thông tin không công khai thu được thông qua thẩm định chi tiết doanh nghiệp... có thể trở thành một điểm nghẽn làm cho việc tham gia góp vốn trở nên không thực hiện được.
Ảnh: Dũng Minh.
Liên quan tới vấn đề đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty niêm yết, theo Nghị định chính phủ trong Luật Chứng khoán có quy định tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 49% đối với các ngành nghề đáp ứng các điều kiện thuộc "lĩnh vực đầu tư có điều kiện" của Luật Đầu tư.
"Về điểm này, với việc sửa đổi Nghị định chính phủ năm 2015, việc nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 100% vốn đã được chấp thuận ở một số ngành, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều ngành nghề bị giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn, điều này đã gây cản trở không nhỏ tới mong muốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam", đại diện của JCCI.
Các quy tắc cụ thể liên quan đến việc tư nhân hóa công ty nhà nước đã được quy định trong Nghị định chính phủ, nhưng xét từ tiêu chuẩn M&A mang tính quốc tế vẫn còn nhiều chỗ cần xem xét về phương pháp định giá cổ phiếu và phương pháp chào bán cổ phiếu khi xác định giá bán.
JCCI kiến nghị mong chính phủ "làm rõ tiêu chí vận hành quy định giao dịch nội gián liên quan đến việc mua bán cổ phiếu của công ty niêm yết". Cụ thể là làm rõ tiêu chí vận hành quy định giao dịch nội gián trong Thông tư hoặc các hình thức tài liệu chính thức khác
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng hy vọng rằng chính phủ sẽ nới lỏng giới hạn đối với "giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty niêm yết". "Chúng tôi hy vọng rằng trong Nghị định mới của chính phủ hiện đang soạn thảo sẽ nới lỏng hơn nữa tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài", đại diện của JCCI chia se.
Ngoài ra, JCCI cũng mong chính phủ Việt Nam xem xét lại "Phương pháp định giá cổ phiếu và phương pháp chào bán cổ phiếu của công ty nhà nước". Cụ thể là cải thiện tính minh bạch về thủ tục hành chính bao gồm việc quy định rõ trong các văn bản pháp luật các nguyên tắc, hình thức đấu thầu công khai, quy trình và yêu cầu trong việc Thẩm định chi tiết doanh nghiệp.
Nhìn lại cú nhảy vọt trong mối tương quan lịch sử Một năm 2020 đầy biến động sắp qua và diễn biến thị trường chứng khoán toàn cầu đang để lại nhiều bình luận và dự cảm, phân tích trái chiều từ những chuyên gia hàng đầu thế giới. Lãi suất thực sau khi trừ đi lạm phát ở mức thấp kỳ vọng sẽ tiếp tục tạo ra dòng tiền rẻ và đổ vào...