Tiết kiệm 70% thu nhập để nghỉ hưu ở tuổi 35, triệu phú Mỹ tiết lộ 6 bí quyết để độc lập tài chính: Tăng thu giảm chi nhưng phải biết đầu tư mới giàu
Tiết kiệm tiền để nghỉ hưu sớm không phải là chuyện bất khả thi, chỉ cần bạn có đủ nghị lực và kiên trì làm theo đúng nguyên tắc.
Bài chia sẻ của Steve Adcock – một chuyên gia tài chính đã nghỉ hưu ở tuổi 35. Anh thường xuyên viết bài cho các trang MarketWatch, Forbes, Business Insider…
Vào năm 2016, sau khi tiết kiệm 1 triệu USD tiền tiết kiệm, tôi đã bỏ công việc với mức lương 6 chữ số ở một công ty phát triển phần mềm và quyết định nghỉ hưu ở tuổi 35. Vài tháng sau, vợ tôi – Courtney – cũng tham gia cùng.
Không phải ai cũng đủ khả năng để nghỉ hưu ở độ tuổi 30, nhưng độc lập về tài chính là điều hoàn toàn khả thi. Điều đó không dễ, nhưng bạn không cần trở thành thiên tài mới làm được.
Chẳng ai muốn mình nghèo túng trong suốt quãng đời còn lại. Do đó, kể cả khi không định nghỉ hưu sớm, bạn cũng nên tuân thủ 6 nguyên tắc sau đây để làm giàu cho bản thân.
Đặt mục tiêu số 1 là tự do tài chính
Nguyên tắc đầu tiên và cũng là quan trọng nhất: lấy tự do tài chính làm mục tiêu số 1.
Trước khi nghỉ hưu, tôi là một nhân viên giỏi với mức lương cao. Tuy nhiên, tôi ghét việc phải đi làm mỗi ngày. Tôi không thích làm việc dưới trướng sếp hay bị đánh giá năng lực. Việc họp hành, đi lại hay những mâu thuẫn trong công ty càng khiến tôi kiệt sức, chỉ muốn bỏ công việc văn phòng và đi du lịch khắp thế giới. Vì thế, gần 30 tuổi, tôi quyết định đặt mục tiêu chính là nghỉ hưu sớm.
Tôi tập trung thay đổi các thói quen chi tiêu, dùng tiền để đầu tư thay vì để không. Tôi bắt đầu để dành 70% thu nhập của mình. Vượt qua những khó khăn ban đầu, mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn khi tôi nhắc nhở bản thân rằng những thứ mình mình mua trước đây không thực sự cần thiết.
Tôi không nghĩ đây là sự hy sinh, bởi điều này giúp tôi đạt được mục tiêu của mình bằng tất cả nỗ lực.
Chủ động gia tăng thu nhập
Dù lương 6 chữ số nhưng tôi luôn nghĩ nhiều cách khác nhau để tăng thêm thu nhập ngoài giờ làm việc.
Tôi lập một trang blog chuyên về tài chính và viết bài liên tục, nhờ đó kiếm thêm khoảng 1.000 USD. Vợ chồng tôi cũng lập kênh YouTube để đăng tải clip du lịch, nhờ đó kiếm thêm 400-500 USD/tháng. Còn lại một chút thời gian rảnh, tôi nhận viết bài thuê.
Mặc dù vậy, tôi vẫn nỗ lực hết mình với công việc văn phòng, bởi đây là nguồn thu nhập chính. Tôi muốn cho sếp thấy mình xứng đáng được tăng 10-15% lương (tôi đã thử đề xuất và thành công những 2 lần). Trong quá trình làm việc, tôi đã tích lũy đủ can đảm để hỏi xin vị trí cao hơn. Chỉ 4 tháng sau, tôi được bổ nhiệm làm giám đốc.
Courtney cũng được tăng lương vài lần. Nhờ cả hai vợ chồng cùng tiết kiệm 70% thu nhập, tức là khoảng 200.000-230.000 USD/năm, chúng tôi đã gần đạt mục tiêu nghỉ hưu sớm của mình.
Video đang HOT
Đầu tư vào những loại tài sản đáng giá
Chỉ tiết kiệm tiền, xin tăng lương và làm nghề tay trái không thể giúp bạn nghỉ hưu sớm hơn. Phần lớn của cải của vợ chồng tôi được tích lũy nhờ đầu tư vào các tài sản đáng giá, chẳng hạn như chứng khoán, bất động sản, kinh doanh, đồ cổ…
Nguyên tắc đầu tư khá đơn giản: Bạn mua một loại tài sản với một mức giá nhất định. Dần dần, loại tài sản này sẽ tăng giá trị theo thời gian. Vậy là bạn sẽ sở hữu một thứ còn đáng giá hơn số tiền bạn bỏ ra lúc ban đầu.
Tuy nhiên, điều thần kỳ nằm ở đây: Với sức mạnh của lãi suất kép, giá trị tài sản không tăng theo cấp số cộng, mà tăng theo cấp số nhân.
Nếu bạn đầu tư 1.000 USD với mức lãi 10%/năm, vốn của bạn vào năm tiếp theo sẽ là 1.100 USD. Như vậy, bạn sẽ kiếm được thêm 110 USD, chứ không phải là 100 USD. Thêm vào số 0 nữa vào đằng sau và bạn sẽ thấy số tiền lớn đến mức đủ để bạn nghỉ hưu.
Nhờ đầu tư suốt nhiều năm trời, chúng tôi đã tiết kiệm được hơn 1 triệu USD. Với đầu tư, muộn còn hơn là không bao giờ. Nếu là người mới trong lĩnh vực này, bạn có thể trang bị thêm kiến thức từ các nguồn online hoặc xin ý kiến từ chuyên gia uy tín.
Có kế hoạch tiết kiệm tự động
Nhiều công ty bây giờ tự động trích một phần tiền lương của bạn vào các tài khoản đầu tư. Như vậy, bạn sẽ không bao giờ phải lo nghĩ nữa.
Courtney và tôi đã tiết kiệm hết mức có thể khi còn đi làm:
- Chúng tôi tự động đóng góp vào các quỹ lương hưu.
- Chúng tôi tự động trích tiền sang các tài khoản tiết kiệm
- Chúng tôi tự động trả hóa đơn thẻ tín dụng.
Việc lên kế hoạch tiết kiệm tự động sẽ giúp cuộc đời bạn trở nên dễ dàng hơn, bởi bạn sẽ tránh được những khoản phí nộp muộn, tiền lãi hay bị trừ điểm tín dụng.
Theo dõi chi tiêu hàng tháng
Một trong những cách hiệu quả nhất để xóa nợ là kiểm soát chi tiêu của mình. Đây là nguyên tắc căn bản, nhưng không phải ai cũng rèn được tính kỷ luật để ngồi xuống và đánh giá chi tiêu hàng tháng.
Một vài thói quen đơn giản này sẽ tạo nên những thay đổi lớn đối với tình hình tài chính của bạn.
Xem kỹ hóa đơn thay vì ném chúng đi. Bạn phải biết từng thứ đồ mình mua trên hóa đơn.
Chỉ nên chi tiêu vì mục đích giải trí sau khi đã trả hết các hóa đơn và trích tiền cho các loại quỹ.
Đừng coi thường các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Chúng có thể cho biết thói quen chi tiêu nào đang cản trở bạn tiết kiệm. Chẳng hạn, những thứ như cà phê buổi sáng, bữa trưa bên ngoài, một gói thịt bò khô… lâu dần có thể ngốn của bạn một khoản tiền lớn.
Các thuê bao hàng tháng thường bị bỏ quên. Bạn cần chú ý xem những thuê bao này tốn bao nhiêu tiền mỗi tháng và có thường xuyên được sử dụng không.
Từ bỏ những thứ bạn không cần
Tôi từng là một người “vung tay quá trán”. Tôi mua siêu xe Corvette Convertible và Cadillac CTS, lái xe mô tô Yamaha R1 khắp thị trấn, trả 150 USD/tháng tiền bảo hiểm. Thế nhưng, tôi đã bán tất cả đi sau khi đặt mục tiêu nghỉ hưu sớm.
Giờ đây, vợ chồng tôi sống rất giản dị và cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Chúng tôi cắt truyền hình cáp và xem trên nền tảng streaming với giá chỉ bằng một nửa. Chúng tôi chỉ dành 50 USD/tháng cho việc ăn ngoài nhà hàng. Chúng tôi mua quần áo mới ít hơn 2 lần/năm, chỉ thay điện thoại khi nó đã hỏng hoàn toàn.
Bạn không cần phải cắt giảm mọi thứ; nguyên tắc này chỉ nhắc nhở bạn đánh giá lại các ưu tiên. Tôi hoàn toàn tin vào việc tự do chi tiêu cho những thứ khiến bạn vui vẻ và cắt giảm những thứ thừa thãi. Bí quyết nằm ở chỗ, hãy thừa nhận thứ gì thực sự khiến bạn vui và thứ gì không.
Hãy để mẹ dạy bạn cách tiết kiệm, răm rắp làm theo chẳng mấy chốc mà mua được nhà, tậu được xe
Mẹ chúng ta thực sự là chuyên gia tài chính và đầu tư đáng học hỏi đấy các bạn ạ.
Những người tự tin rằng mình có công việc ổn định với thu nhập đáng mơ ước nhất cũng đã phải trải qua nỗi âu lo chưa từng có khi mà dịch bệnh khiến rất nhiều người bị giảm lương hay thất nghiệp. Từ chỗ tiêu xài thả ga, mua sắm thoải mái không lo gì thì giờ đây, bất kì ai cũng phải học cách tiết kiệm và tích cóp nhiều hơn cho tương lai.
Trước khi nghĩ đến việc học cách chi tiêu sao cho thông minh từ cả đống sách vở hay một vị doanh nhân nào đó ở tận đẩu, tận đâu thì có một "chuyên gia tài chính" mà bạn rất nên tham khảo, đó chính là mẹ. Những lúc cháy túi thế này mới thấy cách mẹ chi tiêu và việc mẹ càm ràm về cách bạn dùng tiền cứ gọi là chuẩn không trượt phát nào. Với đồng lương bình thường, mẹ đã thu vén cực khéo để xây nhà, rồi sắm cái nọ cái kia, và quan trọng nhất là nuôi nấng con cái ăn học đấy thôi. Không theo mẹ thì còn theo ai vào đây bây giờ.
Hãy xem những bài học tiết kiệm 10 điểm đến từ mẹ nhé!
1. Mua gì về mẹ cũng hỏi giá
Mẹ luôn có vẻ rất khó tính với bất kì thứ gì bạn mua về bằng cách hỏi đi hỏi lại về giá tiền. Nhiều người đã cố lấp liếm để mẹ bớt lo bằng cách nói giảm đi số tiền thật. Nhưng mà, đừng hòng qua mắt mẹ. Với kinh nghiệm mấy chục năm mua sắm thông minh thì mẹ thừa biết bạn vừa mua một đôi giày giá vài triệu chỉ để lấy le với bạn bè hay đã hố nặng trong một chiếc kính mát đỏm dáng. Mẹ chỉ đang cố dạy cho bạn cách phân biệt giá trị thực sự của một món đồ thay vì bị những tác động vô hình bên ngoài khiến bạn rút ví mà không biết rằng mình đang ném tiền qua cửa sổ thôi!
Chưa hết, việc hỏi giá mọi thứ còn khiến mẹ nắm được giá của các món đồ, trong đầu đã kịp so sánh giá cả của chỗ này chỗ kia và biết rằng chỗ nào rẻ nhất, hời nhất hoặc đáng chi tiền nhất. Bình thường mình cứ hay tặc lưỡi mua chỗ nào chả được, hơn nhau mấy chục nghìn có gì đâu mà tiếc nhưng nghĩ mà xem, lúc kinh tế khó khăn thế này tiết kiệm được chả tốt hơn à.
2. Tự nấu ăn, tận dụng mọi thứ nhiều nhất có thể và cái gì bỏ đi cũng... tiếc!
100k với bạn chỉ đủ một cốc cà phê sáng ở Starbucks nhưng với mẹ thì nó có thể đi chợ nấu cơm cho cả ngày, thậm chí với nhiều gia đình ở quê có khi con số đó đủ để ăn 2-3 ngày. Tại sao á? Vì mẹ có gà, có vịt, có rau, có trái cây trồng được, nuôi được ở trong vườn; chỉ cần mua thêm vài món là đầy đủ chẳng thiếu thứ gì. Thế là cơm canh lúc nào cũng vừa ngon vừa sạch mà chẳng cần phải dùng quá nhiều tiền. Cũng mâm cơm đấy bạn đi ăn tiệm mất 200-300k cho một bữa thì bảo sao mãi mà chẳng giàu? Ngay việc đi chợ nấu ăn ở nhà thôi cũng đã tiết kiệm được một khoản kha khá rồi.
Đã vậy cái gì bỏ đi mẹ cũng tiếc, "cái này còn dùng được", "cái này còn ăn được", "ăn cho hết đi không phí"... Cái tinh thần đó sẽ giúp bạn tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất, nghe mẹ đi nha!
3. Mặc cả, mặc cả, mặc cả
Mặc cả có lẽ là một khái niệm xa lạ với những người chỉ biết đẩy xe đi siêu thị và shopping online. Tuy nhiên, mẹ lại thích đi chợ hơn. Ngoài việc mua được đồ tươi ngon thì mẹ còn có thể trả giá hay xin thêm cọng hành, củ tỏi. Chắc bạn sẽ nghĩ 5k-10k không đáng để kì kèo nhưng tích tiểu thành đại, có tiền trong túi dù ít dù nhiều vẫn là yên tâm nhất. Còn với quần áo, trình độ của mẹ "cao thủ" đến mức trả giá từ 550k xuống còn 225k là chuyện nhỏ nhé!
Ngoài ra, mẹ cũng không bị mê hoặc bởi siêu thị - nơi luôn khiến con người ta mê mẩn với đủ thứ hàng hoá được bày biện rất "lừa tình" và lúc nào cũng ra về với cả đống thứ mình không cần. Đi chợ với mẹ chính là chân ái!
4. Mẹ không bao giờ mua đồ linh tinh chỉ để cho vui
Mẹ luôn biết một món đồ khi bỏ tiền ra sẽ mang lại lợi ích hay giá trị sử dụng gì. Vậy nên, không có chuyện bà bỏ ra dù chỉ một đồng để mua những thứ chỉ vì thấy đẹp hay thấy thích trong một chốc một nhoáng. Với mẹ, đồ cũ là đồ không còn dùng được chứ không phải đồ đã chụp ảnh up Facebook như chúng ta. Vậy nên, mẹ chẳng bao giờ tốn tiền cho những thứ vô bổ hay phù phiếm đâu.
5. Với những thứ cần thiết, mẹ luôn sẵn sàng chi mạnh tay
Mẹ có thể tiết kiệm từng nghìn một nhưng với những thứ cần thiết như đồ nội thất, đồ bếp núc hay các khoản chi cho sức khoẻ thì mẹ không bao giờ tiếc tiền. Bởi vì mẹ hiểu rằng chúng là những thứ ăn chắc mặc bền, có giá trị về lâu về dài và thực sự hữu ích nên rất đáng để đầu tư. Thứ cần mua thì phải mua còn thứ không cần thì dù chỉ phải trả 1k mẹ cũng không lấy.
6. Mẹ luôn có một khoản tiền để dành, một quỹ cho những việc khẩn cấp
Con đau, ông bà nội ngoại hai bên ốm, ma chay, giỗ chạp... mẹ luôn biết cuộc sống có nhiều biến cố vậy nên sẽ có một quỹ dự phòng để xoay sở khi thật sự cần kíp. Số tiền trong quỹ càng lớn thì càng yên tâm và khó khăn vì thế cũng dễ dàng vượt qua hơn. Đó cũng là lý do mà mẹ luôn ra rả với bạn rằng hãy tiết kiệm đi, đừng tiêu pha linh tinh nữa bởi không ai biết chuyện gì rồi sẽ đến.
Làm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu thì chỉ có mãi nghèo thôi bạn thân yêu ơi.
Phát hiện mắc 6 dấu hiệu này là chị em đang tiêu tiền nhiều hơn khả năng tài chính của bản thân Nếu bạn không muốn tương lai của mình rơi vào cảnh nghèo khó thì ngay từ bây giờ hãy quan tâm và chú ý tới cách chi tiêu tài chính của bản thân. Các chuyên gia tài chính thường khuyên khách hàng của họ rằng muốn trở nên giàu có hãy cố gắng sống và ăn tiêu dưới mức thu nhập. Tuy nhiên,...