Tiết kiệm 150 triệu bằng cách mua quần áo cũ, người phụ nữ này vẫn lên đồ sang chảnh “hết nấc”
Các chị em mau vào học tập bí kíp ăn vận của cô nàng này thôi nào.
Victoria Abadi, 55 tuổi đang sống tại Anh. Giống như nhiều chị em phụ nữ khác, cô cũng có niềm đam mê mãnh liệt với thời trang và yêu thích việc lên đồ, làm điệu mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào những hình ảnh mà Victoria Abadi đăng tải, hẳn ít ai có thể ngờ được rằng trang phục cô diện đều đến từ cửa hàng đồ cũ, và việc này còn giúp cô tiết kiệm được tới 150 triệu đồng.
Theo đó, Victoria Abadi đã bắt đầu mua quần áo ở cửa hàng đồ cũ từ năm 1989, và vẫn duy trì thói quen đó đến ngày nay.
Ước tính, tủ quần áo hiện tại của cô có đến 95% có nguồn gốc từ cửa hàng đồ cũ. Thậm chí, nhiều món trong số đó còn là các thiết kế đến từ các thương hiệu như Gucci, Topshop, Miss Selfridges và Asos. Dựa vào tổng giá trị tủ quần áo hiện tại của Victoria, trang Daily Mail ước tính cô đã tiết kiệm được tới 150 triệu đồng.
Video đang HOT
Chia sẻ về tủ đồ của mình, Victoria nói: “Trước đây, nhiều người thường kỳ thị việc mua quần áo cũ, quần áo thường có mùi và tất nhiên, không thể mới tinh nguyên. Nhưng quan điểm này đã dần thay đổi, mọi người đã bắt đầu suy nghĩ lại về việc mua quần áo cũ, chúng mang đến những giá trị bền vững hơn”.
Giống như nhiều chị em khác, ban đầu, Victoria cũng khá e dè việc mua đồ cũ, cô cũng từng mua nhầm nhiều món khó mặc, dính mùi không thể làm sạch. Nhưng bù lại, cô cũng “vớ” được nhiều món đồ xịn xò, khá mới và thậm chí có thể là hàng hiệu đắt đỏ. “Tôi thường đến các cửa hàng đồ cũ 1 lần/tuần và dành vài tiếng để tìm được những item ưng ý”.
Bên cạnh việc chăm diện đồ cũ, không thể phủ nhận, Victoria còn có gu lên đồ khá ổn áp. Nếu chỉ nhìn vào những bộ cánh cô đăng tải trên trang Instagram @mytrendy50s, hẳn ít ai có thể đoán ra cô chỉ toàn diện đồ cũ mà thôi. Hiện tại, trang Istagram của cô đang có hơn 22k người theo dõi. Vừa tiết kiệm tiền bạc lại vừa học được cách lên đồ ưng ý, chị em tội gì không follow ngay cô nàng này để nâng cao trình ăn vận mỗi ngày.
Set áo sơ mi hoa và quần jeans sang chảnh của Victoria đều là trang phục second hand mà thôi
Để tìm được những món đồ cũ ưng ý, cô thường dành thời gian cố định hàng tuần, xem xét kỹ càng, đôi khi có thể chỉnh sửa thêm để trang phục vừa vặn hơn
Nếu chỉ nhìn vào những hình ảnh này, hẳn khối người không thể đoán ra Victoria đang diện đồ cũ mua giá rẻ
Bên cạnh khoản trang phục, Victoria còn chú trọng mix thêm phụ kiện để tổng thể nổi bật và sang chảnh hơn
Style của người phụ nữ 55 tuổi đã thành hình mẫu được nhiều chị em yêu thích
'Tái sinh' đồ cũ
Phong trào biến đồ cũ thành đồ mới, tái chế, tái sử dụng đồ cũ hiện nay trở nên phổ biến.
Những chiếc chăn, mảnh khăn, hay những bộ quần áo cũ được tận dụng, biến thành những chiếc túi xách, ví, phụ kiện thời trang không những có giá trị sử dụng mà còn giúp bảo vệ môi trường.
Trao đổi với chúng tôi, chị Hoàng Huệ, hiện sinh sống tại Hà Nội-người sáng lập thương hiệu thời trang từ đồ tái chế AmReborn cho biết: "Cũng như nhiều gia đình, khi thời tiết chuyển mùa, gia đình tôi có thói quen sắp xếp lại tủ quần áo, bỏ đi những bộ cũ, không dùng đến. Trong một lần dọn dẹp, thấy chiếc vỏ chăn "con công" màu đỏ đã cũ-quà cưới của bố mẹ tôi ngày xưa, sẵn có chút kinh nghiệm về thời trang, tôi nảy ra ý tưởng biến chiếc chăn thành túi xách, ví, tặng mẹ."
Chị Hoàng Huệ vẽ hình nghệ thuật lên sản phẩm thủ công làm từ quần áo cũ.
Từ đó, việc tái chế đồ cũ thành đồ mới trở thành thói quen của chị Huệ. Không chỉ gia đình mà bạn bè, đồng nghiệp đều hưởng ứng và ủng hộ chị rất tích cực. Lượng khách hàng tìm đến những sản phẩm của chị ngày một tăng. Giá sản phẩm được định tùy theo mẫu mã, kích thước, độ khó gia công. Đến nay, AmReborn đã tái chế được hơn 1.000 sản phẩm thời trang từ quần áo cũ, tạo việc làm cho gần 20 lao động, chủ yếu là phụ nữ nội trợ hoặc những người có hoàn cảnh khó khăn. Thời gian hoàn thiện một sản phẩm thường từ 3 đến 5 tiếng. Những sản phẩm cần đính đá, vẽ nghệ thuật hoặc thêu tay sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
Chị Huệ còn quan niệm, mỗi đồ vật mình làm đều chứa đựng những câu chuyện riêng, những kỷ niệm của khách hàng hay của chính bản thân. Do đó, từng món đồ, chị đều nâng niu và trân trọng. Chị chia sẻ: "Cách đây không lâu, một khách hàng nhắn cho tôi thông báo là chị ấy có chiếc áo lông của người cha đã mất 10 năm về trước. Chiếc áo ấy chị luôn giữ gìn như một bảo vật, giờ muốn nhờ tôi chế tác thành món đồ để có thể luôn mang theo bên mình. Tôi nhận lời và thiết kế chiếc áo ấy thành chiếc túi xách. Khi trao sản phẩm hoàn thiện cho chị ấy, hai chúng tôi đều rất xúc động. Hay một vị khách khác đang điều trị ung thư có tâm nguyện muốn gửi lại tôi những bộ quần áo cũ không sử dụng đến. Chị ấy không nhận lại bất cứ thứ gì mà chỉ cần tôi chia sẻ sản phẩm làm ra đến những người cần hơn. Do đó, tôi thấy rằng, việc mình làm ngoài mang lại chút lợi nhuận còn là sự san sẻ yêu thương đến cộng đồng. Với quan niệm đó, một phần lợi nhuận tôi làm ra từ việc tái sinh đồ cũ được dành ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn".
Thời gian tới, chị Huệ sẽ tiếp tục công việc nhận thu đổi và tái chế quần áo cũ, đồng thời chia sẻ, hướng dẫn cách tái chế quần áo cũ thông qua những video, hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội, để mọi người có thể tự sáng tạo, dễ dàng tái chế các sản phẩm tại nhà, vừa tạo thêm thu nhập cho gia đình vừa lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường xanh-sạch-đẹp.
Hệ lụy từ những đoạn clip phối đồ trên mạng xã hội Những video phối đồ có thời lượng vài phút gây ảnh hưởng đến tư duy của giới trẻ về giá trị thời trang bền vững. Theo Glamour , trong vài năm gần đây, những video chia sẻ về cách phối đồ của giới trẻ trở thành xu hướng chung trên mạng xã hội. Trung bình, các đoạn clip dài khoảng vài phút, sẽ...