Tiết học cuối cùng của thầy giáo già trước khi về hưu giữa mùa dịch: Dạy học suốt 43 năm nhưng cuối cùng lại chẳng có ai để nói tạm biệt
Câu chuyện về buổi đứng lớp cuối cùng của một thầy giáo trước khi về hưu khiến nhiều người xúc động.
Với những người làm nghề giáo viên, năm tháng được đứng trên bục giảng luôn là khoảng thời gian quý giá và chưa đựng nhiều kỷ niệm đẹp nhất. Nhờ công việc này mà nhiều thế hệ học sinh được đào tạo, nhiều con người ưu tú được trưởng thành và có những thành công trong cuộc sống. Thế nên, để từ bỏ những điều mà mình làm hằng ngày quả thực là rất khó với những thầy cô giáo.
Một thầy giáo tên là Fang Sicai hiện đang giảng dạy tại trường tiểu học Ôn Nguyên, Tế Nam, Trung Quốc đã có tiết dạy học cuối cùng trước khi về hưu đáng nhớ. Dù học sinh chưa thể quay lại trường do tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nhưng thầy vẫn đến lớp để chia tay nơi mà mình gắn bó suốt 43 năm.
Hôm nay, thầy bước vào lớp học với một tâm trạng thật khác, bồi hồi và xúc động dù chẳng phải đối diện với bất kỳ học sinh nào. Thầy cầm phấn lên và viết vào bảng những dòng chữ cuối cùng trước khi khép lại sự nghiệp nhà giáo. Rồi thầy thở dài, nói trong sự nghẹn ngào lời “tạm biệt” giữa phòng học trống không. Sau đó, thầy thu dọn bàn làm việc và kịp ngắm nhìn lại những ngóc ngách quen thuộc trước khi rời đi. Không có bất kỳ một ai chia tay và tiễn thầy trong ngày hôm nay, và mặc dù không hề muốn chuyện này xảy ra nhưng thầy đã chính thức nghỉ hưu sau 43 năm.
Thầy chia sẻ: “Từ bảng đen xi măng đến bảng đen bằng nhựa, rồi sau này là bảng điện tử, bảng tự động hiện đai,.. những thay đổi này tôi đã chứng kiến trong suột 43 năm làm nghề!” Thầy cũng tâm sự thêm, trong giờ phút chia tay này, thầy có rất nhiều điều muốn nói với các học sinh của mình. muốn dặn dò các em đủ thứ nhưng không thể. Thầy giáo già đã hy vọng mình được đứng lớp một lần nữa, có sự hiện diện của các học sinh, hay thậm chí chỉ cần được nhìn họ thôi cũng đủ, nhưng trong giai đoạn nhạy cảm của dịch bệnh thì thầy chẳng thể làm gì hơn.
Thầy tâm sự: “Trong 43 năm, thật khó để đếm được có bao nhiêu đứa trẻ đã trưởng thành và rời đi, nhưng tôi biết rằng sau khi các em tốt nghiệp ai nấy cũng sẽ có nhiều bài học về cuộc sống và có những bước tiến mới ở các trường học khác. Đã đến lúc phải nói lời tạm biệt, nhưng tôi từng nghĩ rẳng tôi sẽ khép lại sự nghiệp giảng dạy sau khi kết thúc kỳ nghỉ đông nhưng dịch bệnh đã xáo trộn những mong muốn đơn giản của tôi.”
Video đang HOT
Thầy Fang kể lại rằng, 43 năm trước, thầy bắt đầu công việc giảng day với những nhiệt huyết của một thầy giáo trẻ dành cho giáo dục, thầy luôn tràn đầy năng lượng mỗi khi đứng lớp. Vào thời điểm ấy, dù điều kiện thiếu thốn nhiều nhưng thầy cho rằng việc theo đuổi nghề nghiệp này là lựa chọn đúng đắn. Công việc này cho thầy những học trò đáng yêu và sự tự hào nhất định vì nghề giáo luôn là nghề cao cả.
Từ bảng đen thông thường hay những công nghệ dạy học tiên tiến, những cải cách và đổi mới đã liên tục xảy đến trong suốt 43 năm qua. Thầy Fang là nhân chứng cho những đổi thay ấy và thầy đã khép lại quãng thời gian dài hoạt động trên bục giảng một cách trọn vẹn và đầy kỷ niệm. Thầy được nhận xét là tuy lớn tuổi nhưng đã thích nghi rất nhanh với những phương pháp giảng dạy mới từ công nghệ và các giáo viên trẻ thường xem thầy nhưng một bậc tiền bối có nhiều kinh nghiệm và họ luôn học hỏi nhiều điều ở thầy.
Giáo viên cốt cán, anh là ai?
Có thể nói, giáo viên cốt cán là cánh tay nối dài của lãnh đạo ngành giáo dục đến cơ sở giáo dục tiểu học.
Ngày 6/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi, thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học hiện hành.
Điều 28, khoản 2 Dự thảo Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học: Nhiệm vụ của giáo viên có ghi:
"Giáo viên cốt cán là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có uy tín trong nhà trường, được hiệu trưởng hoặc cơ quan quản lí giáo dục đề cử.
Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, giáo viên cốt cán còn làm nòng cốt trong sinh hoạt chuyên môn; hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong giảng dạy, giáo dục và phát triển nghề nghiệp".
Đây là một điểm mới của Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học so với Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học hiện hành; trong Điều lệ trường tiểu học cũ không có thông tin này.
Giáo viên cốt cán có nhiệm vụ gì? (Ảnh minh hoạ: Baothuathienhue.vn)
Tôi đề nghị sửa đổi như sau: "Giáo viên cốt cán là giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.
Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này còn thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;
b) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);
d) Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;
e) Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng)".
Tại sao lại sửa đổi như thế:
Một là: Giáo viên cốt cán hay đã được gọi là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; đã được quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình lựa chọn rất cụ thể trong Điều 12, Thông tư Số: 20/2018/TT-BGDĐT.
Hai là: Nếu để như dự thảo sẽ có cách hiểu quá giản đơn về giáo viên cốt cán; Hiệu trưởng sẽ chọn giáo viên cốt cán không đúng tiêu chuẩn, tiêu chí; chọn giáo viên cốt cán theo "bằng lòng", không theo năng lực, phản tác dụng.
Ba là: Chưa bao giờ vai trò giáo viên cốt cán được coi trọng như hiện nay, giáo viên cốt cán được Bộ Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chương trình mới, làm hạt nhân truyền tải, lan tỏa đến giáo viên địa phương.
Có thể nói, giáo viên cốt cán là cánh tay nối dài của lãnh đạo ngành giáo dục đến cơ sở giáo dục tiểu học.
Bốn là: Thể hiện tính kế thừa, liên thông của Thông tư Số: 20/2018/TT-BGDĐT trong Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học mới.
Chọn đúng giáo viên cốt cán, nhà trường có thêm một nhà tư vấn cao cấp; giáo viên có thêm người bạn quý, người thầy giỏi; địa phương có thêm nhà chiến lược trong chỉ đạo, điều hành giáo dục.
Cặp vợ chồng 80 tuổi hút triệu like trên Tiktok nhờ màn "tấu hài" với các cháu, ngoài ra nếu biết được tài năng kiếm bộn tiền này của họ thì còn choáng hơn Sự nổi tiếng của hai vợ chồng già này quả là khiến nhiều người không khỏi bất ngờ. Mạng xã hội ngày càng phát triển và giờ đây nó không chỉ là mảnh đất màu mỡ với giới trẻ mà ngay cả người lớn tuổi cũng có thể tìm thấy niềm vui ở đây. Ngay lúc này, cộng đồng mạng đang truyền tay...