Tiếp xúc với ánh nắng có thể gây bệnh cho mắt
Thời tiết miền Bắc nắng nóng gay gắt, nhiệt độ lên đến 40 tới 42 độ C. Nhiều người ra đường chống nắng bằng cách đeo găng tay, khẩu trang kín mít như “Nin-Ja” nhưng lại bỏ quên đôi mắt.
Thời tiết miền Bắc nắng nóng gay gắt, nhiệt độ đã lên đến ngưỡng 40 tới 42 độ C. Nhiều người ra đường chống nắng bằng cách đeo găng tay, khẩu trang kín mít như “Nin-Ja” nhưng lại bỏ quên đôi mắt. Việc hấp thụ những tia cực tím trong ánh mặt trời có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm cho đôi mắt trong đó có việc đục thủy tinh thể, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
Dùng kính mắt là cần thiết
Do đặc thù công việc, anh H. (Từ Liêm, Hà Nội) thường xuyên phải làm việc ngoài trời dù trời nắng gay gắt và nhiệt độ lên cao. Sau một thời gian liên tục tiếp xúc với ánh mặt trời mà không dùng kính mắt nên anh H. có cảm giác mắt nhìn mọi thứ mờ như thể bị “quáng gà”. Sau khi đi khám các bác sĩ cho biết anh bị bỏng võng mạc do mắt tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng gắt.
Còn chị V. (Thanh Xuân, Hà Nội) tuy đã có ý thức bảo vệ mắt mỗi khi đi nắng bằng một loại kính râm nhưng do đi lại nhiều vào khoảng thời gian buổi trưa nên mắt chị vẫn bị khô rát, nhức mỏi, nhìn mọi thứ lóa. Các bác sĩ cũng cho biết mắt chị bị bỏng võng mạc do tiếp xúc với nắng. Nguyên nhân có thể do loại kính mắt chị dùng cũng không đảm bảo tiêu chuẩn, không bảo vệ được mắt khỏi tia tử ngoại.
Video đang HOT
Sự xuất hiện triệu chứng khô, rát, mờ mắt chỉ là những dấu hiệu tức thì, còn về sau việc tiếp xúc nhiều với tia cực tím có thể mang lại di chứng. Theo TS. Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch-Tổng hợp, phụ trách khu Điều trị da liễu thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia, về mùa hè khi nắng gay gắt thì tia cực tím rất mạnh-đặc biệt là thời điểm từ 11g giờ đến 16g. Ánh nắng mặt trời chiếu vào mắt có thể gây nên các bệnh viêm da mi, bỏng mắt, mộng thịt phát triển, đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm… Đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm gây hậu quả nặng nề là có thể dẫn đến mù lòa.
Về nguyên lý, khi mắt tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì tất cả các bộ phận của mắt đều có thể chịu sự tác động của tia cực tím, từ mi mắt đến kết mạc, giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc. Ở mỗi bộ phận này, tia cực tím lại gây nên những bệnh khác nhau.
Đối với phần mi mắt, ánh nắng có thể gây một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính; tia cực tím cũng có thể gây bỏng kết, giác mạc với các triệu chứng như cộm, đỏ mắt, chói mắt, chảy nước mắt, đau rát; mắt có nguy cơ mọc mộng hoặc hạt vàng ở kết mạc khi tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài. Các hạt mộng này sẽ phát triển vào giác mạc, làm giảm thị lực-bác sĩ Hoàng Cương, Bệnh viện Mắt TW cảnh báo.
Nhiều người “quên” bảo vệ đôi mắt khỏi ánh mặt trời
Để bảo vệ mắt tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì lời khuyên được các bác sĩ đưa ra là cần sử dụng các phương tiện che chắn, bảo vệ mắt như đội mũ rộng vành, đeo kính râm. Tuy nhiên, nếu như dùng kính kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn thì không những không bảo vệ được mắt mà còn gây hại thêm.
Đối với kính râm, khi sử dụng sẽ làm giảm cường độ ánh sáng đi vào mắt-lúc này đồng tử mắt sẽ giãn hơn so với bình thường. Nếu dùng các loại kính được làm bằng những vật liệu rẻ tiền, kém chất lượng, không có chức năng cản tia hồng ngoại, tử ngoại sẽ khiến lượng các tia này đi vào mắt nhiều hơn và có thể gây đục thuỷ tinh thể. Ngoài ra, các loại kính không đảm bảo tiêu chuẩn về cấu tạo lồi, lõm của mắt kính đều có thể gây giảm thị lực, rối loạn thị giác…
Vì vậy, lựa chọn để có được một đôi kính đảm bảo an toàn là điều rất quan trọng. Bác sĩ Hoàng Cương cho biết, độ lọc tia UV tùy thuộc vào màu kính và chất liệu làm kính. Kính càng sẫm màu thì khả năng lọc càng tốt. Kính làm bằng polycarbonat, CR39 có khả năng lọc khoảng 50% lượng tia UV; màu vàng hổ phách và đen nhạt được cho là lọc tia UV tốt nhất.
Kính màu xám được cho là thích hợp cho mọi hoạt động thông thường trong khi vẫn đảm bảo cho thị lực tốt, màu sắc trung thực. Ngay cả trẻ em cũng cần được đeo kính râm, chú ý chọn những loại gọng dẻo, kính nhẹ làm bằng polycarbonat để tạo sự dễ chịu khi đeo.
Cẩn thận kẻo bỏng mắt vì nắng
Ra đường vào những ngày nắng nóng, mọi người chỉ chú ý bảo vệ làn da, gương mặt mà ít quan tâm đến đôi mắt. Hậu quả là mắt bị bỏng, giảm thị lực và có thể ung thư.
Bác sĩ Hoàng Cương, bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết tất cả bộ phận của mắt đều có thể chịu sự tác động của tia cực tím như mi mắt, kết mạc (phần lòng trắng của mắt), giác mạc (phần lòng đen phía trước), thủy tinh thể (nhân mắt) và võng mạc (bộ phận ở trong mắt có tác dụng tiếp nhận hình ảnh). Đối với mỗi bộ phận của mắt, tia cực tím sẽ gây nên những bệnh khác nhau.
Không nên đi quá lâu ngoài nắng
Công việc của chị Thu (Hoàn Kiếm, Hà Nội) phải đi lại rất nhiều, nên mỗi lần ra đường vào những ngày nắng nóng, chị thường che mặt kín mít nhưng lại quên không bảo vệ đôi mắt. Thời gian gần đây, chị thấy mắt khô rát, nhức mỏi, nhìn mờ và lóa. Đi khám tại bệnh viện Mắt Trung ương, chị mới biết mình bị bỏng võng mạc vì mắt tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng gay gắt.
Ở mi mắt, ánh nắng có thể gây một số loại u mi, đặc biệt là ung thư mi như ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và u hắc tố ác tính. Đối với kết mạc, giác mạc khi tiếp xúc tia cực tím có cường độ quá mạnh sẽ gây bỏng với các triệu chứng như cộm, đỏ mắt, chói mắt, chảy nước mắt, đau rát ... Nếu tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài, mắt có nguy cơ mọc mộng hoặc hạt vàng ở kết mạc. Các hạt mộng này sẽ phát triển vào giác mạc, làm giảm thị lực.
Ngoài ra, tiếp xúc với ánh nắng kéo dài còn gây nên tình trạng đục vỏ thủy tinh thể. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ánh nắng mặt trời còn là nguyên nhân góp phần gây thoái hóa hoàng điểm ở tuổi già, dẫn tới giảm thị lực nghiêm trọng.
BS Hoàng Cao Cương khám mắt cho bệnh nhân tại BV Mắt TƯ.
Ảnh: Xuân Trường
Đeo kính để bảo vệ mắt
Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Lượng, Viện Bỏng Quốc gia, biện pháp ngăn chặn tác hại của ánh nắng đối với mắt là tránh tiếp xúc trực tiếp, đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 11 giờ - 16 giờ, vì đây là thời gian ánh nắng mặt trời có nhiều tia tử ngoại nhất.
Đối với những người bắt buộc phải làm việc dưới ánh nắng, cần trang bị các phương tiện bảo vệ mắt như đội mũ rộng vành, đeo kính râm... TS Lượng cho biết đeo kính râm là biện pháp bảo vệ mắt khỏi ánh nắng hữu hiệu, giảm đáng kể các bệnh viêm da mi do nắng, bỏng mắt, phòng mộng thịt phát triển, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm và ngăn chặn sự lây nhiễm chéo các bệnh của mắt như viêm kết mạc, đau mắt đỏ... Ngoài ra, kính râm giảm 40% nguy cơ tai nạn mắt do bụi, côn trùng, va chạm.
Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, điều quan trọng là người dân phải lựa chọn kính râm chất lượng. Nếu không, sẽ phản tác dụng, gây nguy hiểm hơn cho mắt khiến mắt mắc các bệnh lý như rối loạn thị giác, đục thủy tinh thể... Nếu đeo kính râm có hiện tượng nhức, mỏi mắt... cần bỏ kính ngay và đi khám tại các cơ sở chuyên khoa mắt.
Kính râm chất lượng tốt phải đạt các tiêu chí: có độ đồng nhất cao, độ khúc xạ ánh sáng bằng O; trên nhãn của loại mắt kính có ghi UV 400 hoặc 100% nghĩa là bảo vệ được mắt khỏi tia tử ngoại. Ngoài ra, kính râm tốt thường nhẹ hơn các loại kính rởm. Người đeo kính râm phải nhìn hình ảnh sắc nét, chân thật và rõ. Còn kính kém chất lượng, hình ảnh thường bị lóa, không rõ nét, nhất là lúc hoàng hôn.
Theo Đất Việt
Khẩu trang mùa nắng, chưa đủ bảo vệ Đa số chị em quan niệm mùa nắng ra ngoài đường chỉ cần khẩu trang, kính mát, mũ rộng vành là đủ đối phó với tia cực tím (UVA và UVB). Thực tế, sau mỗi mùa hè, nhiều người vẫn phải tìm đến bác sĩ da liễu để được tư vấn cách khắc phục da khô, ráp, dày sừng, sạm, nhăn da, mà...