Tiếp vụ truyền thuốc có dị vật: Không thể kết luận về dị vật
Gần 4 tháng trôi qua, sau khi chai thuốc Perfalgan có dị vật được các bác sĩ BV Thể thao VN truyền vào bệnh nhân Hoàng Hưng – 16 tuổi, trú tại đường Giải Phóng, HN (Báo Lao Động đã phản ánh ngày 4.10) – nhưng đến nay, lãnh đạo BV Thể thao VN cho biết, chai thuốc đã được đưa tới 5 viện có chức năng của VN để kiểm nghiệm, song không nơi nào nhận thực hiện.
Bằng mắt thường cũng có thể nhìn thấy một số dị vật trong chai thuốc đã truyền vào người bệnh nhân.
Do đó, không thể kết luận dị vật trong thuốc là gì?
Không kiểm nghiệm vì thuốc đã mở
Theo GĐ BV Thể thao VN Nguyễn Văn Quang, lô thuốc 1J68188 (trong đó có chai thuốc chứa dị vật) là thuốc giảm đau, do Cty Bristol-Myers Squibb sản xuất, BV Thể thao VN đã nhập 600 chai, tính đến thời điểm phát hiện chai thuốc có dị vật, BV đã truyền cho bệnh nhân hết 350 chai. Sau khi phát hiện có dị vật tại chai thuốc trên, lãnh đạo BV đã niêm phong số thuốc còn lại (250 chai) chờ giải quyết.
Video đang HOT
Sau khi phát hiện chai thuốc có dị vật, BV đã cùng gia đình bệnh nhân Hưng đưa chai thuốc đi kiểm nghiệm tại 5 viện đầu ngành của VN gồm: Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư Viện Khoa học hình sự – Bộ CA Viện Hóa học – Viện Khoa học VN Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc Hà Nội Trung tâm Kiểm nghiệm đo lường VN, nhưng các cơ quan này đều không kiểm nghiệm và yêu cầu lấy mẫu theo Thông tư 04 của Bộ Y tế – nghĩa là chỉ kiểm nghiệm chai thuốc nguyên cùng lô. “Lý do họ không nhận kiểm nghiệm là vì chai thuốc đã có tác động vào” – ông Quang phân trần.
Trong văn bản trả lời đơn khiếu nại của gia đình bệnh nhân Hoàng Hưng ngày 10.10, BV Thể thao VN cho rằng, vì chai thuốc có dị vật vẫn chưa được kiểm nghiệm, do vậy có thể trả lời sơ bộ là dịch lỏng trong chai thuốc vẫn là dịch thuốc Perfalgan(?).
Câu trả lời này của BV đã thỏa đáng chưa khi chính BV cũng thừa nhận “có 3 dị vật nhỏ như sợi tóc màu xám giống như màu nắp caosu của chai thuốc dài khoảng 1-3mm”, bằng mắt thường ai cũng có thể nhìn thấy được. Câu hỏi đặt ra là, thuốc có dị vật khi tiêm truyền vào cơ thể người bệnh có an toàn cho sức khỏe của họ?
Biện hộ cho việc các dị vật trong chai mà nhìn bằng mắt thường cũng có thể thấy, ông Quang cho rằng có thể là các mảnh vỡ của nút caosu chai thuốc do kim tiêm hay bầu dây truyền cứa đứt mà có. Muốn biết bản chất của nó thì phải nhờ các cơ quan kiểm nghiệm, trong khi đó, các cơ quan kiểm nghiệm từ chối không nhận mẫu này.
Lỗi do y tá làm sai quy định?
Trong văn bản Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) gửi BV Thể thao VN ký ngày 21.9 về chất lượng thuốc Perfalgan cho hay: Nhà sản xuất đã kiểm tra và không phát hiện bất cứ vấn đề gì trong quá trình sản xuất lô thuốc nói trên. Và, từ khi xuất xưởng, Cty chưa ghi nhận bất kỳ báo cáo liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc Perfalgan. Phía nhà sản xuất dự đoán, dị vật màu xám nhìn thấy trong chai thuốc có thể là một mảnh do kim truyền cắt ra từ nút caosu của nắp chai (?).
Trao đổi với PV Báo Lao Động, bà Nguyễn Thúy Mai (mẹ bệnh nhân Hoàng Hưng) cho rằng, các y – bác sĩ BV Thể thao VN liên quan đến ca trực và chai thuốc trên đã làm việc thiếu trách nhiệm. Sau khi phát hiện chai thuốc có dị vật, họ vẫn tiếp tục truyền thêm chai thuốc khác cùng lô 1J68188 cho con chị mà không niêm phong lô thuốc “có vấn đề” để giải quyết.
Theo GĐ Nguyễn Văn Quang, việc tiếp tục truyền thêm chai thuốc khác cùng lô 1J68188 là do y tá Phùng Văn Bảy đã tự ý truyền thuốc sai nguyên tắc mà không hỏi ý kiến bác sĩ trực. BV đã yêu cầu y tá Bảy tường trình sự việc và đã kiểm điểm kỷ luật, đồng thời phạt tiền đối với y tá Bảy.
Việc dị vật có trong chai thuốc và bất kỳ ai cũng có thể nhìn thấy bằng mắt thường, song thực chất đó là dị vật gì, có tác hại như thế nào đến sức khỏe người bệnh cho đến giờ phút này vẫn chưa có câu trả lời và cũng là “gánh nặng” tâm lý đối với bệnh nhân và gia đình. Dù cho có đúng như “dự đoán” của nhà sản xuất là kỹ thuật cắm truyền có vấn đề khiến nút caosu vỡ vụn, thì liệu chất lượng của nút caosu có thực sự đảm bảo an toàn?
Theo laodong
Không kiểm soát nổi thuốc giả
Tình trạng thuốc giả trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, diễn biến ngày càng phức tạp. Thuốc giả không chỉ được phát hiện nhiều tại các nhà thuốc tư nhân, dược liệu nhỏ lẻ mà đã thâm nhập vào các chuỗi cung ứng hợp pháp như công ty, bệnh viện...
Sử dụng thuốc nên theo tư vấn, kê đơn của bác sĩ
Thuốc giả vào cả nhà thuốc bệnh viện
Theo thống kê của Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và báo cáo từ các Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc địa phương, số lượng thuốc giả phát hiện trong năm 2011 là 31 mẫu, trong đó có 11 loại tân dược và 20 loại đông dược, bao gồm cả thuốc nhập khẩu và sản xuất trong nước, chiếm tỷ lệ 0,09% mẫu lấy để kiểm tra. Số liệu này chưa gồm các mẫu thuốc giả mạo do cơ quan công an, Quản lý thị trường phát hiện. Cũng trong năm 2011, trong số 48.261 mẫu thuốc đã được tiến hành kiểm nghiệm có tới 940 mẫu không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Với hàng trăm nghìn mẫu thuốc đang lưu hành trên thị trường thì vài trăm mẫu thuốc giả được phát hiện mỗi năm như thống kê này rõ ràng chẳng thấm vào đâu.
Tuy nhiên, một báo cáo của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh trình bày tại Hội thảo quốc tế "Thuốc giả: Từ thực tiễn đến hành động" do trường Đại học Dược Hà Nội tổ chức ngày 29-10, vấn đề thuốc giả thực tế trầm trọng hơn rất nhiều. Cụ thể, năm 2010, tại TP Hồ Chí Minh có 134 mẫu thuốc giả trên tổng số 813 mẫu được xét nghiệm (chiếm 16,48%). Năm 2011, tỷ lệ này giảm xuống song vẫn chiếm 12% với khoảng 85/ 712 mẫu được kiểm nghiệm là thuốc giả. Còn năm 2012, tính đến hết tháng 9, Viện này cũng phát hiện 71 mẫu thuốc giả trên 571 mẫu xét nghiệm (chiếm 12,61%)... Tính chung trên thế giới, hiện thuốc giả đang chiếm tới 10% thị trường dược phẩm, doanh thu từ thuốc giả lên đến 45 tỷ euro/năm.
Bà Nguyễn Thị Trúc Vân, Viện Kiểm nghiệm thuốc TP Hồ Chí Minh cho biết, thuốc giả chiếm tỷ lệ cao nhất tại thị trường nước ta vẫn là đông dược và dược liệu, sau đó đến tân dược nhập khẩu, cuối cùng là tân dược sản xuất trong nước. Thuốc giả không chỉ tồn tại trong các nhà thuốc tư nhân, các cơ sở kinh doanh dược liệu nhỏ lẻ, mà hiện nay nó đã thâm nhập vào các chuỗi cung ứng hợp pháp như các công ty, nhà thuốc BV...
Gây hại nghiêm trọng
PGS.TS Nguyễn Đăng Hòa, phó Hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, thuốc giả không chỉ bao gồm các sản phẩm nhái hoặc kém chất lượng mà còn có thể gồm cả các yếu tố thành phần quá mạnh hoặc quá yếu, thiếu các thành phần chính, được sản xuất từ các thành phần nguy hiểm, nhiễm chất lạ hoặc chất độc, được sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh hoặc không vô khuẩn, được dán nhãn, cất giữ hay bảo quản không đúng cách, quá hạn sử dụng... Dù có nhiều dạng khác nhau song hậu quả mà thuốc giả mang lại rất nghiêm trọng, nhẹ thì làm thất bại trong điều trị, nặng hơn làm tăng độc tính của bệnh, tăng kháng thuốc, thậm chí tử vong. Ông Hòa nhấn mạnh, nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì thuốc giả lên đến 1/10 trường hợp.
Theo các nghiên cứu, thuốc giả tại các nước phát triển thường là các thuốc đắt tiền như hormone (cường dương), steroide (chống viêm), kháng histamine (chống dị ứng). Còn ở các nước đang phát triển thì thuốc giả gặp nhiều nhất là các thuốc được sử dụng nhiều như thuốc chống sốt rét, thuốc kháng lao, chống HIV... Đáng chú ý, 50% thuốc giả được bán bất hợp pháp trên mạng Internet. Ngoài ra, việc kiểm soát chất lượng của các loại thuốc "xách tay" cũng rất khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Viên, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc phát hiện thuốc giả vô cùng khó khăn do tình trạng mua bán lòng vòng, mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, không hóa đơn đang diễn biến phức tạp. Cùng đó, phương pháp lấy mẫu để kiểm tra chất lượng thuốc cũng chưa hiệu quả. Một số chủ nhà thuốc dù có phát hiện thuốc giả cũng không thông báo cho cơ quan quản lý vì sợ ảnh hưởng đến uy tín. Ngoài ra, các biện pháp xử phạt khi phát hiện thuốc giả vẫn còn nhẹ, chưa nghiêm.
Theo ANTD
Loay hoay chuyện kiểm định áo ngực có chất lạ gây ngứa Trong khi người tiêu dùng lo lắng thì các ngành chức năng vẫn loay hoay không xác định được việc kiểm định những chiếc áo ngực chứa "dị vật" thuộc về đơn vị nào... Ngày 30-10, ông Phạm Đình Thi, Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường (QLTT) cho biết: Chi cục đã làm việc với bà Thức, người bán áo...