Tiếp vụ phá rừng ở Kon Tum: Chủ tịch xã trần tình về nhà gỗ 3 gian
Ông Định Ngọc Hải – Chủ tịch UBND xã Đắk Ruồng cho rằng, việc ông dựng nhà gỗ 3 gian bị người ta phản ánh là do “bị đám kia chơi” ( lâm tặc bị bắt gỗ – PV).
Chiều 11.7, ông Trần Văn Độ – Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy ( Kon Tum) cho biết, hôm nay vừa đi kiểm tra trên rừng về nên vẫn chưa tổng hợp kết quả cụ thể số lượng cây rừng bị đốn hạ, bước đầu xác nhận có tình trạng khai thác rừng. Sau khi kiểm kê có kết quả, Hạt sẽ báo cáo lên UBND huyện và tùy mức độ vụ việc mà có hướng xử lý, nếu nghiêm trọng đến mức khởi tố vụ án thì sẽ khởi tố.
Liên quan đến vụ phá rừng tại xã Đắk Ruồng, huyện Kon Rẫy, Dân Việtngày 10.7 đã có bài phản ánh: “Kon Tum: Lâm tặc ngang nhiên đốn hạ cây, xẻ gỗ ngay tại rừng”. Ngay sau đó, Hạt Kiểm lâm huyện Kon Rẫy đã phối hợp với UBND xã Đắk Ruồng tiến hành kiểm tra hiện trường và truy quét lâm tặc.
Một góc rừng bị đốn hạ tại lâm phần do UBND xã Đắk Ruồng quản lý.
Video đang HOT
Cùng với việc để mất rừng do UBND xã quản lý, dư luận còn phản ánh ông Đinh Ngọc Hải – Chủ tịch UBND xã – dựng nhà bằng gỗ sến (nhóm II) rất to. Đó là căn nhà gỗ đang xây dựng ngay mặt tiền Quốc lộ 24 – đoạn qua thôn 2, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy.
Trao đổi với Dân Việt, ông Hải xác nhận: “Có làm căn nhà gỗ 3 gian nho nhỏ, to chẳng phải to đâu”. Về nguồn gốc gỗ, ông Hải cho biết có làm hợp đồng mua hơn 21 khối gỗ bình linh (nhóm III) của Công ty TNHH Anh Nhã (Khu công nghiệp Hòa Bình, TP.Kon Tum), giá trị hợp đồng gần 169 triệu đồng và được Hạt kiểm lâm TP.Kon Tum xác nhận.
Căn nhà gỗ 3 gian của Chủ tịch UBND xã Đắk Ruồng
Ông Hải khẳng định, 90% gỗ làm nhà của ông là gỗ bình linh mua trong hợp đồng, không có gỗ sến. Đồng thời cho rằng, việc ông bị phản ánh dựng nhà bằng gỗ sến là không đúng, do “bị đám kia chơi” (lâm tặc bị ông bắt gỗ – PV).
Như Dân Việt đã phản ánh, từ khu sản xuất thuộc làng Kon Ktủh (xã Đắk Ruồng) đi vào rừng không xa, có thể bắt gặp cảnh cây rừng bị đốn hạ ngổn ngang, dấu vết cũ, mới đều có. Trong đó nhiều cây gỗ lá vẫn còn xanh, vết cắt còn mới. Thậm chí nhiều cây bị cưa gốc, xẻ hộp hoặc còn nguyên lóng tròn chưa được lâm tặc chở đi. Càng vào sâu trong rừng, càng nhiều cây bị chặt hạ, có những cây đường kính từ 30 – 50cm, gồm cả gỗ sến thuộc nhóm II. Trong khoảng 3 giờ đi rừng, chúng tôi ghi nhận có khoảng 100 gốc cây bị chặt.
Theo Danviet
Đang vận chuyển gỗ, một người bị gỗ đè tử vong tại chỗ
Môt nhom ngươi đang dung chiêc xe may đô chê vân chuyên gô ra ngoai thi môt chiêc xe may trong nhom bi mât phanh, trươt dôc. Hâu qua khiên anh A Na bi gô trên xe đe chêt tai chô.
Ngày 31.5, ông Nguyễn Thành Chung - Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Tô (Kon Tum) cho biết, trên địa bàn vừa có vụ việc một người bị gỗ đè chết gần khu vực xã Đắk Rơ Nga, huyện Đắk Tô, giáp ranh với xã Đắk Ang, huyện Ngọc Hồ (Kon Tum).
Sô gô lâu cua Công ty Lâm nghiêp Đăk Tô bi tam giư ơ cac vu pha rưng trươc đo.
Trươc đo, vào tối 30.5 tại tiểu khu 279, thuộc lâm phần của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đăk Tô, thuộc địa bàn xã Đăk Rơ Nga, huyện Đăk Tô có một người dân bị gỗ đè chết. Cụ thể, một nhom người đang dùng xe máy độ chế vận chuyển gỗ, khi đến vị trí trên, do đường rừng hiểm trở nên chiếc xe của anh A Ná (người làng Đăk Kon, xã Đăk Rơ Nga) bị trượt dốc. Hậu quả anh A Ná bị chính khúc gỗ mình đang vận chuyển đè chết tại chỗ.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng chức năng đã tiến hành vào hiện trường để làm rõ nguyên nhân vụ việc. Được biết, số gỗ trên có thể là gỗ mót được tận dụng từ các vụ khai thác gỗ lậu trước đó đã bị công ty phát hiện và xử lý.
Theo Danviet
Phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép là nguyên nhân gây lũ quét, sạt lở đất Việc khai thác khoáng sản, tàn phá rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, lấn chiếm lòng suối để xây dựng công trình, nhà cửa, làm giảm hoặc thậm chí mất hành lang thoát lũ là nhân tố quan trọng tạo ra nguy cơ nứt núi, lở đất, lũ quét... Bà Đặng Thanh Mai - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng...