Tiếp vụ doanh nghiệp bán đất của người dân tại Thái Nguyên: Công ty Thiên Lộc là ai?
Quy mô tài sản gần 900 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu hơn 400 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông sáng lập với đa số người Nam Định… đó là những nét chấm phá về Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Lộc.
Phối cảnh dự án “Xây dựng đoạn đường Thống Nhất và hạ tầng kĩ thuật khu dân cư” (phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) của Công ty Thiên Lộc.
Như VietnamFinance đã thông tin tại bài viết ” Thái Nguyên: Doanh nghiệp tư nhân ngang nhiên bán đất của người dân khi chưa thu hồi và đền bù? “, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Lộc là chủ đầu tư dự án “Xây dựng đoạn đường Thống Nhất và hạ tầng kĩ thuật khu dân cư” (phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên).
Trong quá trình triển khai dự án này, Công ty Thiên Lộc bị người dân tại tổ dân phố Ưng, phường Thắng Lợi, thành phố Sông Công tố bán đất khi chưa thu hồi, chưa đền bù.
Thiên Lộc của ai?
Theo dữ liệu của VietnamFinance, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Thiên Lộc có trụ sở tại phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh lần đầu ngày 9/6/2009 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp, thay đổi lần thứ 12 ngày 16/8/2019. Công ty đăng kí 69 ngành nghề kinh doanh, trong đó có xây dựng nhà ở, công trình điện, công trình viễn thông…
Video đang HOT
Người đại diện theo pháp luật của Công ty Thiên Lộc là ông Vũ Văn Trường – chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc. Ông Trường người xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, được giới thiệu là một cựu quân nhân, cán bộ công an, cán bộ của Tổng công ty Xây dựng Hà Nội, đã tốt nghiệp lớp quản lý đô thị và xây dựng tại Học viện Kiến trúc và có bằng thạc sĩ kinh tế.
Xuất thân Nam Định nên các cổ đông sáng lập Công ty Thiên Lộc cùng với ông Trường hầu hết xuất thân từ địa phương này. Trong 6 cổ đông sáng lập, có 4 người cùng quê với ông Trường gồm: bà Ngô Thị Kim, ông Vũ Thế Anh, ông Vũ Hoàng Tùng (cùng tại xóm Minh Tiến, thông Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực) và ông Phạm Đại Nghĩa (phường Hàng Đồng, thành phố Nam Định). Chỉ có bà Lê Thị Xuân quê tại Lai Châu.
Biến động sau đó cho thấy có 4 cổ đông sáng lập đã thoái vốn khỏi Thiên Lộc gồm: bà Kim, bà Xuân, ông Nghĩa và ông Tùng. 2 người còn lại giữ tỷ lệ sở hữu như sau: ông Vũ Thế Anh nắm 1,99 triệu cổ phiếu, giá trị 19,99 tỷ đồng, tương đương 9,96%; ông Vũ Văn Trường nắm 13,61 triệu cổ phiếu, giá trị 136,11 tỷ đồng, tương đương 68,06%.
Từ 6 đến 111
Cho đến trước tháng 6/2019, Thiên Lộc, với cơ cấu cổ đông cô đặc, có vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Biến động về vốn góp chủ sở hữu diễn ra tại phiên họp đại hội cổ đông bất thường tháng 6/2019 để thông qua phương án phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ.
Theo đó, Thiên Lộc đã phát hành 20 triệu cổ phiếu (15,5 triệu cổ phiếu phổ thông, 4,5 triệu cổ phiếu ưu đãi, mức cổ tức ưu đãi 24%/năm, thời gian ưu đãi từ 21/6/2019 – 31/12/2023 sau đó chuyển thành cổ phiếu phổ thông), nâng vốn điều lệ lên 400 tỷ đồng.
Tại ngày 16/8/2020, danh sách cổ đông của Thiên Lộc lên tới 111 người. Trong đó, các cổ đông lớn gồm: Vũ Văn Trường (29,99 triệu cổ phiếu phổ thông, 2,15 triệu cổ phiếu ưu đãi, tổng 31,14 triệu cổ phiếu, giá trị vốn góp 321,45 tỷ đồng, tỷ lệ 80,36%), Vũ Thế Anh (1,99 triệu cổ phiếu phổ thông, 140,8 nghìn cổ phiếu ưu đãi, tổng 2,14 triệu cổ phiếu, giá trị vốn góp 21,4 tỷ đồng, tỷ lệ 5,35%).
Các cổ đông sở hữu trên 1% gồm 2 người: Vũ Đức Minh (1,13 triệu cổ phiếu phổ thông, 103,5 nghìn cổ phiếu ưu đãi, tổng 1,24 triệu cổ phiếu, giá trị vốn góp 12,42 tỷ đồng, tỷ lệ 3,11%), Vũ Đức Hạnh (619 nghìn cổ phiếu phổ thông, giá trị vốn góp 6,19 tỷ đồng, tỷ lệ 1,55%).
Nhà đầu tư Nhật rót vốn vào mỏ Núi Pháo của Masan
Mitsubishi Materials đã chi 90 triệu USD mua gần 110 triệu cổ phần phổ thông MSR, trở thành nhà đầu tư ngoại rót vốn vào mỏ Núi Pháo.
Công ty con của Tập đoàn Masan - CTCP Masan High-Tech Materials (UPCoM: MSR) vừa công bố thông tin về việc Mitsubishi Materials Corporation (MMC) đã nắm 10% vốn của Công ty, đồng thời, hoàn tất thỏa thuận thiết lập liên minh chiến lược.
Cụ thể, MMC đã mua 109.915.542 cổ phần phổ thông phát hành mới theo phương thức chào bán riêng lẻ từ Masan High-Tech Materials Corporation với tổng giá trị tiền mặt là 90 triệu USD, trở thành cổ đông lớn thứ hai của MSR.
Đây được xem là sự hợp tác mang tính chiến lược khi hai bên đều có nền tảng vonfram chế biến cận sâu mạnh, dự báo cung cấp cho khách hàng các giải pháp vượt trội và linh hoạt nhờ chuỗi giá trị được tích hợp của hai bên.
Dây chuyền nhà máy của Masan High-Tech Materials tại Việt Nam.
Trước đó vào tháng 6/2020, MSR đã mua lại thành công mảng kinh doanh vonfram từ H.C.Starck (HCS) - doanh nghiệp vonfram cận sâu hàng đầu thế giới.
MSR đang sở hữu Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo (NPMC) - vận hành mỏ đa kim và nhà máy chế biến, Công ty TNHH Vonfram Masan (MTC) - vận hành nhà máy chế biến sâu hóa chất vonfram.
Mỏ Núi Pháo được vận hành với NPMC, nằm trên địa bàn ba xã Hùng Sơn, Hà Thượng và Tân Linh của huyện Đài Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Tại thời điểm năm 2014, trữ lượng đã được xác nhận của mỏ Núi Pháo là khoảng 66 triệu tấn, với vòng đời mỏ ước tính là 20 năm.
Việc Mitsubishi Materialsn trở thành nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào mỏ đa kim Núi Pháo do MSR quản lý và vận hành từ năm 2010, được đánh giá tiêu biểu trong ngành khai thác và chế biến khoáng sản Việt Nam được giới đầu tư khá bất ngờ.
Năm 2019, sản lượng vonfram được MSR khai thác gần 6.100 tấn trên năng suất thiết kế khoảng 11.000 tấn/năm.
Ngoài ra, sản lượng florit được khai thác trong năm 2019 khoảng 238.000 tấn, đồng 35.910 tấn; xi măng bismut 1.062 tấn.
Sara Việt Nam họp bất thường điều chỉnh phương án tăng vốn Doanh nghiệp vừa chia cổ tức tiền mặt và cổ phiếu tỷ lệ 60% với ngày chốt quyền 6/11. Sara Việt Nam chốt danh sách cổ đông họp bất thường điều chỉnh phương án tăng vốn lên 612 tỷ đồng. Sara Việt Nam (HNX: SRA) thông báo ngày 27/11 đăng ký cuối cùng chốt quyền tham dự họp ĐHĐCĐ bất thường năm 2020....