Tiếp vốn lãi xuất ưu đãi cho nông dân trồng măng tây, làm bún
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hội viên, nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội đã mạnh dạn đầu tư các mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt hiệu quả.
Khấm khá nhờ trồng măng tây xanh
Chúng tôi đến xã Yên Viên, huyện Gia Lâm đúng vào ngày giao dịch tại xã của Ngân hàng CSXH. Với nhiều người dân và nhất là các tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn (TKVV) ở xã Yên Viên thì dù trời nắng hay mưa, ngày 24 hàng tháng luôn trở thành ngày hội tín dụng chính sách. Người đến nộp lãi, người vay món vay mới, lại có người đến gửi tiết kiệm để ngân hàng có thêm vốn cho nhiều hộ gia đình khác được vay…
Điểm giao dịch Ngân hàng CSXH tại xã Yên Viên, Gia Lâm (Hà Nội). Ảnh: Thu Hà
Với thổ nhưỡng đất đai phù hợp với cây măng tây xanh và cho giá trị kinh tế cao nên xã Yên Viên đã thu hút khá nhiều hộ trồng loại cây này khi được Ngân hàng CSXH cho vay vốn. Bà Nguyễn Thị Hải Yến – Tổ trưởng Tổ TKVV thôn Kim Quan (xã Yên Viên) chia sẻ, tổ của bà có 29 hộ thì đa số đều trồng cây măng tây. Bản thân bà Yến cũng vay 20 triệu đồng vốn chương trình cho vay giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH để trồng 2 sào măng tây và chăn nuôi lợn mang lại hiệu quả cao. Theo bà Yến, ngoài trồng măng tây, các hộ còn trồng xen các loại rau như su hào, bắp cải… để cung cấp rau củ cho nội thành Hà Nội nên thu nhập cũng khá tốt.
Ở thôn Kim Quan có hộ ông Đinh Văn Hùng, bà Nguyễn Thị Xuân cùng vay 20 triệu đồng vốn giải quyết việc làm để trồng măng tây và chăn nuôi, cho thu nhập 4 – 5 triệu đồng/tháng. Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm không chỉ giúp nhiều hộ vay vốn trồng măng tây, mà ở xã Yên Viên còn có nhiều hộ vay vốn để sản xuất bún.
Chẳng hạn như hộ bà Đặng Thị Dư (thôn Yên Viên), đầu năm 2016 cũng đã vay 25 triệu đồng của Ngân hàng CSXH cộng thêm vốn tích cóp từ gia đình để mua chiếc máy làm bún 45 triệu đồng. Hiện nay, mỗi ngày gia đình sản xuất được khoảng 6 tạ bún, có mức thu nhập khá.
Video đang HOT
Xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả
Hiện nay, Hội ND huyện Gia Lâm phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện quản lý dư nợ ủy thác trên 126 tỷ đồng cho 2.887 hộ vay. Trong đó, các chương trình cho vay cho dư nợ lớn như: Chương trình cho vay giải quyết việc làm là hơn 36 tỷ đồng, nước sạch vệ sinh môi trường là 34 tỷ đồng, cho vay hộ thoát nghèo là hơn 52 tỷ đồng…
Trao đổi với PV, ông Chu Anh Tuấn – Chủ tịch Hội ND huyện Gia Lâm cho biết: “Xác định nhận ủy thác là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần tập trung chỉ đạo, ngay từ đầu các năm, Ban Thường vụ Hội ND huyện đã chủ động xây dựng kế hoạch, phát động phong trào thi đua của hội gắn với thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác với Ngân hàng CSXH. Ngoài ra, Huyện hội giao chỉ tiêu và chỉ đạo các Hội cơ sở tuyên truyền để các hội viên nắm được chương trình, chính sách vốn mới.
Đặc biệt, từ khi có Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với tín dụng chính sách xã hội, hoạt động ủy thác qua tổ chức hội ngày càng được nâng lên”.
Ông Chu Anh Tuấn cho biết: Nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần hỗ trợ hội viên, nông dân Gia Lâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Đến nay, Hội ND huyện Gia Lâm đã thành lập và duy trì 43 mô hình kinh tế tập thể với 149,3ha của 375 hộ tham gia, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại xa khu dân cư với 45 trang trại và 233 gia trại quy mô vừa và lớn. Nguồn vốn của Ngân hàng CSXH cũng giúp Hội hỗ trợ nông dân Gia Lâm xây dựng 18 mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, 125 tổ nhóm sản xuất PGS với tổng số 1.403 thành viên tham gia…
Xóm làng bình yên nhờ mô hình nông dân tự quản với tiếng mõ an ninh
Tham gia các mô hình tổ tự quản của Hội ND, hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã tích cực chung sức cùng tổ chức Hội ND, chính quyền và ngành chức năng địa phương làm tốt công tác giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ sự bình yên xóm làng.
Gần 2.000 mô hình tự quản
Trao đổi với PV, ông Vũ Văn Thẩm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam cho biết: Quảng Nam có 18 huyện, thị xã, thành phố; trong đó có 244 đơn vị hành chính cấp xã, với 1.240 thôn, khối phố. Các địa phương miền núi của tỉnh có địa hình đồi núi, sông suối phức tạp, mật độ dân cư nhiều nơi phân bố chưa đồng đều; nhiều dân tộc (Kinh, Cơ Tu, Co, Giẻ Triêng, Ca Dong...) cùng sinh sống.
Các địa phương đồng bằng mật độ dân số đông với nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh, buôn bán, nhiều khu, cụm công nghiệp. Một số địa phương của Quảng Nam giáp với các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum và TP.Đà Nẵng và giáp với biên giới Lào. Chính vì vậy, việc đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở nông thôn là một vấn đề cần quan tâm .
Những năm qua, hội viên nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tích cực tham gia mô hình "Tiếng mõ an ninh". Ảnh: N.P
"Xác định tầm quan trọng của mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư, Ban Thường vụ Hội ND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng mô hình tự quản của Hội một cách cụ thể, phù hợp, sát với từng chi hội ở khu dân cư.
Hiện nay, toàn tỉnh Quảng Nam đã thành lập được 1.959 mô hình tự quản của nông dân với 155.750 thành viên tham gia. Trong đó, qua khảo sát, đánh giá, có 1.931 mô hình hoạt động hiệu quả, 28 mô hình hoạt động chưa hiệu quả. Các mô hình tự quản mang lại hiệu quả thiết thực như: Mô hình "Trong nhà có mõ, ngoài ngõ có đèn và chi hội không ma túy" của các chi Hội ND thuộc Hội ND huyện Tiên Phước; mô hình "Ánh sáng đường quê" của các chi hội ND thuộc Hội ND huyện Quế Sơn, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nông Sơn...; mô hình "Tiếng mõ an ninh", "Khu dân cư đảm bảo trật tự an toàn giao thông"..."- Chủ tịch Hội ND tỉnh Quảng Nam thông tin.
Cùng với xây dựng các mô hình tự quản nông dân, những năm qua Hội ND các cấp đã phối hợp với các lực lượng quân sự, bộ đội biên phòng, công an tổ chức hơn 2.500 buổi tuyên truyền về Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân quân tự vệ. Đồng thời vận động nông dân các dân tộc vùng biên giới, biển đảo đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới Tổ quốc.
Đáng chú ý, các cấp Hội ND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng lực lượng nòng cốt được 3.500 cán bộ, hội viên nông dân nhằm phát hiện, cung cấp tố giác các loại tội phạm gây ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh trật tự ở nông thôn. Hội cũng tham gia hoà giải cho hơn 1.872 trường hợp bất đồng, mâu thuẫn và phối hợp với các cấp chính quyền giải quyết 1.085 đơn, thư khiếu nại, tố cáo của nông dân, chủ yếu về tranh chấp đất đai và giải tỏa đền bù, vệ sinh môi trường.
Đặc biệt, các cấp Hội ND tỉnh Quảng Nam đã vận động thành lập được 158 tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển với 1.040 tầu, 8.063 lao động tham gia. Qua đó, phát huy được sức mạnh cộng đồng hỗ trợ nhau trong đánh bắt, tìm kiếm ngư trường, thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như giúp nhau khi có sự cố trên biển và cùng tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chung tay giữ bình yên thôn xóm
Xuất phát từ thực trạng nạn trộm cướp, gây rối trật tự... xuất hiện nhiều tại khu vực nông thôn, Hội ND huyện Thăng Bình đã xây dựng mô hình "Tiếng mõ an ninh" để giữ bình yên xóm làng, phòng chống nạn trộm cắp, ma túy. Mô hình "Tiếng mõ an ninh" ở xã Bình An là 1 trong những mô hình nông dân tự quản hoạt động hiệu quả trên địa bàn huyện Thăng Bình.
Ông Ngô Đình Kỳ - Chi hội trưởng Hội ND thôn An Thành 3 cho biết: "Chi hội ND chúng tôi lập nên tiếng mõ an ninh và đội dân phòng nông dân tự quản. Lực lượng chủ yếu là nông dân, mõ thì đơn giản chỉ là ống tre có sẵn, sau thời gian phát động, 100% hộ dân đều hưởng ứng. Khi phát hiện trộm cắp hay đánh nhau, chỉ cần nghe tiếng mõ người dân trong làng lập tức tỏa ra bao vây bắt trộm hay ngăn chặn đánh nhau".
Hiện tại 7/7 thôn của xã đã thực hiện mô hình tiếng mõ an ninh, nhờ vậy mà an ninh trật tự tại địa phương được đảm bảo".
Tương tự xã Bình An, xã Phú Thọ (huyện Quế Sơn) là xã giáp ranh với một số địa phương của huyện Thăng Bình nên thời gian qua, tình hình an ninh trật tự có lúc diễn biến phức tạp. Bà Đinh Thị Phúc - Chủ tịch Hội ND xã Phú Thọ cho biết, để góp phần giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, từ năm 2013 đến nay Hội ND xã phối hợp với Ban công an xã triển khai thực hiện khá nhiều phần việc.
Theo bà Phúc, cùng với việc tổ chức tuyên truyền đến hội viên nông dân các chương trình về phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm nhằm nâng cao hiểu biết trong việc phát hiện, đấu tranh phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, 5 năm qua 2 đơn vị cũng đã trợ giúp pháp lý cho 1.255 lượt hội viên nông dân. Đồng thời xây dựng và nhân rộng các mô hình nông dân tự quản, giữ gìn an ninh trật tự ở nông thôn. Trong đó, đáng kể là xây dựng được 2 cổng an ninh trật tự, 1 tuyến đường tự quản về an toàn giao thông, lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng trên 10 tuyến đường và thành lập 25 tổ tự quản, 3 tổ dân phòng, 7 tổ hòa giải ở thôn, xóm...
Tiếp vốn cho hơn 1.300 hộ mới thoát nghèo Chương trình tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) cho vay hộ mới thoát nghèo theo Quyết định 28/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã và đang có hiệu quả tích cực trên địa bàn huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình). Nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo bền vững với các mô hình sản xuất hiệu quả,...