Tiếp viên Vietnam Airlines nhiễm Covid-19: Hành khách phải đeo khẩu trang, găng tay
Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đang lan rộng tại Việt Nam và các nước Châu âu, Vietnam Airlines sẽ tạm dừng vận chuyển hành khách từ Châu Âu về Việt Nam để phòng chống dịch Covid-19.
Trao đổi với PV Dân Việt, đại diện Vietnam Airlines cho biết, sau khi rà soát, tổng hợp các yêu cầu, nguyện vọng và trên cơ sở làm việc các cơ quan chức năng, bắt đầu từ ngày 15/3/2020, Vietnam Airlines sẽ vận chuyển hành khách đảm bảo đầy đủ điều kiện xuất, nhập cảnh và sức khoẻ trở về Việt Nam trên các chuyến bay của hãng khởi hành từ London (Anh), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức).
Hành khách phải đeo khẩu trang, găng tay trên chuyến bay Vietnam Airlines.
Theo đó, các hành khách lưu ý, hãng sẽ tiến hành phỏng vấn và đo thân nhiệt bắt buộc để đảm bảo hành khách đủ điều kiện sức khỏe thực hiện chuyến bay về Việt Nam. Hành khách sẽ phải đeo khẩu trang, găng tay trong toàn bộ hành trình trên chuyến bay.
Bên cạnh đó, hành khách cũng sẽ được chăm sóc, theo dõi sức khỏe liên tục trên chuyến bay và tiến hành cách ly theo đúng quy định sau khi hạ cánh để phòng dịch Covid-19.
Đối với toàn bộ phi hành đoàn sẽ được trang bị đồ bảo hộ y tế đặc chủng. Để hạn chế khả năng lây nhiễm, các dịch vụ trên chuyến bay chỉ được phục vụ tối thiểu với nước uống, đồ ăn khô. Các chuyến bay này sẽ được hạ cánh ở sân bay thích hợp tại Việt Nam sau khi hãng làm việc với các cơ quan chức năng.
Video đang HOT
Trước đó, theo kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương 2, một tiếp viên của Vietnam Airlines đã được kiểm tra và xét nghiệm lần 1 dương tính với dịch Covid-19 vào ngày 12/3.
Tiếp viên này đã phục vụ chuyến bay VN54 từ London đến Hà Nội và hạ cánh sáng ngày 9/3 và tiếp viên này đã xin nghỉ phép ngay sau khi trở về Hà Nội vào sáng ngày 9/3.
Đến tối muộn ngày 10/3, tiếp viên này có triệu chứng như ho ít, thân nhiệt cao nên lập tức thông báo với Đoàn tiếp viên, đồng thời gọi điện đến đường dây nóng phòng chống dịch Covid-19 của Sở Y tế Hà Nội để nhận hướng dẫn.
Tiếp đó tới sáng ngày 11/3, nữ tiếp viên này đã chủ động đến bệnh viện xét nghiệm và thực hiện cách ly với sự theo dõi, phối hợp chặt chẽ của Đoàn tiếp viên Vietnam Airlines.
Sau khi kết quả xét nghiệm được công bố vào ngày 12/3, Vietnam Airlines đã lập tức khoanh vùng và báo cáo với nhà chức trách danh sách các phi công, tiếp viên, nhân viên và hành khách liên quan để có phương án xử lý kịp thời.
Theo danviet.vn
'Nếu không chặn kịp thời, sẽ có phức tạp như bệnh nhân 34'
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định quyết tâm ngăn chặn Covid-19 xâm nhập, bởi nếu không chặn kịp thời, bệnh sẽ lan rộng khiến y tế khó đáp ứng.
Về chiến lược phòng chống, Việt Nam kiên trì, kiên định những chiến lược đã đề ra, nhưng có những thay đổi để phù hợp hơn với tình hình dịch, ông nói trong một hội nghị y tế sáng 15/3. Điểm mạnh của Việt Nam là xác định được bệnh nhân số 0, từ đó, ngành y tế kiểm soát được vùng có dịch, ngăn chặn lây lan.
"Đặc biệt, quyết tâm ngăn chặn ca xâm nhập. Nếu tiếp tục để những ca bên ngoài vào lây lan trong cộng đồng thì khả năng đáp ứng của chung ta hết sức khó khăn", thứ trưởng nhấn mạnh.
Việc thực hiện cách ly y tế với những hành khách ở các nước có dịch đã được kiểm soát tốt. Người về từ hoặc đi qua khu vực Schegen sẽ phải cách ly tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm.
"Hôm qua, có những chuyến bay nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ có các trường hợp phức tạp như bệnh nhân 34", ông Long cho biết.
Thành công nhất của Việt Nam là cách ly, như WHO hôm qua đưa ra đánh giá. Phương pháp cách ly của Việt Nam có nhiều điểm khác các nước. Chẳng hạn một số nước cách ly tại nhà và chri áp dụng với đối tượng tiếp xúc gần (F1), nhưng Việt Nam cho cách ly tại các cơ sở tập trung, đó là điểm rất khác, ông phân tích.
"Nếu những trường hợp F1 này cách ly rồi thì khả năng lây nhiễm ra cộng đồng rất thấp. Thực tế có nhiều ca cách ly tập trung rồi mới phát hiện dương tính", ông Long nói.
Ngành Y tế tới đây sẽ có điều chỉnh trong việc cách ly, mức độ khoanh vùng sẽ nhỏ hơn, vậy mới vừa đảm bảo đời sống cho người dân vừa phòng chống được dịch bệnh. "Có vất vả nhưng chúng ta phải làm", thứ trưởng Long nói.
Về điều trị, Việt Nam vẫn tiếp tục phân tuyến để điều trị các bệnh nhân Covid-19, kể cả tuyến xã sẽ theo dõi những ca có triệu chứng lâm sàng rất nhẹ. "Quan điểm của chúng ta là không tập trung mà phân tán tất cả các tuyến, ca nặng điều trị tuyến trên", ông Long nói. Phác đồ luôn luôn thay đổi phù hợp tiến bộ thế giới và kinh nghiệm các nước.
Công suất xét nghiệm nCoV cũng được đẩy nhanh hơn, tất cả đơn vị xét nghiệm được yêu cầu trả kết quả trong 24h. Tới đây thời gian sẽ phải rút ngắn hơn.
Một thay đổi lớn trong chiến lược chống dịch lần này là ứng dụng khoa học công nghệ. Các ngành đã tận dụng triệt để công nghệ thông tin trong truy xuất nguồn gốc, quản lý các trường hợp tiếp xúc với trường hợp F0.
"Trước đây, với chuyến bay VN54. chúng ta mất 4 ngày mới kiểm soát được tất cả hành khách trên chuyến bay. Nhưng đến chuyến bay sau mất 2 ngày, nay mất nửa ngày, sắp tới phấn đấu rút ngắn thời gian dưới 30 phút", ông cho biết.
Tính đến sáng 15/3, Việt Nam ghi nhận 53 bệnh nhân, trong đó 16 người khỏi và ra viện; 37 bệnh nhân đang điều trị. 3.584 ca nghi nhiễm đã được loại trừ. Tổng số người tiếp xúc gần bệnh nhân và nhập cảnh từ vùng dịch đang được cách ly là 35.221.
Lê Nga (vnexpress.net)
Cách ly tập trung tất cả hành khách đến từ châu Âu Sau thông báo ngừng đón khách đến từ Anh, Pháp, Đức, Vietnam Airlines tiếp tục duy trì các đường bay này với điều kiện khách phải chấp nhận cách ly khi xuống sân bay ở Việt Nam. Trao đổi với Zing.vn tối 14/3, bác sĩ Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội), cho...