Tiếp viên Vietnam Airlines bị nghi tiếp tay hàng ăn cắp ở Nhật
Báo Nhật đưa tin một nữ tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines bị tình nghi buôn lậu hàng mỹ phẩm, quần áo từ một đường dây ăn cắp tại các siêu thị Nhật.
Tờ Sankei Shimbun của Nhật ngày 27/2 đưa tin, một thành viên phi hành đoàn của Vietnam Airlines bị tình nghi mua lại mỹ phẩm từ một nhóm trộm cắp tại Nhật Bản và có thể đang tìm cách buôn lậu ra khỏi nước Nhật.
Cơ quan cảnh sát cho biết vụ việc được phát hiện vào ngày 26/2 khi cảnh sát mở rộng điều tra qua các cuộc thẩm vấn những kẻ ăn cắp.
Tháng 12 năm ngoái, một nhóm 4 thanh niên Việt Nam khoảng 20 tuổi đã bị phát hiện ăn cắp hàng trong các siêu thị quần áo và mỹ phẩm tại Tokyo. Cảnh sát phát hiện ra rằng phần lớn hàng hóa ăn cắp của nhóm này được chuyển đến nhà của một phụ nữ Việt khoảng 30 tuổi.
Một siêu thị ở quận Saitama, phía bắc Tokyo phải treo biển bằng tiếng Việt cảnh báo rằng camera đang hoạt động và nếu ai ăn cắp sẽ bị cảnh sát bắt. Ảnh minh họa.
Hàng ăn cắp gồm những sản phẩm của các thương hiệu nổi tiếng như mỹ phẩm Shiseido, quần áo hiệu Uniqlo. Hàng được chuyển qua đường bưu điện đến một khách sạn gần sân bay Narita nơi các thành viên đoàn bay ở. Sau đó, người chuyển hàng nhận tiền qua chuyển khoản ngân hàng. Khi cảnh sát phát hiện, hàng ăn cắp vẫn còn nguyên nhãn của siêu thị nơi bày bán sản phẩm.
Trong bài báo này, Sankei Shimbun nhắc lại sự việc một cơ phó của Vietnam Airlines từng bị trục xuất về nước cũng vì liên quan đến đường dây vận chuyển hàng ăn cắp từ Nhật về Việt Nam hồi 2009.
Do nhu cầu cao các sản phẩm mang thương hiệu Nhật ở Việt Nam, việc buôn lậu mặt hàng này hiện nay khá phổ biến. Việc bán hàng lậu đem lại mức lời cao hơn do không phải chịu thuế.
Tại thủ đô Hà Nội của Việt Nam, tờ Sankei Shimbun viết, giá một số loại mỹ phẩm Nhật còn rẻ hơn giá tại Nhật Bản, nhất là tại một khu vực quanh trụ sở chính của hãng hàng không Vietnam Airlines. Nhiều sản phẩm còn nguyên nhãn giá của các cửa hàng bên Nhật.
Theo cơ quan cảnh sát quốc gia của Nhật, số người Việt bị bắt vì ăn cắp đồ siêu thị ngày càng tăng cao, chiếm tới 40% những vụ người nước ngoài ăn cắp tại đây. Riêng trong tháng một đầu năm nay, quận Fukuoka đã bắt 5 nhóm trộm cắp người Việt. Cảnh sát nhấn mạnh việc khẩn cấp cần làm hiện nay là nhổ tận gốc loại hình buôn bán này.
Video đang HOT
Trao đổi với VnExpress, đại diện Vietnam Airlines cho biết đã nắm được sơ bộ vụ việc này qua báo chí. Danh tính người bị tình nghi và chi tiết vụ việc đang được khẩn trương tìm hiểu. “Quan điểm của hãng từ trước đến nay vẫn là xử lý đúng người đúng hành vi. Tùy mức độ vi phạm, tiếp viên có thể bị cảnh cáo đến đuổi việc”, đại diện của Vietnam Airlines nói.
Theo VNE
Nhật sẽ xây dựng căn cứ quân sự đảo nổi, thay đổi chiến lược hải quân?
Nhật Bản có thể dùng công nghệ này xây dựng sân bay di động trên biển, tiếp tục làm thay đổi triệt để cục diện chiến lược hải quân thế giới.
Căn cứ quân sự kiểu đảo nổi (tưởng tượng)
Tờ "Sankei Shimbun" Nhật Bản ngày 14 tháng 1 cho biết, trước đây, cựu Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi trong một cuộc họp báo từng đề xuất, cần cần lấy đảo nổi nhân tạo siêu lớn trên biển làm căn cứ quân sự di động.
Theo bài báo, Nhật Bản hiện đã tiến hành nghiên cứu và kiểm tra thử nghiệm đảo nổi nhân tạo siêu lớn, công nghệ này có khả năng làm thay đổi chiến lược quân sự của Nhật Bản.
Bài báo dẫn lời ông Junichiro Koizumi cho biết: "Xuất phát từ việc giảm gánh nặng cho căn cứ Okinawa và quan điểm bảo đảm an ninh, trong tương lai cần tiến hành nghiên cứu nghiêm túc đối với việc thiết lập đảo nổi nhân tạo siêu lớn.
Bởi vì, lãnh thổ Nhật Bản đã không có đất có thể làm nơi mới cho máy bay chiến đấu Mỹ tiến hành huấn luyện cất hạ cánh". Đảo nổi nhân tạo siêu lớn là chỉ công nghệ ghép nối nhiều hộp sắt lớn kết cấu như thân tàu và nổi trên biển, bề ngoài giống như đất bằng, thường dùng cho đóng tàu.
Đảo nổi nhân tạo do không cần chôn lấp bờ biển, vì vậy sẽ không phá hoại môi trường. Đảo nổi nhân tạo có thể sử dụng làm sân bay trên biển, căn cứ hậu cần và công viên chủ đề.
Theo bài viết, đảo nổi nhân tạo lớp 1.000 m chế tạo ở vùng biển thành phố Yokosuka, tỉnh Kanagawa vào năm 2000 được sử dụng thực tế để tiến hành thử nghiệm cất hạ cánh máy bay; sau này, một bộ phận khí tài thử nghiệm đã bán cho chính quyền địa phương, được dùng cho mục đích như công viên trên biển.
Trong khi đó, cảng Shimizu thành phố Shizuoka đem bán "công viên nhân tạo" cho công ty điện lực Tokyo sử dụng để xử lý nước ô nhiễm do bị phóng xạ hạt nhân từ sự cố hạt nhân Fukushima.
Vào thập niên 1980, Mỹ từng nghiên cứu phương án căn cứ đảo nổi, nhưng đã bị từ bỏ do tính thực dụng kém.
Đảo nổi nhân tạo siêu lớn có thể thông qua tàu kéo hoặc thiết bị đẩy trang bị cho nó để di chuyển trên biển. Quân đội Mỹ là người tiên phong ứng dụng công nghệ này trong chiến đấu thực tế.
Quân đội Mỹ triển khai trên toàn cầu, có khi cũng sẽ gặp phải hạn chế các loại hành động, phong trào đòi trả Okinawa của người dân Okinawa chính là một ví dụ điển hình.
Trong chiến tranh Iraq, để ngăn chặn quân Mỹ tấn công Iraq, đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ không cho phép quân Mỹ đồn trú. Trong tình hình đó, nội bộ quân Mỹ bắt đầu thảo luận ý tưởng "căn cứ trên biển".
Dựa trên tư tưởng này, quân Mỹ có thể trong vòng 10 ngày xây dựng một căn cứ tác chiến quy mô lớn ở vùng biển cách bờ biển lân cận mục tiêu tấn công khoảng 40-160 km, như vậy quân Mỹ có thể tự do hành động trên biển mà không cần phải xin phép chính phủ nước khác.
Tiểu ban nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2003 đã tổng kết kết quả nghiên cứu lấy "căn cứ trên biển" làm nội dung chính của khả năng tác chiến tích hợp quân Mỹ trong tương lai, trong đó có ý tưởng căn cứ di động trên biển.
Đồng thời, nội bộ Mỹ cũng đã đề ra phương án sử dụng công nghệ giếng khoan trên biển để xây dựng đường băng máy bay trên biển, sẵn sàng dùng để cất hạ cánh máy bay vận tải cỡ lớn và máy bay cánh xoay Osprey.
Đảo nổi nhân tạo mang tính thử nghiệm của Nhật Bản
Nhưng, đảo nổi nhân tạo cũng tồn tại những khuyết điểm như tốc độ di chuyển chậm, kinh phí chế tạo và sửa chữa đắt đỏ, dễ bị tấn công. Theo bài báo, hiện nay, các doanh nghiệp Nhật Bản, đại diện chính là những doanh nghiệp cơ khí hạng nặng và đóng tàu như Công nghiệp nặng Mitsubishi đang thúc đẩy kế hoạch chế tạo đảo nổi nhân tạo siêu lớn dùng cho trạm trung chuyển đất liền và giếng khoan đáy biển ở bờ biển duyên hải Brazil, nghe nói, vấn đề về công nghệ đang từng bước giải quyết.
Bài báo bình luận, Nhật Bản từng thông qua thành lập lực lượng cơ động tàu sân bay đã làm thay đổi cục diện chiến lược hải quân thế giới.
Một khi dùng đảo nổi nhân tạo tích hợp công nghệ đóng tàu và luyện thép của Nhật Bản làm căn cứ quân sự trên biển di động, có thể sắp đến ngày tiếp tục làm thay đổi triệt để cục diện chiến lược hải quân thế giới.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lưu Giang Bình cho rằng, đảo nổi nhân tạo trên biển là chỉ không tận dụng điều kiện địa lý tự nhiên, mà tận dụng các công trình trên biển nhân tạo, đây là một loại công trình biển rất có triển vọng phát triển.
Công nghệ này có sự khác biệt rất lớn so với tàu sân bay. Tàu sân bay là một phương tiện di động trên biển tốc độ cao, trong khi đó đảo nổi nhân tạo thường cố định, mặc dù có thể di động thì tốc độ cũng rất chậm, có thể thông qua động lực của bản thân hoặc tác động từ bên ngoài để tiến hành di chuyển vài hải lý hoặc vài chục hải lý.
Do nó có diện tích rất lớn, cho nên hoàn toàn có thể trở thành một căn cứ hàng không đảo nổi khổng lồ, bên trên xây dựng đường băng dài như sân bay ở đất liền, máy bay đất liền không cần tiến hành cải tạo vẫn có thể tiến hành cất hạ cánh.
Ngoài chức năng này, nó còn có thể phát triển thành trung tâm hậu cần trên biển và trung tâm trung chuyển vật tư trên biển-trên không, thậm chí có thể sử dụng như một trung tâm chỉ huy thời chiến và căn cứ bảo đảm hậu cần.
Trước đó từng có bài báo cho rằng, Nhật Bản có thể sẽ xây dựng căn cứ mới ở đất hoang Futenma, đã có công nghệ này thì hoàn toàn có thể không cần đến đất nữa, trực tiếp dùng một căn cứ đảo nổi nhân tạo cố định là có thể thực hiện cất hạ cánh máy bay chiến đấu như F-22 Raptor của quân đồn trú Mỹ tại Nhật Bản.
Lưu Giang Bình cho rằng, hiện nay công nghệ loại công trình biển mang tính tổng hợp này đã tương đối hoàn thiện, kể cả về động lực và thiết bị phần cứng, nhưng vấn đề quan trọng là làm thế nào để đạt sự cân bằng giữa chức năng và chi phí chế tạo. Một vấn đề nữa là, luật pháp có liên quan như luật quốc tế quy định việc ứng dụng công nghệ này ở nước ngoài như thế nào.
Vào năm 1942-1943, Anh nhiệt tình với phương án "tàu sân bay núi băng", nhưng không thành công do băng tan nhanh
Lưu Giang Bình cho rằng, "đối với động thái mới căn cứ trên biển này của Nhật Bản, Trung Quốc cần khẩn trương nghiên cứu trên phương diện này, đối với Trung Quốc - nước không có căn cứ ở nước ngoài, công nghệ này sẽ có lợi rất lớn ở những vùng biển quan trọng trong tương lai".
Theo Giáo Dục
Trung Quốc lo Mỹ biến Okinawa thành căn cứ không quân siêu mạnh Trang mạng Đông Phương vừa đăng tải bài viết trên tờ "Sankei Shimbun" của Nhật Bản cho biết, Okinawa là điểm trú quân của hàng loạt các máy bay hiện đại của Mỹ như P-3C, P-8A và sau này là cả F-35. Tờ "Sankei Shimbun" cho biết, 2 chiếc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-8A Poseidon của Mỹ đã đến căn cứ...