Tiếp viên Việt lần đầu ăn ngủ đúng giờ vì Covid-19
Lần đầu tiên trong 17 năm theo nghiệp tiếp viên hàng không, chị Hà Diệp được ăn ngủ đúng giờ, không còn cảnh thức khuya dậy sớm như khi bay.
Ăn sáng ở Hà Nội, tối check-in TP HCM, và hôm sau đón bình minh nơi tuyết trắng châu Âu… là ngày bình thường của một tiếp viên. Tuy nhiên, cuộc sống của hàng loạt tiếp viên đã thay đổi 180 độ từ khi Covid-19 bùng phát, lệnh cách ly xã hội buộc họ “chôn chân” ở nhà 24/7.
Hà Diệp, hiện sống tại TP HCM, trung bình bay 80 giờ một tháng với những chặng châu Âu, Nhật và quốc nội. Dịch bệnh ập đến và diễn biến quá nhanh, đột ngột xáo trộn mọi thứ trong cuộc sống của chị.
Là tiếp viên chủ yếu đảm nhận các chặng quốc tế nên chị Diệp gần như không còn lịch bay từ sau 10/3. Lác đác vài lịch được xếp là những chuyến “ giải cứu Việt kiều” trong tâm trạng buồn vui lẫn lộn. “Vui vì được gọi đi làm, buồn vì vài người thân chê trách không sợ nguy hiểm, rủi ro nếu mang bệnh về cho con mình”, chị tâm sự.
Đến cuối tháng 3, hãng bắt đầu thực hiện chính sách cắt giảm đến 90% nhân sự của bộ phận tiếp viên. “Rất nhiều lần chúng tôi nhận thư của lãnh đạo chia sẻ, đây là thời kỳ khó khăn nhất trong 25 năm qua kể từ 1995, kêu gọi sự đồng lòng và cố gắng cùng công ty vượt qua khủng hoảng. Hiện chỉ 200 tiếp viên có việc làm trong tổng số 3.200 tiếp viên của hãng. Chúng tôi đồng lòng chia sẻ khó khăn với công ty bằng cách chỉ nhận 50% lương cố định, lương giờ bay”, chị Diệp cho hay.
Như nhiều đồng nghiệp xin nghỉ không lương nhưng luôn sẵn sàng bay nếu được điều động, chị Diệp cũng viết đơn xin nghỉ không lương hai tháng. Vốn là người có 17 năm kinh nghiệm, lần đầu tiên trong đời từ khi theo nghiệp tiếp viên, chị Diệp được ăn ngủ đúng giờ “như một công chức”. Bởi ngày đi làm, những chuyến bay bất kể giờ giấc buộc chị phải dậy từ 3h sáng, hoặc thức xuyên đêm đến 3h chiều hôm sau.
“Lần đầu tiên tôi được sống chậm mà không lo sợ mình tụt hậu so với cộng đồng, vì ai cũng sống chậm như mình. Tôi đã dành thời gian làm tất cả những việc mà xưa kia tôi mơ ước có khi rảnh rang để làm. Tự trang trí lại nhà cửa, chơi trò may vá với con gái, xem phim cùng con trai, và đọc lại những quyển sách đã phủ bụi”, chị tâm sự.
Tiếp viên Vietnam Airlines này cho rằng bản thân may mắn khi không bay đúng chuyến nào yêu cầu cách ly tập trung bắt buộc: “Nhưng bạn bè tôi, hàng trăm người đã vui vẻ khăn gói vào khu cách ly 14 ngày, sau những chuyến bay có F0. Họ vẫn luôn lạc quan và cập nhật tình hình với đồng nghiệp, gia đình”.
Chị tin bất cứ tiếp viên nào cũng đang nhớ nghề như mình. “Chúng tôi nhớ máy bay, với chúng tôi, máy bay như ngôi nhà chính của mình, và hành khách như khách quý tới nhà chơi. Nhớ lắm, mùi máy bay, cảm giác rộn ràng gặp nhau ở cơ quan, tổ mới về chào hỏi tổ sắp bay”, chị thổ lộ.
Chị Diệp thực hiện video hài hước về bệnh nghề nghiệp của tiếp viên hàng không ở nhà quá lâu vì Covid-19. Video: Hà Diệp.
Cũng như chị Diệp, Chu Hòa, tiếp viên của hãng bay Hàn Quốc T’way Air, đang đếm từng ngày để được trở lại “văn phòng” ở độ cao trên 9.100 m. Hầu hết những chặng bay trong lịch của Hòa đều là chuyến dài giữa Việt Nam – Hàn Quốc, hoặc Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc… với khoảng 60 – 80 giờ bay một tháng. Cô đều về Việt Nam một lần mỗi tuần.
“Hồi mới nghỉ chưa quen lắm, mình cũng thấy trống vắng và hơi cuồng chân vì trước giờ đi nhiều, ít khi ở nhà lâu như vậy”, Hòa nói. Cô còn đùa rằng “thà cứ đi bay, còn hơn ở nhà dài ngày lại bị giục lấy chồng”.
Nhưng Hòa luôn nhìn vào mặt tích cực trong thời gian nghỉ bay vì đại dịch. “Làm việc vất vả cả năm rồi đến lúc dành thời gian cho bản thân, để được nghỉ ngơi và chăm sóc cho mình nhiều hơn. Mình bắt đầu đọc sách ôn lại kiến thức an toàn bay, học nấu nướng những món mình thích, có chế độ ăn uống sinh hoạt ngủ nghỉ tốt hơn. Vì lịch bay thường là các chuyến đêm nên giờ ăn uống, ngủ nghỉ thất thường làm thay đổi chế độ sinh hoạt”, cô bày tỏ.
Chu Hòa (trái) làm tiếp viên cho hãng hàng không giá rẻ của Hàn Quốc được hai năm. Hơn hai tháng nay Hòa chưa gặp các đồng nghiệp thân thiết, do mọi người đều nghỉ về quê tránh dịch. Ảnh: NVCC.
Thực tế, dịp này Hòa không hề nghỉ xả hơi hoàn toàn, mà vẫn theo dõi email, cập nhật thông tin mới, làm bài kiểm tra về kiến thức an ninh, an toàn hàng không định kỳ, hoàn thành khóa tiếng Hàn trực tuyến miễn phí do công ty cung cấp… Bên cạnh đó, cô cố gắng duy trì công việc kinh doanh riêng và dành nhiều thời gian hơn để chia sẻ kinh nghiệm, tâm sự nghề với những bạn trẻ đam mê trở thành tiếp viên hàng không.
“Giờ nghỉ dịch không biết chừng nào mới được bay lại. Hết dịch mình bay hai, ba tour một tháng cũng không phàn nàn; chấp nhận lịch bay xấu. Miễn là được bay”, Hòa nói.
Bên cạnh mong muốn đại dịch sớm được kiểm soát để trở lại với bầu trời, Hòa hy vọng người dân không còn kỳ thị tiếp viên – những người mạo hiểm bay đến tâm dịch để đón khách về nước.
Trước đó, chuyến bay cuối cùng đưa khách về Hàn Quốc của cô trước khi tạm nghỉ vì Covid-19 là vào 20h ngày 26/2, thì lệnh cách ly toàn bộ hành khách từ Hàn Quốc về Việt Nam có hiệu lực lúc 21h cùng ngày. Cô lên đường mà lòng đầy hoang mang vì chuyến quay về vào 28/2.
Một đồng nghiệp gợi ý báo ốm, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, Hòa không đành lòng để hãng thiếu nhân sự mà dẫn đến hoãn, hủy chuyến bay, hay phải điều tiếp viên khác. Cô rất lo lắng cho mình và gia đình khi phải bay vào tâm dịch tại Hàn Quốc, rửa tay nhiều đến mức tay lột bong da vì dung dịch cồn.
“Trước khi lên máy bay, phi hành đoàn phải đợi y tế hàng không xịt khử trùng. Một anh đồng nghiệp của bộ phận mặt đất còn nói: ‘Các em đi bay này không khác gì ra trận đánh giặc nhỉ? Nguy hiểm quá!’. Mình chỉ biết đáp rằng, đó là nhiệm vụ”, Hòa nhớ lại.
Cô tin chỉ cần thực hiện những quy định của công ty, nhà nước đề ra để phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, găng tay khi phục vụ, rửa tay với nước diệt khuẩn thường xuyên… là có thể bảo vệ sức khỏe của chính mình và cộng đồng.
Phạm Huyền
Nhật ký 24h của cô vợ quyết "tung chiêu" biến cuộc hôn nhân cũ kĩ trở nên thú vị
Vậy là San lấy 1 cuốn sổ, vạch ra vài ý, đặt tên của chiến dịch là "Nhật ký 24h cải tạo chồng ì".
Trong thời gian giãn cách xã hội, San được làm việc online tại nhà, chồng cô thì vẫn lên cơ quan trực luân phiên nhưng thời gian ở nhà cũng nhiều hơn trước.
San thở dài thườn thượt mỗi lúc 2 vợ chồng ở cạnh nhau. Cuộc hôn nhân của cô bấy lâu vẫn vậy, không cãi vã, không nồng nàn gì nhưng bình yên đến nhạt nhẽo. Việc ai người ấy làm, tất cả như để xong trách nhiệm. Lúc bận rộn còn thế nữa là thời gian này rảnh rỗi hơn.
2 ngày đầu tiên trôi qua, nhịp sống vẫn đều đặn như thế, San thì tất bật cơm nước, con cái, chồng cứ chúi đầu vào điện thoại với máy tính. Vợ sai gì thì làm nấy, làm cũng chẳng mấy khi chất lượng nữa.
San lên mạng ngó nghiêng các diễn đàn, nhìn cả nhà người ta cùng nhau tráng bánh cuốn, trang trí lại nhà cửa mà cô thèm. San có đề nghị với chồng mà vừa mở lời anh đã gạt đi ngay. Đúng là người như chồng cô phải dùng cách mới ăn thua.
Vậy là San lấy 1 cuốn sổ, vạch ra vài ý, đặt tên của chiến dịch là "Nhật ký 24h cải tạo chồng ì".
Buổi sáng năng động
Chồng San có thói quen ngủ ngày cày đêm. Nhất là đợt nghỉ dịch này anh cứ xem phim chán chê đến 3, 4h sáng rồi hôm sau ngủ đến tận giờ ăn cơm trưa mới dậy. Tình trạng này cứ kéo dài không những ảnh hưởng đến sức khỏe của anh mà người làm vợ như San cũng mệt.
Vậy là tối hôm trước, San bí mật đặt báo thức 6h sáng rồi cất hẳn đồng hồ đi ở 1 vị trí anh không tìm ra nhưng âm thanh vẫn đủ réo rắt liên hồi. San ra sân tập thể dục ngóng kết quả. Quả đúng như dự đoán, chồng cô cáu phát điên lên nhưng buộc phải dậy. Cho tới lúc cô vào nhà, chiếc đồng đồ vẫn chưa được tắt chuông.
Anh có càu nhàu chút nhưng được vợ chuẩn bị bữa sáng cùng tách cafe thơm lừng nên lại cười tươi. San kéo tay chồng ra ngoài: "Em bảo, ra đây em cho xem cái này".
Chồng cô nhăn nhó đi ra thì thấy mấy giỏ hoa đã nở hết cả góc ban công, dưới nắng nhìn mới đẹp làm sao. Bỗng dưng anh thấy lòng khoan khoái lạ.
Quanh quẩn 1 lúc, anh lại thở dài nhìn đồng hồ thắc mắc: "Sao mãi mà mới 8h vậy nhỉ".
Anh chưa kịp ôm cái điện thoại thì San đã giao luôn 1 đống việc: nào là sửa cái này cho mẹ, lắp cái kia cho bố, làm cái này cho con.
Trong lúc anh làm việc có 2 đứa cứ léo nhéo cạnh bố, hỏi hết cái này đến cái kia. Anh có cáu gắt thì San lại nhắc: "Bố các con ngày xưa học giỏi sinh, lý, hóa lắm đấy. Anh giải thích từ từ cho các con hiểu". Thế là tiện 1 công đôi việc.
Buổi trưa vui vẻ
Được gần gũi bố nhiều hơn nên bọn trẻ con chẳng chịu ngủ trưa luôn, lại bày trò để chơi cùng bố. Có thế anh mới hiểu nỗi khổ của San khi 1 mình chăm sóc chúng. Cả nhà cùng quay chụp trên Tiktok, cười vui vang cả phòng ngủ. Vì cả buổi sáng hoạt động tích cực nên giờ ai cũng ngủ trưa đúng giờ, không bỏ giấc như trước.
San tranh thủ làm việc online 1 lúc. Thấy vợ không ngủ tự nhiên chồng San quan tâm cô hơn, lại gần hỏi han, nhân tiện cô cũng giả vờ không hiểu chỗ nọ, chỗ kia để được ông chồng IT hướng dẫn. Xong xuôi cô cũng không quên dành 1 lời khen ngợi chồng dù đó là việc khá đơn giản trong khả năng của anh.
Buổi chiều sáng tạo
3h chiều, San phải gọi 3 bố con dậy chứ không thì ôm nhau ngủ đến tối. Cô đưa ra 1 danh sách các món được sự đồng ý của 2 con từ trước để mỗi ngày trong dịp này cả nhà sẽ cùng làm.
Ban đầu chồng San lảng đi với lý do "anh ra ngoài cho thoáng" nhưng bị các con lôi lại.
San cho chồng xem mấy clip cùng hình ảnh trên mạng gia đình người ta quay lại rồi tham dự cuộc thi. 2 đứa con thì cứ trêu bố: "Chắc bố chỉ biết luộc trứng với nấu mỳ thôi mẹ ạ" vậy là chồng San quyết tâm trổ tài cho các con xem.
Cô đặt 1 chiếc máy quay nhỏ ở góc bếp, nói với 3 bố còn là: "Thể hiện hết mình đi, em làm kênh Youtube có khi lại kiếm được tiền đấy".
Cả nhà cùng nhau nặn các hình rồi làm đủ trò trước máy quay. San nghĩ đây sẽ là những video vô cùng khó quên và giá trị với gia đình cô sau này.
Bánh ra lò, 3 bố con lại cùng nhau mang sang cho ông bà, tranh thủ để anh "khoe thành tích" luôn.
Khoảng 5h chiều, San sẽ bơm 1 cái phao to để cạnh bồn tắm trong nhà vệ sinh để 3 bố con đùa nghịch dưới nước. Những món đồ chơi bằng nhựa là phụ kiện không thể thiếu trong giờ tắm vui vẻ này.
Buổi tối ấm áp
Gần hết 1 ngày năng động, có vẻ đã lâu chồng San không được thoải mái như vậy. Có lẽ chẳng phải người ta hời hợt hay vô tâm mà chưa có dịp, chưa có động lực để thay đổi thì người ta cứ ì mãi 1 chỗ trong lớp vỏ bọc an toàn.
Cả nhà ăn tối xong San sẽ dọn dẹp còn chồng cô dạy các con học bài.
Khoảng 9 rưỡi là chúng đi ngủ, lúc này sẽ là thời gian riêng tư của 2 vợ chồng San. Cô thủng thẳng bảo chồng: "Việc của anh đã phải ngồi máy tính nhiều rồi, tranh thủ ngày nghỉ mà nghỉ ngơi chứ cứ ôm điện thoại thì khác gì nhau. Anh mà thích chơi game em chơi cùng anh".
Vậy là San lấy ra bộ máy chơi game cầm tay từ hồi 2 vợ chồng còn bé đã thịnh hành trò này. Chồng khá ngạc nhiên nhưng rất hứng thú. Lúc thì 2 vợ chồng cùng 1 đội, lúc 2 vợ chồng lại đấu với nhau. Chơi 1 lúc chính chồng San còn khẳng định: "Công nhận lúc bọn mình 1 đội mạnh thật, cứ đánh lẻ là em toàn thua".
San tiện thể nịnh chồng: "Nên là vợ chồng minh sinh ra là dành cho nhau rồi, thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn".
Chồng San tủm tỉm ôm vợ vào lòng. Vậy là ngày hôm nay đối với 2 người họ rất vui vẻ, vui 1 cách tích cực. San vừa tạo không gian gia đình đoàn kết lại vừa để anh được thỏa mãn sở thích của mình, không cấm cản, chỉ là đổi sang 1 hình thức khác.
Nằm trong vòng tay chồng San thủ thỉ: "Em muốn ngày nào cũng ý nghĩa như hôm nay anh nhé. Thời gian cả gia đình được bên nhau đâu có nhiều, em không cần anh phải làm gì cho mẹ con em, chỉ cần cả nhà mình được vui vẻ, trân trọng những giây phút được bên nhau là em hạnh phúc rồi".
Anh mỉm cười đồng ý: "Từ nay anh sẽ không vô tâm với gia đình nữa, sẽ không để mất đi mới biết quý trọng, gia đình là nơi chỉ để yêu thương... em nhỉ!".
Chiến dịch Doanh trại Hạnh Phúc là chiến dịch do báo Afamily và nhãn hàng Dạ Hương thực hiện nhằm cổ vũ tinh thần Ở nhà chống dịch theo lời kêu gọi của Thủ tướng. Ở nhà là yêu nước, mỗi cá nhân là "một chiến sĩ", mỗi gia đình là một "pháo đài", cùng nhau đồng lòng chúng ta sẽ xây dựng thật nhiều " doanh trại hạnh phúc".
Thông qua chiến dịch, Afamily và nhãn hàng Dạ Hương mong muốn đồng hành cùng cộng đồng và các gia đình, lan tỏa nguồn cảm hứng tốt đẹp, tiếp thêm niềm tin để Việt Nam chiến thắng dịch bệnh.
Xem thêm thông tin về chiến dịch tại: https://bit.ly/3eidpPn
Ross
Hậu quả của việc tích trữ quá nhiều khoai và củ hành đến nỗi mọc thành cây nhưng thay vì vứt bỏ, cô gái làm thành tác phẩm nghệ thuật bày khắp nơi trong nhà Bắt nguồn từ bộ phim "She was pretty", chị em nhiều nơi đã hưởng ứng trào lưu trồng hành tây mặt cười hạnh phúc. Điều này vừa giúp cho không khí trong nhà được sạch sẽ hơn, bảo vệ sức khoẻ của gia đình mà còn kiêm luôn nhiệm vụ làm đẹp thêm nhà cửa nữa. Bắt nguồn từ bộ phim She Was...